minhthangdt
Tài xế O-H
Tọa lạc trên trung tâm cao nguyên, Đà Lạt là nơi thư giãn thật sự lý tưởng giành cho khách du lịch. Khu vực đồi núi nghỉ dưỡng của người Pháp thời xưa chỉ cách phía Bắc Sài Gòn chừng 300 Km. Đây là một nơi tuyệt vời giúp du khách thoát khỏi cái oi bức nóng nực của vùng đồng bằng Nam Bộ.
Nằm ở độ cao 1500 m so với mực nước biển, Đà Lạt có khí hậu ôn đới mát lạnh so với các vùng thấp. Ngoài những danh lam thắng cảnh xinh đẹp, du khách còn có thể tham quan Cung điện Mùa hè với những kiến trúc và thiết kế mang tính nghệ thuật từ thời vua Bảo Đại, vị vua cuối cùng của nước Việt Nam. Bên cạnh đó, Hồ Xuân Hương, và chợ trung tâm Đà Lạt luôn sôi động và náo nhiệt chờ đón du khách.
DI TÍCH – DANH THẮNG Ở ĐÀ LẠT
Nhà bảo tàng tổng hợp Lâm Đồng nằm trên ngọn đồi cao trong trung tâm thành phố Đà Lạt. Đến đây du khách sẽ được xem nhiều hiện vật truyền thống và lịch sử địa phương, đặc biệc là những hiện vật khảo cổ thể hiện truyền thống văn hóa lâu đời của vùng đất Lâm Đồng.
Dinh Bảo Đại được xây dựng từ năm 1933. Từ năm 1949, Đà Lạt là thủ phủ của Hoàng triều cương thổ, vua Bảo Đại sống với gia đình và làm việc tại đây. Hiện nay còn lưu giữ lại nguyên trạng 25 phòng và một số hiện vật của ông vua cuối cùng triều Nguyễn, hoàng hậu Nam Phương, các hoàng tử và công chúa. Vườn hoa trước biệt điện được chăm sóc công phu….Là một nơi thăm quan ấn tượng dành cho khách du lịch.
Chùa Linh Sơn cách trung tâm thành phố Đà Lạt 700m trên đường Nguyễn Văn Trỗi. Chùa được xây dựng vào năm 1936 trong khuôn viên rộng và còn là nơi đào tạo Phật học lớn của tỉnh Lâm Đồng. Chùa có tượng Phật Thích Ca bằng đồng cao 1m7, nặng 1.250kg và một chuông đồng 450kg.
Thiền viện Trúc Lâm là thiền viện lớn nhất Việt Nam, khánh thành năm 1994, là một trong những công trình xây dựng Phật giáo lớn nhất sau năm 1975. Chùa tọa lạc bên cạnh hồ Tuyền Lâm trên một khu đất rộng. Thiền viện Trúc Lâm hiện nay được nối với Trung tâm thành phố Đà Lạt (đồi Robin) bằng hệ thống cáp treo, chuyên chở khách đến Thiền viện và quay về. Hồ Tuyền Lâm năm 2005 được chính quyền tỉnh Lâm Đồng xây dựng thành một khu du lịch lớn.
Thung lũng Tình Yêu là một trong những thắng cảnh thơ mộng nhất tại Đà Lạt, cách trung tâm thành phố khoảng 6 km về hướng Đông Bắc. Ban đầu, người Pháp gọi nơi đây là Vallée d´Amour (Thung lũng tình yêu) sau nó được đổi tên thành Thung lũng Hòa Bình, và năm 1953 trở lại là Thung lũng Tình yêu.Thung lũng Tình Yêu đẹp và cuốn hút bởi lũng sâu và đồi thông. Du khách có thể men theo những lối mòn hoặc leo cả trăm bậc, đi qua những cổng hoa với màu sắc rực rỡ để lên đồi Vọng Cảnh. Từ đây, Thung lũng Tình Yêu hiện ra trong tầm mắt đẹp tựa một bức tranh sinh động.
Hồ Xuân Hương nằm ngay trung tâm thành phố Đà Lạt và bên cạnh Đồi Cù. Hồ thực chất là hồ nhân tạo được xây dựng vào năm 1919. Để tạo thành hồ, người ta đắp một cái đập chắn dòng suối chảy qua thung lũng, hồ có diện tích mặt nước rộng 25 ha. Xung quanh hồ nhiều kiến trúc độc đáo có giá trị nghệ thuật, thẩm mỹ cao được xây dựng như khách sạn Palace, thao trường Lâm Viên… Trước kia hồ có tên gọi Grand Lac (hồ lớn). Vào buổi sáng sớm sương mù hiện lên rất đẹp và thơ mộng. Hồ còn là một nơi lãng mạn dành cho các đôi uyên ương đi dạo mỗi tối…
Núi Langbiang – Xã Lát còn gọi là núi Lâm Viên, cao 2.163m, là nơi thích hợp cho các hoạt động thể thao leo núi, nhảy dù, đi bộ, nghiên cứu chim muông và các loại thảo mộc quý hiếm trong vùng. Dưới chân núi là bản dân tộc Lát, Chil (Cơ Ho) là những bản của đồng bào dân tộc Tây Nguyên còn giữ được nhiều tập tục sinh hoạt cổ truyền, cũng là một địa điểm tham quan hấp dẫn đối với du khách.(Tour Đà Lạt 4 Ngày 3 Đêm)
Thác Prenn mang một vẻ êm dịu, duyên dáng như một màn nước đổ nhè nhẹ từ độ cao 10 m xuống một hồ nước nhỏ, xung quanh đầy hoa lá và một đồi thông vi vu. Thác Prenn nằm ở chân đèo Prenn cách trung tâm Đà Lạt khoảng 10 km. Con đường xuống thác thật đẹp với những bậc đá ôm theo sườn đồi được bố trí một cách hợp lý; Du khách sẽ nhìn thấy một bức màn nước buông mình từ độ cao gần 10m xuống thung lũng nhỏ đã được chỉnh sửa thành vườn hoa mà từ đây có nhiều lối đẹp đưa chân lên các đồi thông thoáng đãng chung quanh.
Di tich – Danh thắng khác: Chùa Linh Phong (chùa Sư Nữ), Chùa Linh Quang: Chùa Thiên Vương Cổ Sát, Nhà thờ Đà Lạt, Ga Đà Lạt, Thác Cam Ly, Hồ Than Thở, Thác Datanla – hồ Tuyền Lâm, vườn hoa Đà Lạt, sân Golf Đà Lạt, Hồ Đankia – Suôi Vàng, Thác Gougah, Hồ Đa Nham – Đèo Ngoạn Mục, thác Pông-gua, thác Đambri.
Lễ hội Ăn Trâu (dân tộc Cơ Ho): được tổ chức linh đình sau khi thu hoạch mùa màng, chuẩn bị vào mùa rẫy mới. Trong nghi lễ có sử dụng nhiều nhạc cụ cổ truyền, già làng kể cho con cháu nghe nhiều sự tích, truyền thuyết huyền thoại, giảng giải thơ, ca dao về nòi giống quê hương.
Lễ cúng thần Bơ Mung (thần Đập nươc – dân tộc Chu Ru): là nghi lễ lớn nhất của người Chu Ru, tổ chức vào tháng 2 âm lịch. Nghi lễ này gắn liền với các nghi lễ nông nghiệp như cúng thần Đập Nước, thần Mương nước, thần Lúa,…
Tết Mạ, Cơ Ho – lễ cúng Cơm mới: trùng với tết Nguyên Đán của người Việt.Người dân làm lễ cầu mưa thuận gió hòa, ngăn thú rừng không phá nương rẫy, đồng thời cũng là để con cháu biết quý hạt thóc, hạt gạo.
Ngoài những phong cảnh thiên nhiên thơ mộng ở Đà Lạt, du khách còn thưởng thức những đặc sản của Đà Lạt gồm rượu vang và rượu cần ở Đà Lạt, trái cây Đà Lạt (các loại hồng tàu, hồng khía, hồng trứng; bơ, đào long, dâu tây, dâu tằm,…), các loại mứt, Trà Bảo Lộc, trà Atiso, các loại hoa (hoa anh đào, mimosa, phượng tím, hoa lan, cẩm tú cầu, dã quỳ), các loại rau củ quả (cải bắp, cải thảo, bó xôi, súp lơ, atisô, cần tây, đậu Hà Lan, cà rốt, khoai tây, su su, cải ngọt), tranh thêu XQ.
Nằm ở độ cao 1500 m so với mực nước biển, Đà Lạt có khí hậu ôn đới mát lạnh so với các vùng thấp. Ngoài những danh lam thắng cảnh xinh đẹp, du khách còn có thể tham quan Cung điện Mùa hè với những kiến trúc và thiết kế mang tính nghệ thuật từ thời vua Bảo Đại, vị vua cuối cùng của nước Việt Nam. Bên cạnh đó, Hồ Xuân Hương, và chợ trung tâm Đà Lạt luôn sôi động và náo nhiệt chờ đón du khách.
DI TÍCH – DANH THẮNG Ở ĐÀ LẠT
Nhà bảo tàng tổng hợp Lâm Đồng nằm trên ngọn đồi cao trong trung tâm thành phố Đà Lạt. Đến đây du khách sẽ được xem nhiều hiện vật truyền thống và lịch sử địa phương, đặc biệc là những hiện vật khảo cổ thể hiện truyền thống văn hóa lâu đời của vùng đất Lâm Đồng.
Dinh Bảo Đại được xây dựng từ năm 1933. Từ năm 1949, Đà Lạt là thủ phủ của Hoàng triều cương thổ, vua Bảo Đại sống với gia đình và làm việc tại đây. Hiện nay còn lưu giữ lại nguyên trạng 25 phòng và một số hiện vật của ông vua cuối cùng triều Nguyễn, hoàng hậu Nam Phương, các hoàng tử và công chúa. Vườn hoa trước biệt điện được chăm sóc công phu….Là một nơi thăm quan ấn tượng dành cho khách du lịch.
Chùa Linh Sơn cách trung tâm thành phố Đà Lạt 700m trên đường Nguyễn Văn Trỗi. Chùa được xây dựng vào năm 1936 trong khuôn viên rộng và còn là nơi đào tạo Phật học lớn của tỉnh Lâm Đồng. Chùa có tượng Phật Thích Ca bằng đồng cao 1m7, nặng 1.250kg và một chuông đồng 450kg.
Thiền viện Trúc Lâm là thiền viện lớn nhất Việt Nam, khánh thành năm 1994, là một trong những công trình xây dựng Phật giáo lớn nhất sau năm 1975. Chùa tọa lạc bên cạnh hồ Tuyền Lâm trên một khu đất rộng. Thiền viện Trúc Lâm hiện nay được nối với Trung tâm thành phố Đà Lạt (đồi Robin) bằng hệ thống cáp treo, chuyên chở khách đến Thiền viện và quay về. Hồ Tuyền Lâm năm 2005 được chính quyền tỉnh Lâm Đồng xây dựng thành một khu du lịch lớn.
Thung lũng Tình Yêu là một trong những thắng cảnh thơ mộng nhất tại Đà Lạt, cách trung tâm thành phố khoảng 6 km về hướng Đông Bắc. Ban đầu, người Pháp gọi nơi đây là Vallée d´Amour (Thung lũng tình yêu) sau nó được đổi tên thành Thung lũng Hòa Bình, và năm 1953 trở lại là Thung lũng Tình yêu.Thung lũng Tình Yêu đẹp và cuốn hút bởi lũng sâu và đồi thông. Du khách có thể men theo những lối mòn hoặc leo cả trăm bậc, đi qua những cổng hoa với màu sắc rực rỡ để lên đồi Vọng Cảnh. Từ đây, Thung lũng Tình Yêu hiện ra trong tầm mắt đẹp tựa một bức tranh sinh động.
Hồ Xuân Hương nằm ngay trung tâm thành phố Đà Lạt và bên cạnh Đồi Cù. Hồ thực chất là hồ nhân tạo được xây dựng vào năm 1919. Để tạo thành hồ, người ta đắp một cái đập chắn dòng suối chảy qua thung lũng, hồ có diện tích mặt nước rộng 25 ha. Xung quanh hồ nhiều kiến trúc độc đáo có giá trị nghệ thuật, thẩm mỹ cao được xây dựng như khách sạn Palace, thao trường Lâm Viên… Trước kia hồ có tên gọi Grand Lac (hồ lớn). Vào buổi sáng sớm sương mù hiện lên rất đẹp và thơ mộng. Hồ còn là một nơi lãng mạn dành cho các đôi uyên ương đi dạo mỗi tối…
Núi Langbiang – Xã Lát còn gọi là núi Lâm Viên, cao 2.163m, là nơi thích hợp cho các hoạt động thể thao leo núi, nhảy dù, đi bộ, nghiên cứu chim muông và các loại thảo mộc quý hiếm trong vùng. Dưới chân núi là bản dân tộc Lát, Chil (Cơ Ho) là những bản của đồng bào dân tộc Tây Nguyên còn giữ được nhiều tập tục sinh hoạt cổ truyền, cũng là một địa điểm tham quan hấp dẫn đối với du khách.(Tour Đà Lạt 4 Ngày 3 Đêm)
Thác Prenn mang một vẻ êm dịu, duyên dáng như một màn nước đổ nhè nhẹ từ độ cao 10 m xuống một hồ nước nhỏ, xung quanh đầy hoa lá và một đồi thông vi vu. Thác Prenn nằm ở chân đèo Prenn cách trung tâm Đà Lạt khoảng 10 km. Con đường xuống thác thật đẹp với những bậc đá ôm theo sườn đồi được bố trí một cách hợp lý; Du khách sẽ nhìn thấy một bức màn nước buông mình từ độ cao gần 10m xuống thung lũng nhỏ đã được chỉnh sửa thành vườn hoa mà từ đây có nhiều lối đẹp đưa chân lên các đồi thông thoáng đãng chung quanh.
Di tich – Danh thắng khác: Chùa Linh Phong (chùa Sư Nữ), Chùa Linh Quang: Chùa Thiên Vương Cổ Sát, Nhà thờ Đà Lạt, Ga Đà Lạt, Thác Cam Ly, Hồ Than Thở, Thác Datanla – hồ Tuyền Lâm, vườn hoa Đà Lạt, sân Golf Đà Lạt, Hồ Đankia – Suôi Vàng, Thác Gougah, Hồ Đa Nham – Đèo Ngoạn Mục, thác Pông-gua, thác Đambri.
Lễ hội Ăn Trâu (dân tộc Cơ Ho): được tổ chức linh đình sau khi thu hoạch mùa màng, chuẩn bị vào mùa rẫy mới. Trong nghi lễ có sử dụng nhiều nhạc cụ cổ truyền, già làng kể cho con cháu nghe nhiều sự tích, truyền thuyết huyền thoại, giảng giải thơ, ca dao về nòi giống quê hương.
Lễ cúng thần Bơ Mung (thần Đập nươc – dân tộc Chu Ru): là nghi lễ lớn nhất của người Chu Ru, tổ chức vào tháng 2 âm lịch. Nghi lễ này gắn liền với các nghi lễ nông nghiệp như cúng thần Đập Nước, thần Mương nước, thần Lúa,…
Tết Mạ, Cơ Ho – lễ cúng Cơm mới: trùng với tết Nguyên Đán của người Việt.Người dân làm lễ cầu mưa thuận gió hòa, ngăn thú rừng không phá nương rẫy, đồng thời cũng là để con cháu biết quý hạt thóc, hạt gạo.
Ngoài những phong cảnh thiên nhiên thơ mộng ở Đà Lạt, du khách còn thưởng thức những đặc sản của Đà Lạt gồm rượu vang và rượu cần ở Đà Lạt, trái cây Đà Lạt (các loại hồng tàu, hồng khía, hồng trứng; bơ, đào long, dâu tây, dâu tằm,…), các loại mứt, Trà Bảo Lộc, trà Atiso, các loại hoa (hoa anh đào, mimosa, phượng tím, hoa lan, cẩm tú cầu, dã quỳ), các loại rau củ quả (cải bắp, cải thảo, bó xôi, súp lơ, atisô, cần tây, đậu Hà Lan, cà rốt, khoai tây, su su, cải ngọt), tranh thêu XQ.