cọc dương có thể gắn body xe được không

N
Bình luận: 23Lượt xem: 2,477

tdauto

Tài xế O-H
Chiều dòng điện một chiều của chúng ta đang sử dụng là chiều quy ước có chiều từ cực (+) sang cực (-), bản chất của dòng điện là do các electron mang điện tích (-) dịch chuyển tới các lỗ trống mang điện tích (+) nên giả thiết là ta có thể thay đổi được cọc dương gắn trên thân xe. Chuyện quy ước là chuyện của ngày hôm qua đã là tiêu chuẩn rồi còn bây giờ thì không nhà thiết kế nào thay đổi lại nữa.
 

TIENNGUYEN12340

Tài xế O-H
Trước em cũng nghe nói có một dòng xe đấu ngược cọc bình ,xe này do ông anh trước kia có làm bên Đức được va chạm ,em cũng không biết nó tên gì và hãng nào sản xuất.
Hỏi câu hơi thừa ,chứ bác chủ topic hỏi điều này làm gì ạ?
Em thì không nghĩ vấn đề nảy sinh theo ý cụ Kinglove.Không có chuyện tổn hao dòng điện ở Accu ,đã là sử tổn hao ,thì phải có phụ tải ,đằng này chỉ là vấn đề đổi nguồn.Việc đi dây dương không phải là NGUYÊN TẮC ,mà là do THIẾT KẾ.Nói như cụ Thinhnhan em không có gì bàn cãi.Không thể đổi nguồn trên các xe bây giờ ,vì sẽ đi ngược lại tính toán của NHÀ THIẾT KẾ ,chỉ vậy thôi.
Em có đôi lời ngu dại như vậy ,mời các cụ hém tiếp.
chả lời rất hay
 

Già Làng O-H

GIÀ LÀNG O-H
Như Tôi đã trả lời trên kia, đó là dòng xe Moris của Anh. Chỉ 1 dòng duy nhất Tôi thấy cách đây 30 năm. Có thể nhiều Bạn sẽ thắc mắc máy phát xoay chiều không có diot thì làm sao nạp điện. Đơn giản vì mát phát và tiết chế đó làm việc theo tua máy (khoảng >700rpm) và tiếp điểm nạp của tiết chế, và diot nằm trên tiết chế (Đương nhiên là diot quay ngược chiều).
 

Phạm Vỵ

Tài xế O-H
Thay vì mass thì ta đấu ngược lại hoàn toàn với cọc dương. Cọc dương gắn trực tiếp trên thân xe. Như thế có ổn không các bác. Đã có xe nào đấu nối như vậy không. Các bác cho em ý kiên vơi. Đó là ngu kiến của em. Có gì sai các bác chỉ bảo vơi. Đừng chém em mạnh tay qua.

về vấn đề này, để có cái nhìn tổng quát, tôi xin trả lời để các bạn cùng rõ như sau:
1. Nếu ngược dòng lịch sử để tìm hiểu về mạng điện trên ô tô thì xa xưa mạng điện trên xe ô tô phân ra 2 loại:
- Mạng điện 2 dây: Từ nguồn đến phụ tải dùng 2 dây dương và âm riêng biệt, không lợi dụng sat xi làm một dây dẫn. Cách này tốn kém dây điện nên không được áp dụng nữa.
- Mạng điện 1 dây: Người ta lợi dụng sat xi, khung vỏ, thân máy... làm một dây dẫn nên chỉ còn lại một dây. Trong mạng một dây này thì lại chia làm 2 hệ;
+ Hệ 1 dây âm nối mát (như hiện nay vẫn áp dụng)
+ Hệ 1 dây dương nối mát: Hệ này người ta chọn dương nguồn (+ ac quy và + máy phát) nối với sat xi, khung vỏ...còn âm ác quy và âm máy phát nối tới 1 cực còn lại của phụ tải. Tuy nhiên ở hê này hay áp dụng cho các xe cũ dùng máy phát điện 1 chiều, các hệ thống điều khiển động cơ như HT đánh lửa, khởi động... và các phụ tải khác đều là tải thuần điện trở, chưa ứng dụng các linh kiện bán dẫn nên trong quá trình sử dụng có thể đổi từ hệ dương nối mát sang âm nối mát không sao (chỉ nạp lại từ cho máy phát điện một chiều để nó đổi cực tính ra là xong). Bản thân tôi đã thực hiện thí nghiệm điều này. Các bạn có thể đọc điều này trong cuốn giáo trình "Trang bị điện ô tô " xuất bản năm 1980 của tác giả Đinh Ngọc Ân.
2. Nếu mạng điện với các phụ tải thuần trở, chỉ có máy phát xoay chiều chỉnh lưu bán dẫn thì vẫn chuyển từ mạng âm nối mát sang mạng dương nối mát được với điều kiện + ac quy và + máy phát đều đấu vào sat xi.
3. Với mạng điện âm nối mát truyền thống như hiện nay trên các xe hiện đại khi đã sử dụng các mạch điều khiển là các linh kiện bán dẫn, các mạch IC V.V... thì nó đã xác định cực tính rồi nên không thể chuyển đổi được.
4. Tuy nhiên nếu cũng với mạng 1 dây, cũng với việc sử dụng các linh kiện điện tử và IC... trong các mạch điều khiển như xe hiện đại hiện nay và với thiết kế từ ban đầu chọn dương nối mát để thiết kế các mạch điều khiển thì hoàn toàn được, không ảnh hưởng gì.
Nhưng vì đã một thời gian dài các hãng, rồi người sử dụng đã quen với mạng âm nối mát, thêm vào nữa để chuẩn hóa việc lắp lẫn các thiết bị do các hãng khác nhau sản xuất nên hiện nay người ta quy ước với nhau chỉ áp dụng mạng 1 dây với âm nối mát.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên