để xe không có mùi khó chịu

K
Bình luận: 1Lượt xem: 1,672

kuBAN

Tài xế O-H
Những chiếc xe đã sử dụng lâu ngày lại ít được chú ý việc xử lý mùi xe chính là điều gây phiền toái rất nhiều cho người sử dụng. Mùi xe chính là một trong những nguyên nhân gây khó chịu nhất ngay khi ngồi lên xe, cảm giác đó có khi khiến bạn cảm thấy ngột ngạt...www.caronline.com.vn/userfiles/assets/081007_kn03.jpgXe có mùi gây khó chịu rất nhiều cho người sử dụng




Trước hết bạn hãy bắt tay vào việc làm sạch gầm xe. Lâu nay mọi người thường không để ý, đó là gầm xe rất dễ đóng két bùn đất ẩm ướt – nguyên nhân chính khiến xe nhanh bị mọt gỉ. Giải pháp đơn giản nhất là ngoài việc rửa xe mỗi khi xe bẩn, 3 – 4 tháng/lần bạn hãy rửa xe ở những nơi có cầu rửa và trả thêm tiền cho việc “xịt gầm”.



Tiếp đó, bạn hãy chú ý kiểm tra lốp xe. Áp suất lốp của xe thay đổi khá nhiều khi nhiệt độ ngoài trời thay đổi. Khi kiểm tra áp suất lốp nên tiến hành lúc xe chưa chạy nhiều, vì lốp nóng lên do chạy nhiều khiến áp suất lốp sai lệch so với thông số cho phép.



Áp suất lốp cao – “lốp căng”, giúp cảm nhận tay lái dễ dàng hơn và tiết kiệm nhiên liệu, nhưng lại khiến xe xóc, lái không chuẩn và lốp sẽ mòn ở ta-lông giữa. Ngược lại, lốp “non” sẽ giúp tay lái mềm hơn nhưng làm mòn ta-lông ở cả 2 mép lốp, đồng thời cũng tốn xăng hơn do xe phải “gánh” thêm ma sát lớn. Vì vậy hãy luôn tuân thủ áp suất lốp do nhà sản xuất đề ra để đạt hiệu quả cao nhất.



Ngoài ra bạn hãy nhớ đảo lốp sau mỗi lần xe chạy được 10.000 km – 15.000km. Đọc bản hướng dấn của xe để biết chính xác hơn. Một nguyên tắc dễ nhớ là cứ 2 lần thay dầu động cơ thì một lần đảo lốp.

Việc làm đơn giản này sẽ giúp lốp xe hạn chế bị mòn lốp và bền hơn


Bạn hãy chú ý đến việc thay dầu và lọc dầu theo đúng định kỳ. Tuy nhiên, với điều kiện giao thông đô thị Việt Nam (xe luôn hoạt động ở tốc độ chậm, số thấp, máy nóng), nên thay dầu mới mỗi khi xe chạy được 5000 đến 6000km. Lọc dầu cũng cần thay thường xuyên, lý tưởng là mỗi khi thay dầu, thay luôn lọc; thông thường, 2 lần thay dầu một lần thay lọc.



Lọc gió ngăn bụi bẩn vào buồng đốt động cơ, nhưng nếu lọc bẩn sẽ làm hao phí nhiên liệu và giảm khả năng vận hành. Thường xuyên thay hay làm sạch lọc gió sẽ giúp bạn tăng khả năng tiết kiệm nhiên liệu thêm 10%, đồng thời ngăn ngừa mùi khó chịu cho cho xe.
www.caronline.com.vn/userfiles/assets/081006_kns.jpg
 

kuBAN

Tài xế O-H
Tìm hiểu công nghệ MIVEC trên xe Misubishi Grandis

Đây là một trong những công nghệ đầu tiên trong các giải pháp nhằm nâng cao công suất và bảo vệ môi trường bằng cách tác động vào hệ thống nạp nhiên liệu, và công nghệ này hiện nay vẫn được ứng dụng. Trên thị trường ô tô Việt Nam hiện nay, hãng Mitsubishi ứng dụng công nghệ MIVEC trên xe GRANDIS/thegioioto.com.vn/Autos/Data/Images/News/05-7/4/4.JPGTrong công nghệ MIVEC sử dụng các biên dạng cam khác nhau để mở xupap nạp theo hai chế độ động cơ: tốc độ thấp và tốc độ cao, nó sẽ nâng cao hơn công suất lớn nhất và và tăng mô men xoắn trong trong các chế độ làm việc của động cơ. Khi động cơ ở số vòng quay thấp MIVEC sẽ chọn biên dạng cam nhỏ và cung cấp hỗn hợp cháy ổn định, ít khí xả. Khi bướm ga được mở rộng, tốc độ động cơ tăng lên, MIVEC sẽ cho phép tăng thời gian và hành trình mở của xupap nạp, vì vậy nó sẽ cung cấp cho động cơ công suất và mômen lớn hơn hẳn so với các động cơ không cử dụng công nghệ này.


Công suất và mô men của động cơ đạt được khi sử dụng MIVEC ở 2 chế độ

Điểm đặc biệt của công nghệ MIVEC là việc bố trí trên trục cam với 3 biên dạng cam có kích thước khác nhau. Biên dạng cam lớn nhất đặt ở giữa và hai biên dạng cam nhỏ và trung bình đặt ở hai bên (như hình 2), mặc dù có 3 biên dạng cam như vậy nhưng chỉ tạo ra 2 chế độ động cơ: Chế độ tốc độ thấp, sử dụng biên dạng cam nhỏ, trung bình và chế độ tốc độ cao sử dụng biên dạng cam to. Ở chế độ tốc độ thấp, các xupap nạp được dẫn động bởi hai biên dạng cam nhỏ và trung bình và sẽ được điều khiển độc lập bởi hai cò mổ riêng biệt, còn biên dạng cam to này được dẫn động trực tiếp cần chữ T, cần này sẽ điều khiển cả thời gian và khoảng mở của cả hai xupap nạp khi động cơ chạy ở chế độ tốc độ cao./thegioioto.com.vn/Autos/Data/Images/News/05-7/4/2.JPGKhi động cơ chạy ở chế độ tốc độ thấp, cần chữ T vẫn kết nối với biên dạng cam to, nhưng lúc này chỉ chuyển động tự do và không tiếp xúc với cò mổ của xupap nạp. Khi đó vấu cam nhỏ và trung bình được dẫn động từ trục cam sẽ điều khiển khoảng nâng và thời điểm mở thích hợp cho xupap nạp. Bên trong cò mổ có các piston được nén lại nhờ các lò xo, khi đó cần T chỉ chuyển động tự do và không điều khiển các cò mổ. Ngoài ra, việc sử dụng hai biên dạng cam khác nhau để mở xupap nạp khi ở chế độ tốc độ thấp giúp tạo ra sự xoáy lốc cho dòng khí nạp đi vào bên trong xilanh,làm quá trình cháy ổn định và giảm lượng khí thải.
Khi động cơ ở chế độ tốc độ cao: MIVEC sẽ điều khiển mở van dầu làm tăng áp suất dầu tới piston, khiến cho piston được nâng lên và tiếp xúc với cần chữ T, khi đó biên dạng cam lớn thông qua cần chữ T tác động vào cả hai cò mổ và điều khiển đóng mở xupap nạp. Nhờ biên dạng cam lớn hơn nên sẽ tăng thời gian và độ mở của xupap nạp, vì vậy sẽ làm tăng được công suất và mô men của động cơ.

Ở động cơ 4G69 của hãng Mitsubishi (lắp trên xe Grandis), khi tốc độ động cơ đạt khoảng 3600 vòng/phút thì hệ thống MIVEC sẽ điều khiển mở van dầu để động cơ hoạt động ở chế độ tốc độ cao, và khi tốc độ động cơ giảm xuống dưới 3600 vòng/phút van dầu sẽ đóng lại và động cơ lại hoạt động ở chế độ tốc độ thấp.

Hiện nay hãng Mitsubishi đã ứng dụng công nghệ MIVEC trên xe Grandis 2.4 và trên xe Colt với động cơ 1.3L và 1.5L. Với việc ứng dụng công nghệ này sẽ giúp giảm được đáng kể chi phí nhiên liệu và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Chủ đề bác đang quan tâm

Bên trên