Cần xin tài liệu bảo dưỡng cầu chủ động

Hoang.Hai.RD
Bình luận: 38Lượt xem: 21,388

Thuan98

Thành viên O-H
BÀI 8 : CẤU TẠO CẦU CHỦ ĐỘNG (BỘ TRUYỀN LỰC CHÍNH)



Học xong bài này người học có khả năng:

- Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ và phân loại cầu chủ động.

- Giải thích được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của cầu chủ động và truyền lực chính.

- Tháo lắp, nhận dạng và bảo dưỡng được bên ngoài cầu chủ động đúng yêu cầu kỹ thuật.

8.1- NHIỆM VỤ, YÊU CẦU VÀ PHÂN LOẠI CẦU CHỦ ĐỘNG.

8.1.1- Nhiệm vụ.

Cầu chủ động là bộ phận cuối cùng trong HTTL, tùy theo kết cấu, cầu chủ động đặt phía sau hộp số, nối với hộp số hay hộp phân phối bởi trục truyền động các đăng, hoặc cầu chủ động và hộp số được đặt trong một cụm.

- Tăng tỷ số truyền để tăng mô men xoắn, tăng lực kéo của bánh xe chủ động;

- Biến chuyển động quay của động cơ thành chuyển động tiến lùi của ôtô; 8.1.2- Yêu cầu

- Có tỷ số truyền cần thiết để phù hợp với chất lượng kéo và tính kinh tế nhiên liệu của ôtô;

- Đảm bảo độ cứng vững và độ bền cơ học cao;

- Hiệu suất truyền động cao;

- Làm việc không gây tiếng ồn;

- Kích thước nhỏ gọn, dễ chăm xóc, bảo dưỡng.

8.1.3- Phân loại

a) Theo kết cấu của bộ truyền lực chính chia làm hai loại:

- Bộ truyền lực chính loại đơn.

- Bộ truyền lực chính loại kép.

b) Theo vị trí của cầu chủ động trên xe:

- Cầu trước chủ động.

- Cầu sau chủ động.

c) Theo số lượng cầu bố trí trên xe:

- Xe có một cầu trước hoặc sau chủ động.

- Xe có hai cầu chủ động trước hoặc sau.

- Xe có ba cầu chủ động trước, sau và giữa.

d) Theo số lượng cặp bánh răng truyền lực chính:

- Một cặp bánh răng có tỷ số truyền cố định.

- Hai cặp bánh răng có tỷ số truyền cố định.

8.2- CẤU TẠO VÀ NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA CẦU CHỦ ĐỘNG.

8.2.1- Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của cầu chủ động đơn.

a. Cấu tạo:

- Gồm có một bánh răng chủ động (1) hình quả dứa (Hình 28.21) có dạng côn xoắn liền trục. Phía đỉnh răng của trục có dạng hình trụ để lắp ổ bi, ổ bi này nằm bên trong của vỏ cụm bánh răng quả dứa.

Phần thân phía trên của ổ bi có rãnh then hoa để bắt với mặt bích của các đăng. Phần đầu của trục có ren để bắt đai ốc hãm mặt bích các đăng.

- Bánh răng bị động (Bánh răng vành chậu) (2) có các dạng côn xoắn phía trong của bánh răng này có các lỗ để tán với vỏ vi sai.

Bánh răng chủ động và bánh răng bị động luôn luôn ăn khớp với nhau hình thành bộ truyền lực chính loại đơn.





Hình 28.21: Cầu chủ động đơn.

1. Bánh răng chủ động (quả dứa)

3. Vỏ vi sai

5. Bánh răng hành tinh

2. Bánh răng vành chậu (bị động)

4. Bánh răng bán trục

6. Trục BR hành tinh

7. Bán trục




b) Nguyên tắc hoạt động:

Trục các đăng quay làm cho bánh răng chủ động quay kéo theo bánh răng bị động quay theo, mô men quay được truyền đến bánh xe chủ động qua vi sai và bán trục.

8.2.2- Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của cầu chủ động kép.

a. Cấu tạo:










Hình 28.22 Cầu chủ động kép
1. Bánh răng chủ động

2. Bánh răng vành chậu

5. Vỏ vi sai

3. Bánh răng trụ lớn

4. Bán trục

6. Bánh răng trụ nhỏ

* Bộ truyền lực chính loại kép gồm 2 loại:

+ Loại một cặp bánh răng côn xoắn và một cặp bánh răng trụ thẳng.

+ Loại một cặp bánh răng côn xoắn và một cặp bánh răng trụ xiên.

Về cấu tạo và lắp ghép vị trí của hai loại này hoàn toàn giống nhau nhưng chỉ khác nhau về dạng răng của cặp bánh răng hình trụ.

- Cấu tạo của bộ truyền lực này gồm: Bánh răng chủ động quả dứa (1) ăn khớp với bánh răng bị động (2). Cặp bánh răng này có dạng hình côn xoắn. Bánh răng bị động (2) được lắp trên cùng một trục với bánh răng trụ (6), bánh răng trụ (3) được lắp chặt với vỏ vi sai bằng đinh tán hoặc bulông.

Cặp bánh răng côn xoắn (1) và (2) luôn ăn khớp với nhau gọi là cặp truyền thứ nhất. Cặp bánh răng hình trụ (3) và (6) luôn luôn ăn khớp với nhau gọi là cặp truyền thứ hai. Hai cặp bánh răng này luôn tạo thành một tỉ số truyền động lớn nhằm tăng thêm lực kéo ở bánh xe chủ động và được gọi là bộ truyền lực kép.

b. Nguyên tắc hoạt động:

Trục các đăng quay làm bánh răng chủ động quay, dẫn đến bánh răng vành chậu quay theo, làm cho bánh răng trụ nhỏ quay, bánh răng trụ lớn quay, vỏ bộ vi sai quay truyền đến bán trục và tới bánh xe chủ động.

8.3- BẢO DƯỠNG CẦU CHỦ ĐỘNG.

8.3.1- Quy trình tháo, lắp.

a) Quy trình tháo lắp cầu chủ động sau xe ô tô TOYOTA HIACE

- Cầu chủ động xe ô tô TOYOTA HIACE là cầu chủ động loại đơn, truyền lực chính nó bao gồm 1 cặp bánh răng hình côn ăn khớp, bánh răng quả dứa và bánh răng vành chậu. Độ dịch dọc của bánh răng quả dứa điều chỉnh bằng căn đệm. Độ dịch dọc của bánh răng vành chậu điều chỉnh bằng đai ốc (nắp ren). Bộ vi sai sử dụng các bánh răng hình côn có 3 dạng kết cấu:

- Bộ vi sai có 2 bánh răng hành tinh.

- Bộ vi sai có 4 bánh răng hành tinh.

- Bộ vi sai hạn chế trượt.

- Bán trục thuộc loại giảm tải nên trong quá trình tháo lắp phải kê kích xe cẩn thận, đảm bảo tuyệt đối an toàn.

*Quy trình tháo


STT

Nội dung công việc

Dụng cụ

Yêu cầu

kỹ thuật


A.Tháo lắp cầu chủ động sau ra khỏi xe



1

Xả dầu cầu

Tròng 17

Hứng dầu vào chậu

2

Nới lỏng 2 bánh xe sau

Tuýp lốp


3

Kích và kê xe

Kích trụ đỡ

Chắc chắn và AT

4

Tháo 2 bánh xe sau

Tuýp lốp


5

Tháo tang tang trống



6

Tháo guốc phanh

Tuốc nơ vít


7

Tháo cáp phanh tay



8

Tháo đường ống dầu phanh ra khỏi xylanh công tác (xylanh bánh xe)

Clê10-12

Hứng dầu vào lọ, chai

9

Tháo bán trục cùng mâm phanh ra khỏi vỏ cầu

Tròng 19


10

Tháo rời bán trục, vòng bi và mâm phanh

Kìm,

vam ép

Chú ý đệm phớt chắn dầu

11

Tháo trục các đăng ra khỏi mặt bích cầu

Tròng 17

Chú ý đánh dấu vị trí giữa hai mặt bích

12

Tháo cụm cầu chủ động ra khỏi dầm cầu và đưa lên bàn thực tập

Tròng 14

Nới đều, đối xứng, chú ý vị trí lắp ghép


B.Tháo rời các chi tiết cầu chủ động



1

Tháo mặt bích cầu

Khẩu 24,

vam


2

Tháo phớt và đệm chắn dầu

Vam


3

Tháo vòng bi ngoài và ống cách

Vam


4

Tháo bánh răng vành chậu cùng hộp vi sai:

-Tháo miếng tôn hãm đai ốc điều chỉnh

-Tháo hai nắp vòng bi.

-Tháo hai đai ốc điều chỉnh.



-Đưa bánh răng vành chậu và hộp vi sai ra ngoài


Clê 14,

Khẩu 19

Dụng cụ chuyên dùng

Tay



-Đánh dấu vị trí giữa nắp vòng bi và vỏ cầu.

-Đánh dấu đai ốc điều chỉnh và ca bi bên phải, bên trái bằng phương pháp buộc thẻ.

5

Tháo bánh răng quả dứa cùng với vòng bi trong

Tay


6

Tháo vòng bi phía trong và đệm

Vam ép


7

Tháo ca bin ngoài của vòng bi quả dứa

Búa và thanh đồng


8

Tháo bánh răng vành chậu ra khỏi hộp vi sai

Khẩu 17,

búa và thanh đồngb

Chú ý vị trí của vành răng và hộp vi sai

9

Tháo vòng bi hộp vi sai

Vam ép



*Quy trình lắp

- Quy trình lắp ráp ngược lại của quy trình tháo.

Khi lắp ráp cần chú ý:

- Các chi tiết phải được làm sạch sẽ.

- Khi lắp bôi trơn dầu mỡ vào các bánh răng trục và bu -lông.

- Khi lắp ghép các chi tiết thứ tự theo đúng ban đầu.

- Khi lắp bánh răng vành chậu, gia nhiệt bằng dầu, sau khi bánh răng vành chậu nguội mới xiết các bulông.

- Phải xiết các bulông đai ốc tới mômen quy định và hãm chặt. Sau khi lắp xong cầu chủ động phải đảm bảo không chảy dầu.

b) Quy trình tháo lắp cầu chủ động trước xe ô tô TOYOTA HIACE

Cầu chủ động trước xe ô tô TOYOTA HIACE có cấu tạo tương tự như cầu chủ động sau, nhưng hộp vi sai chỉ có hai bánh răng hành tinh, mômen truyền từ bánh răng bán trục ra bánh xe, qua bán trục và ăn khớp 1 chiều, do bánh trước vừa củ động vừa dẫn hướng nên bán trục có hai khớp các đăng đồng tốc. Bố trí khớp 2 chiều dẫn động bánh xe trước nhằm giảm sự tiêu hao công suất, cũng như giảm sự mài mòn của cầu trước trong trường hợp cầu trước không được gài.

*Quy trình tháo


STT

Nội dung công việc

Dụng cụ

Yêu cầu

kỹ thuật


A.Tháo cầu trước ra khỏi xe



1

Kích và kê xe

Trụ đỡ

Đảm bảo an toàn

2

Xả dầu cầu


Hứng dầu vào chậu

3

Tháo trục truyền cầu trước

Tròng 17

Đánh dấu vị trí giữa hai mặt bích

4

Tháo khớp 1 chiều dẫn động bánh trước:

- Tháo nắp khớp 1 chiều.

- Tháo bulông và đệm dẹt đầu trục.

- Tháo vỏ khớp 1 chiều.



Tròng 12

Khẩu 14

Khẩu 14


5

Tháo bán trục trước:

-Tháo khoá hãm và đệm cách.

-Tháo 6 êcu bắt bán trục với bánh răng bắt bán trục.

Kìm

Cẩn thận tránh làm rách trục cao su.

Dùng hai Clê 1 giữ 1 tháo.

6

Tháo nắp che giá đỡ cầu bên phải, bên trái và tấm che đáy máy

Khẩu 14


7

Tháo giá đỡ bên trái

Tròng19-22


8

Dùng kích đỡ cầu trước

Kích


9

Tháo giá đỡ bên phải

Khẩu 22


10

Tháo giá đỡ bên phải

Khẩu19-22


11

Hạ kích đưa cầu ra ngoài


Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị


B.Tháo rời các chi tiết cầu trước



Trình tự tháo rời cầu trước tương tự như trình tự tháo rời cầu sau đã hướng dẫn ở phần trên a (B)

*Quy trình lắp.

- Quy trình lắp ráp ngược lại của quy trình tháo. Khi lắp ráp cần chú ý như khi lắp cầu chủ động.

c) Quy trình tháo lắp cầu chủ động xe ô tô Zin-130

Cầu chủ động xe ô tô Zin-130 là cầu chủ động kép truyền lực chính bao gồm cặp bánh răng quả dứa và vành chậu, cặp bánh răng hình trụ (trục lớn, trục nhỏ). Hộp vi sai có 4 bánh răng hành tinh, được đặt trên chính bánh răng hình trụ lớn (bánh răng giảm tốc). Độ dịch dọc bánh răng quả dứa cũng như bánh răng vành chậu, được điều chỉnh bằng vòng căn đệm. Chiều dài ăn khớp của bánh răng hình trụ được điều chỉnh bằng đai ốc. Bán trục của ô tô Zin-130 là bán trục giảm tải hoàn toàn.

*Quy trình tháo


STT

Nội dung công việc

Dụng cụ

Yêu cầu

kỹ thuật


A.Tháo cầu chủ động ra khỏi xe



1

Kích và kê xe

Kích, trụ đỡ

Kê kích chắc chắn an toàn

2

Tháo êcu bán trục

Khẩu 17- 19

Nới đều

3

Tháo bán trục

Vam


Dùng búa đóng vào đầu bán trục

4

Tháo các -đăng

Tròng 19-22


5

Xả dầu cầu

Clê 14

Xả dầu cầu vào thùng

6

Tháo cụm cầu ra khỏi xe

Khẩu 14-17

Chú ý gioăng đệm


B.Tháo rời các chi tiết cầu chủ động



1

Tháo cụm bánh răng quả dứa

Khẩu 14-17

Nới đều, chú ý đệm điều chỉnh

2

Tháo cụm bánh răng hình trụ lớn

Khẩu 24-27


3

Tháo cụm bánh răng vành chậu

Khẩu 14

Sắp xếp các bên căn đệm riêng và đánh dấu đệm điều chỉnh

4

Tháo rời bánh răng quả dứa

- Tháo Êcu đầu trục

- Tháo mặt bích

- Tháo vòng bi

- Tháo vỏ cụm bánh răng quả dứa

- Tháo ống cách, căn đệm

- Tháo vòng bi


Kìm,

Khẩu 36

Khẩu 14-17

Tay


Vam




Chú ý phớt chắn dầu

*Quy trình lắp

Quy trình lắp ráp ngược lại của quy trình tháo.

Khi lắp ráp cần chú ý:

- Các chi tiết phải được làm sạch sẽ.

- Các căn đệm điều chỉnh vào đúng vị trí ban đầu.

- Lắp bánh răng vành chậu phải đúng chiều.

- Khi lắp bánh răng hình trụ lớn (bánh răng giảm tốc), yêu cầu chiều dài ăn khớp phải đồng đều với bánh răng hình trụ nhỏ.

- Sau khi lắp xong các bánh răng phải đảm bảo quay trơn nhẹ nhàng và không bị chảy dầu.


















BÀI 9 : SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG B TRUYỀN LỰC CHÍNH

Học xong bài này người học có khả năng:

- Mô tả được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của bộ truyền lực chính;

- Phát biểu đúng các hiện tượng và phân tích các nguyên nhân hư hỏng của truyền lực chính;

- Giải thích được các phương pháp kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa truyền lực chính;

- Tháo lắp, kiểm tra và bảo dưỡng sửa chữa được truyền lực chính đúng yêu cầu kỹ thuật.

9.1- HIỆN TƯỢNG, NGUYÊN NHÂN V À HƯ HỎNG CỦA BỘ TRUYỀN LỰC CHÍNH.

9.1.1- Dầu chảy ra vỏ cầu và bánh xe.

* Nguyên nhân:

- Các phớt cao su đầu trục quả dứa bị rách, mòn và chai cứng;

- Các gioăng đệm của cầu bị rách;

- Các bulông bắt không hoặc xiết không đều;

- Vỏ cầu bị nứt vỡ, các ren bị hỏng;

- Các cổ trục bị mòn;

- Dầu đổ quá nhiều, lỗ thông hơi bị tắc.

9.1.2- Khi chạy có tiếng kêu.

* Nguyên nhân:

- Thiếu dầu bôi trơn;

- Các bánh răng bị mòn không đều, khe hở giữa các cặp bánh răng quá lớn;

- Trục và các then hoa mòn;

- Các ổ bi mòn, hỏng;

- Điều chỉnh độ rơ không đúng.

9.1.3- Khi làm việc cầu bị nóng.

* Nguyên nhân:

- Do thiếu dầu bôi trơn;

- Các chi tiết lắp ráp không có độ rơ;

- Khe hở ăn khớp giữa các cặp bánh răng quá nhỏ.

9.2- HƯ HỎNG, NGUYÊN NHÂN, PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA BỘ TRUYỀN LỰC CHÍNH.

9.2.1- Vỏ cầu.

a) Hư hỏng và nguyên nhân.

- Hư hỏng:

+ Vỏ cầu nứt, vỡ;

+ Các lỗ ren bị hỏng;

+ Lỗ lắp mặt bích bị mòn.

- Nguyên nhân:

Do va đập mạnh hoặc tháo lắp không đúng yêu cầu kỹ thuật.

b) Phương pháp kiểm tra và sửa chữa:

- Dùng phương pháp quan sát để phát hiện những vết nứt, vỡ trờn hoặc cháy ren. Nếu phát hiện thấy nứt vỡ ta hàn đắp rối gia công lại, hoặc dùng phương pháp cấy chốt, táp vá . Nếu trờn, cháy ren ta tarô ren lại hoặc khoan rộng rồi tarô ren mới.

9.2.2-Bánh răng, trục, vòng bi, gioăng, phớt và bulông.

a) Hư hỏng và nguyên nhân.

- Hư hỏng:

+ Các bánh răng bị mòn, rỗ hoặc vỡ;

+ Các vòng bi bị mòn, cháy hoặc hỏng.

+ Trục mòn;

+ Phớt mòn, chai cứng, rách;

+ Bu lông trờn ren hoặc cháy;

+ Căn đệm mòn, hỏng.

- Nguyên nhân:

Do sử dụng lâu ngày, thiếu dầu bôi trơn hoặc tháo lắp không đúng yêu cầu kỹ thuật.

b) Phương pháp kiểm tra và sửa chữa:

- Dùng phương pháp quan sát để phát hiện những hư hỏng như: Nứt, cháy, rỗ, trờn ren và chai cứng. Nếu mòn còn nằm trong giới hạn tiêu chuẩn thì dùng lại, còn nếu mòn nhiều, nứt, vỡ thì hàn đắp rồi gia công lại hoặc có thể thay thế mới.

- Dùng panme, thước cặp để kiểm tra độ mòn. Nếu các chi tiết mòn nhiều thì ta dùng phương pháp phun, mạ sau đó gia công lại kích thước ban đầu.

- Dùng dưỡng để kiểm tra bánh răng và rãnh then hoa, nếu sứt mẻ thì hàn đắp rối gia công lại. hoặc dùng phương pháp thêm một phần chi tiết.

- Dùng dây nhựa, chì hoặc căn lá để kiểm tra khe hở ăn khớp của các bánh răng, nếu không đúng thì ta điều chỉnh lại.

9.2.3- Kiểm tra và điều chỉnh:

a) Kiểm tra điều chỉnh cụm bánh răng quả dứa:

Ta lắp đầy đủ cụm bánh răng quả dứa. Sau đó, kẹp cụm bánh răng quả dứa lên Êtô rồi xiết chặt đai ốc đầu trục theo quy định.

Ví dụ: - Xe tải: trong khoảng 15
25 kgf.cm

- Xe con Xe Toyota Hiace, Nissan là 10 ¸ 16 kgf.cm.

Sau đó dùng lực kế moóc vào mặt bích và kéo mặt bích để trục quay, nhìn lực kế đọc trị số:

Ví dụ: - Xe Zin 130 là 2.5
3 kgf.cm

- KaMaz 1.3
2.6 kgf.cm

- Xe Maz 500 là 1,3 ¸ 2,6 kgf.cm

- Xe Toyota Hiace, Nissan Bcurbid/90 là 1,2 ¸ 2,0 kgf.cm(12 ¸ 20 N)

Nếu không đúng ta phải căn chỉnh lại. Hoặc ta có thể dùng đồng hồ so để kiểm tra độ dịch dọc của trục nằm trong khoảng 0,03
0,05mm. Nếu không đúng ta phải điều chỉnh lại.

b) Kiểm tra điều chỉnh cụm bánh răng vành chậu.

Khi lắp chú ý các căn đệm phải đầy đủ, đệm dầy phía trong, đệm mỏng phía ngoài. Sau đó ta gắn đồng hồ so, để đầu đo tỳ vào mặt lưng của bánh răng hình chậu, dùng nơvia xe dịch cụm bánh răng hình chậu quan sát đồng hồ so và đọc trị số. Cho phép trong khoảng 0,03
0, 1 mm. Không đúng ta phải điều chỉnh lại bằng cách thêm , bớt các căn đệm hai bên cốc đỡ ổ bị.

c) Điều chỉnh vết tiếp xúc của cặp bánh răng côn ăn khớp.

Bôi một lớp bột mầu mỏng lên hai bên mặt bánh răng vành chậu. Quay bánh răng quả dứa tiến lui. Quan sát vết bột mầu trên bề mặt bánh răng vành chậu, ta sẽ thấy một trong năm trường hợp vết tiếp xúc như sau: (Hình 28.23)

- Khe hở ăn khớp của cặp bánh răng trong khoảng là: 0,07
0,18mm

Vídụ: - Xe Toyota Hiace và Nissan Bcurbid /90 là: 0,13 ¸ 0,18 mm

- Xe Zin - 130 là: 0,15 ¸ 0,20 mm


STT

Vết tiếp xúc

Phương pháp điều chỉnh

1


Vết bột mầu dính gọn, cân đối và đều trên mặt các bánh răng. Vết tiếp xúc đạt yêu cầu.

Không phải điều chỉnh.


2


Vết bột mầu dính ở phía ngoài của răng

Điều chỉnh bánh răng vành chậu về gần phía bánh răng quả dứa. Nêu khe hở quá nhỏ ta đẩy bánh răng quả dứa đi lên.


3


Vết bột mầu dính ở phía trong của các răng

Điều chỉnh bánh răng vành chậu ra xa bánh răng quả dứa. Nêu khe hở quá lớn ta đẩy bánh răng quả dứa đi xuống.



4


Vết bột mầu dính ở phía đầu răng.

Điều chỉnh bánh răng quả dứa đi xuống. Nếu khe hở quá nhỏ ta dịch chuyển bánh răng vành chậu ra xa bánh răng quả dứa.



5


Vết bột mầu dính ở phía chân răng.

Điều chỉnh bánh răng quả dứa lên trên. Nếu khe hở quá lớn ta dịch chuyển bánh răng vành chậu lại gần bánh răng quả dứa.



Hình: 24.23: Điều chỉnh vết ăn khớp của cặp báng răng côn ăn khớp

d) Kiểm tra điều chỉnh cặp bánh răng trụ ăn khớp.

Bằng cách vừa xoay ốc điều chỉnh, vừa quan sát sự ăn khớp của cặp bánh răng trụ, sau khi vặn chặt nới ra 1/8
1/4 vòng. (0,03
0,05 mm).

Yêu cầu: Sau khi lắp điều chỉnh xong dùng tay quay trục bánh răng quả dứa phải quay trơn, không có tầm nặng nhẹ.

9.3 -BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA.

9.3.1- Quy trình tháo.

Thực hiện tương tự như phần 8.3.1 ở phần trên.

9.3.2- Quy trình kiểm tra, sửa chữa

STT

Những hư hỏng

Phương pháp kiểm tra

Phương pháp

sửa chữa

Yêu cầu kỹ thuật

1

Các bánh răng mòn, cháy, rỗ, rạn, nứt.

Bằng phương pháp quan sát, dùng dưỡng đo răng hoặc ép dây chì đo khe hở.

Mòn ít, vết rạn nhỏ, các răng không liền nhau thì ta dùng lại. Nếu mòn nhiều, vết rạn nứt lớn các răng gần nhau thì thay thế.


2

Vòng bi mòn, Tróc rỗ, vỡ, áo bi hỏng

Quan sát, tay lắc hoặc đồng hồ so

Mòn tróc, rỗ ít thì dùng lại. Nếu mòn nhiều, hết khả năng điều chỉnh thì thay thế.


3

Phớt cao su làm kín hỏng, rách, cứng, chảy dầu

Quan sát

Thay cái mới


4

Cổ trục của bánh răng lắp vòng bi mòn

Pan me đo

Hàn đắp và gia công lại


5

Các đệm điều chỉnh làm kín rách, hỏng

Quan sát

Thay cái mới


6

Các bulông êcu hỏng ren

Quan sát

Nếu ít thì ta rô lại, nhiều thì thay thế.


7

Các bánh răng bán trụ, bánh răng hành tinh mòn

Quan sát

dưỡng đo

Mòn ít thì dừng lại, mòn nhiều thì thay thế.


9.3.3- Lắp ráp và điều chỉnh.

a) Lắp ráp: Khi lắp ráp cần chú ý:

- Các chi tiết phải được làm sạch sẽ.

- Khi lắp ghép các chi tiết thứ tự theo đúng ban đầu.

- Phải xiết các bulông đai ốc tới mômen quy định và hãm chặt. Sau khi lắp xong cầu chủ động phải đảm bảo không chảy dầu.

b) Kiểm tra điều chỉnh độ rơ dọc

- Kiểm tra điều chỉnh trục quả dứa:

+Kiểm tra: Dùng đồng hồ so với cơ cấu giá lắp để kiểm tra (lắp ráp đầy đủ các chi tiết, siết êcu đầy đủ chặt chẽ, đủ lực). Có thể kiểm tra bằng kinh nghiệm.

+Điều chỉnh: Nếu độ rơ lớn ta bỏ bớt đệm giữa hai vòng bi và ngược lại.

- Kiểm tra điều chỉnh bánh răng và vành chậu:

+Kiểm tra: Dùng đồng hồ so và đồ giá hoặc có thể kiểm tra bằng kinh nghiệm, lật ngửa bánh răng vành chậu dùng tay đòn bẩy, lúc đó, cảm giác của tay cho ta biết độ rơ.

+Điều chỉnh: Nếu độ rơ lớn ta bỏ bớt đệm điều chỉnh đi (bỏ đều hai bên).

*Kiểm tra điều chỉnh vết ăn khớp (Hình 28.23).





BÀI 10 : CẤU TẠO BỘ VI SAI

Học xong bài này người học có khả năng:

- Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ, phân loại bộ vi sai.

- Giải thích được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của bộ vi sai.

- Tháo lắp, nhận dạng và bảo dưỡng được bộ vi sai đúng yêu cầu kỹ thuật. 10.1- NHIỆM VỤ, YÊU CẦU VÀ PHÂN LOẠI BỘ VI SAI.

10.1.1- Nhiệm vụ:

- Phân phối mô men quay ra các bán trục.

- Cho phép bán trục quay với các tốc độ khác nhau khi xe quay vòng hay chuyển động trên đường không bằng phẳng.

10.1.2- Yêu cầu:

- Phân phối mômen xoắn giữa các bánh xe hay giữa các trục theo tỷ lệ đảm bảo sử dụng trọng lượng bám của ôtô là tốt nhất;

- Hiệu suất truyền động cao và kích thước phải nhỏ gọn.

10.1.3- Phân loại

a) Dựa vào công dụng của bộ vi sai người ta phân ra làm các loại như sau:

- Vi sai đối xứng.

- Vi sai không đối xứng.

b) Dựa theo cấu tạo thì có:

- Vi sai dùng bánh răng côn.

- Vi sai dùng bánh răng trụ.

-Vi sai ma sát.

10.2- CẤU TẠO VÀ NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ VI SAI.

10.2.1- Cấu tạo










Hình 28.24 Cấu tạo bộ vi sai.


1 . Bánh răng hành tinh 2. Trục chữ thập. 5. Bánh răng vành chậu.

3. Bánh răng bán trục. 4. Vỏ vi sai.

Vỏ vi sai gắn được gắn liền với bánh răng vành chậu hoặc bánh răng trụ lớn bằng bulông hay đinh tán của truyền lực chính và luôn có vận tốc góc như nhau. Các bánh răng hành tinh có trục gắn lên vỏ vi sai. Số lượng bánh răng hành tinh phụ thuộc độ lớn mômen xoắn cần truyền. Thường gặp là 2 hoặc 3, hoặc có khi là 4 bánh răng hành tinh. Các bánh răng hành tinh quay tự do quanh trục của nó và luôn ăn khớp với các bánh răng bán trục, đồng thời các bánh răng hành tinh cùng quay với vỏ vi sai. Các bánh răng bán trục nối với các bán trục bằng then hoa, bánh răng bán trục quay sẽ làm cho các bánh xe quay theo.

10.2.2 - Nguyên tắc hoạt động;

- Khi xe chạy thẳng trên đường phẳng, hai bánh xe chủ động chịu lực cản lăn bằng nhau, lực tác dụng lên các bánh răng hành tinh cân bằng từ hai phía, do đó bánh răng hành tinh không quay trên trục của nó mà khoá cứng hai bánh răng bán trục để kéo hai bánh răng bán trục quay cùng tốc độ với vỏ hộp vi sai, tốc độ hai bánh răng bằng nhau. (Hình 28.25.a)




Hình 28.25: Sơ đồ nguyên lý


a. Khi xe chạy trên đường thẳng

b. Khi xe chạy trên đường vòng

1- Bánh răng bán trục

2- Bán trục

3- Bánh răng hành tinh



- Khi ôtô quay vòng (Hình 28.25.b)

Giả sử ôtô đang chuyển động quay vòng sang trái, lúc này tốc độ góc của hai bánh xe là khác nhau. Bánh xe bên phải nằm xa tâm quay vòng nên có tốc độ góc lớn hơn bánh xe bên trái nằm gần tâm quay vòng. Thông qua bán trục làm hai bánh răng bán trục ở phía trái và phía phải cũng có tốc độ góc khác nhau. Trong trường hợp cụ thể này bánh răng bán trục bên phải quay nhanh hơn bánh răng bán trục bên trái. Lúc này các bánh răng hành tinh vừa quay theo vỏ bộ vi sai vừa quay quanh trục của nó bảo đảm cho hai bánh răng bán trục quay với tốc độ góc khác nhau phù hợp với tốc độ quay khác nhau của các bánh xe chủ động.Tóm lại khi xe chạy trên đường thẳng, các bánh răng quay cùng với vỏ như một khối thống nhất. Còn khi xe quay vòng, các bánh răng vừa quay cùng vỏ vi sai vừa quay quanh trục của mình, các bánh răng chuyển động tương đối so với vỏ vi sai.

- Khi xe bị sa lầy, bộ vi sai hoạt động tương tự như khi xe chuyển động trên đường vòng. Bánh xe trên đất khô sẽ đứng yên, bánh xe bị sa lầy quay trượt với tốc độ gấp đôi vỏ vi sai, như vậy khi xe không tiến được để thoát khỏi sa lầy. Để cải tiến tình trạng này bằng cách dùng cơ cấu khóa vi sai, dùng bộ vi sai giới hạn trượt hay không trượt.

10.2.3- Cầu chủ động một cấp - vi sai thường có bộ khoá vi sai

- Để tăng mômen cho cầu chủ động khi một bánh xe bị rơi vào vùng hệ số bám thấp thì người ta đã sử dụng loại vi sai tăng ma sát. Tuy nhiên giá trị mômen ma sát này có giới hạn, phụ thuộc vào lực ép là lò xo. Mômen ma sát lớn nhất đạt được khi bán trục và vỏ vi sai được hãm cứng. Điều này được thực hiện ở những vi sai có cơ cấu khoá cứng vi sai như chỉ ra trên (Hình 28.25 c.d)



Hình 28.25 Cấu tạo truyền lực chính một cấp-vi sai thường có bộ khoá vi sai

- Để khoá cứng vi sai cần phải khoá cứng bán trục với vỏ vi sai. Vì vậy trên moayơ của vỏ vi sai người ta làm then ngoài trên đó lắp khớp gài vi sai có then trong. Khớp gài có thể di trượt dọc theo các rãnh then. Trên bán trục cũng được chế tạo một phần có then ngoài có các kích thước và thông số như then ngoài trên moayơ của vỏ vi sai, vì vậy khớp gài vi sai có thể ăn khớp cả với moay ơ vỏ vi sai và bán trục.

- Khi ôtô hoạt động trên đường tốt bình thường thì khớp gài vi sai được gặt sang phía bên phải, bán trục và vỏ vi sai quay tự do với nhau, bộ vi sai hoạt động bình thường. Khi một bánh xe của cầu chủ động rơi vào vùng hệ số bám thấp, ôtô không có khả năng vượt ra được thì lúc này cần phải khoá vi sai. Khớp vi sai được gạt sang trái để cùng ăn khớp với then trên bán trục. Lúc này bán trục và vỏ vi sai bị khoá cứng bởi khớp gài vi sai nên bộ vi sai mất tác dụng, mômen từ vỏ vi sai sẽ truyền tới bánh xe còn bám trên đường tốt để xe có khả năng vượt lên được.

- Để điều khiển khớp gài vi sai có thể thực hiện bằng tay, bằng điện, bằng khí nén hoặc tự động và bán tự động. Trong các trường hợp điều khiển bằng tay, bằng điện, bằng khí nén thì chỉ gài khoá vi sai khi một bánh xe của cầu chủ động rơi vào đường trơn lầy. Còn khi ôtô vượt khỏi vùng trơn lầy hoặc đi trên đường bình thường thì nhất thiết phải mở khoá vi sai.

10.3 - BẢO DƯỠNG BỘ VI SAI.

10.3.1- Quy trình tháo, lắp bộ vi sai

a) Quy trình tháo

Thực hiện tương tự như phần 8.3.1 của bài 8.


STT

Nội dung công việc

Dụng cụ

Yêu cầu

kỹ thuật


1

Tháo rời hộp số vi sai:

Hộp vi sai có 2 bánh răng hành tinh

- Tháo chốt hãm trục bánh răng hành tinh.

- Tháo hai bánh răng hành tinh, hai bánh răng bán trục và căn đệm.



Búa, đột



Đánh dấu vị trí lắp ghép giữa hai nửa vỏ vi sai

2

Hộp vi sai có 4 bánh răng hành tinh

-Tháo vỏ vi sai.

-Tháo bánh răng bán trục cùng căn đệm.

-Tháo trục chữ thập và 4 bánh răng hành tinh cùng căn đệm.


Khẩu 14

Búa nhựa


Đánh dấu vị trí lắp ghép, nới đều


3

Hộp vi sai hạn chế trượt

-Tháo 8 bulông vỏ hộp vi sai.

-Tháo nửa hộp bên trái cùng bánh răng bán trục.

-Tháo bánh răng bán trục trái cùng các đĩa ly hợp trái.

-Tháo đế lò xo và hai lò xo.

-Tháo trục chữ thập và các bánh răng hành tinh.

-Tháo đế lò xo bên ngoài.

-Tháo bánh răng bán trục bên phải và các đĩa ly hợp phải ra khỏi nửa hộp bên phải


Khẩu 14


Xắp xếp các chi tiết tháo ra theo đúng thứ tự lắp ghép


b) Quy trình lắp

Quy trình lắp ráp ngược lại của quy trình tháo. Khi lắp ráp cần chú ý:

- Các chi tiết phải được làm sạch sẽ;

- Khi lắp ghép các chi tiết thứ tự theo đúng ban đầu;

- Xiết bulông phải đúng lực quy định và hãm chặt.


































BÀI 11: SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG BỘ VI SAI

Học xong bài này người học có khả năng:

- Mô tả được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của bộ vi sai;

- Phát biểu đúng các hiện tượng và phân tích được các nguyên nhân hư hỏng của bộ vi sai;

- Giải thích được các phương pháp kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa bộ vi sai;

- Tháo lắp, kiểm tra và bảo dưỡng sửa chữa được bộ vi sai đúng yêu cầu kỹ thuật.

11.1- HIỆN TƯỢNG, NGUYÊN NHÂN HƯ HỎNG CỦA BỘ VI SAI.

11.1.1- Hiện tượng..

a) Hiên tượng:

- Bộ vi sai phát ra tiếng kêu (xẩy ra khi quay vòng)

11.1.2 - Nguyên nhân hư hỏng:

- Bánh răng hành tinh bị mòn phần lỗ và bề mặt;

- Bánh răng bán trục mòn phần then hoa;

- Đệm lưng mòn;

- Trục chữ thập mòn.

11.2- PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA VÀ SỬA CHỮA BỘ VI SAI.

11.2.1 - Phương pháp kiểm tra và sửa chữa.

- Dùng panme, kẹp chì để phát hiện độ mòn của bánh răng, trục, căn đệm….

+ Nếu lỗ của bánh răng hành tinh mòn ta doa rộng sau đó ép bạc mới, rồi gia công lại kích thước ban đầu.

+ Đệm lưng của bánh răng hành tinh mòn thì thay mới.

+ Bánh răng và rãnh then hoa sửa chữa tương tự như các bánh răng khác.

+ Trục chữ thập mòn thì mạ Crôm sau đó gia công lại.

+ Lỗ bánh răng hành tinh bị mòn rộng thì doa rộng, ép bạc và doa lỗ bạc cho phù hợp với cổ trục chữ thập.

+ Nếu đệm lưng mòn thì đo khe hở giữa bánh răng hành tinh và bánh răng bán trục sau đó chọn bề dày đệm cho phù hợp. Đo khe hở của cặp bánh răng này bằng đồng hồ so. Cách gá đồng hồ và kiểm tra tương tự như kiểm tra khe hở cặp bánh răng truyền lực chính. Chú ý khi xoay bánh răng bán trục để kiểm tra cần ép chặt 1 bánh răng hành vào vỏ hộp vi sai.

Khe hở ăn khớp: Xe Toyota Hiace là: 0,05 ¸ 0,2 mm

Xe zin 13 là: 0,08 ¸ 0,25 mm

Nếu lớn hơn hay nhỏ hơn ta chọn chiều dầy đệm lưng cho phù hợp. Độ dầy đệm có các loại: 0,8 mm, 0,9 mm, 1.0 mm, 1,2 mm, 1,3 mm.

11.2.2 - Yêu cầu kỹ thuật sau khi sửa chữa và lắp ráp.

- Khe hở các mối ghép then hoa cho phép 0,05
0,15mm.

- Lực xiết bulông vỏ vi sai phải đúng quy định.

- Khe hở dọc trục của bánh răng hành tinh là 0,25
0,40mm.

- Khe hở ăn khớp của bánh răng 0,2 mm.

- Dùng tay quay bán trục vi sai hoạt động bình thường.

11.3- BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA BỘ VI SAI.

11.3.1- Quy trình tháo.

Thực hiện tương tự như phần 10.3.1 ở bài trước.




11.3.2- Quy trình kiểm tra, sửa chữa.


STT

Những hư hỏng

Phương pháp

kiểm tra

Phương pháp

sửa chữa

Yêu cầu

kỹ thuật

1

Các bánh răng bán trụ, bánh răng hành tinh mòn

Quan sát và dưỡng đo

Mòn ít thì dừng lại, mòn nhiều thì thay thế.


2

Các trục chữ thập

Pan-me đo

Thay cái mới


3

Các đệm lưng mòn

Quan sát, Pan-me đo

Nếu mòn nhiều thì thay đệm mới


4

Các đinh tán bị rơ lỏng

Búa tán lại




11.3.3- Lắp ghép và điều chỉnh.

Quy trình lắp ráp ngược lại của quy trình tháo. Khi lắp ráp cần chú ý:

- Các chi tiết phải được làm sạch sẽ;

- Khi lắp ghép các chi tiết thứ tự theo đúng ban đầu;

- Điều chỉnh phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;

- Xiết bulông phải đúng lực quy định và hãm chặt.






























BÀI 12: SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG BÁN TRỤC

Học xong bài này người học có khả năng:

- Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ, phân loại, cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của bán trục.

- Giải thích được hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa của bán trục.

- Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, bảo dưỡng sửa chữa được bán trục đúng yêu cầu kỹ thuật.

12.1- NHIỆM VỤ, YÊU CẦU VÀ PHÂN LOẠI BÁN TRỤC.

12.1.1- Nhiệm vụ:

Bán trục dùng truyền mô men xoắn từ bộ vi sai đến bánh xe chủ động.

12.1.2- Yêu cầu:

Trục phải đảm bảo độ bền phù hợp với tải trọng của xe.

12.1.3- Phân loại

Căn cứ vào phương pháp đặt trục mà chia ra làm 3 loại:

- Loại bán trục giảm tải trọng l /2.

- Loại bán trục giản tải trọng 3/4.

- Loại bán trục giảm tải hoàn toàn.

12.2- CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BÁN TRỤC.

12.2.1- Bán trục giảm tải trọng 1/ 2



Hình 28.26: Bán trục giảm tải trọng 1/2.

1. Moayơ. 2. Vỏ cầu. 3. Bán trục.

Loại bán trục này dùng phổ biến trên các loại xe du lịch và vận tải nhỏ. Đầu ngoài của bán trục lắp với vỏ cầu qua vòng bi côn. Đầu trong bán trục lắp vào bánh răng bán trục của bộ vi sai nhưng không phải đỡ trọng lượng bộ vi sai. Đầu ngoài bán trục tựa lên vòng bi đặt trong vỏ cầu và gắn cố định vào bánh xe. Bán trục chịu toàn bộ trọng lượng của xe cũng như tất cả sự va chạm của bánh xe gây lên. Nếu bán trục gãy bánh xe sẽ rời ra khỏi cầu xe.

12.2.2- Bán trục giảm tải trọng 3/4.



Hình 28.27: Bán trục giảm tải trọng 3/4

Đầu trong bán trục lắp với bánh răng bán trục của bộ vi sai. Đầu ngoài bán trục gắn chặt vào moayơ bằng đai ốc và chốt. Moayơ bánh xe quay trên vỏ cầu trên một vòng bi. Như vậy vỏ cầu đỡ toàn bộ trọng lượng của xe. Bán trục vẫn chịu các mô men xoắn và lực uốn ngang tác dụng vào bánh xe.

12.2.3- Bán trục giảm tải trọng hoàn toàn





Hình 28.28: Bán trục giảm tải trọng hoàn toàn.

Loại bán trục này được dùng cho tất cả các xe ôtô tải hạng nặng. Kết cấu giống như loại giảm tải trọng 3/4 nhưng moayơ tựa lên dầm cầu nhờ hai vòng bi côn. Bán trục chỉ còn chịu tác dụng của các mô men xoắn gồm mô men kéo và mô men uốn

12.3 – HƯ HỎNG, NGUYÊN NHÂN VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, SỬA CHỮA BÁN TRỤC.

12.3.1- Hư hỏng và nguyên nhân

a) Hư hỏng:

- Bán trục bị cong, nứt, gẫy;

- Phần then hoa mòn, sứt mẻ;

- Mặt bích đảo.

b) Nguyên nhận:

Do làm việc lâu ngày, chịu tải lớn và đột ngột, va đập mạnh, bulông xiết không đều.

12.3.2 - Phương pháp kiểm tra, sửa chữa:

- Nếu quan sát thấy trục bị rạn nứt, ta có thể hàn lại hoặc thay mới.

- Kiểm tra độ cong của trục bằng cách đưa trục lên giá chữ V và dùng đồng hồ so để kiểm tra. Nếu cong quá 0,1mm thì nắn lại trên máy thuỷ lực.

- Dùng dưỡng hoặc bánh răng bán trục để kiểm tra độ mòn của then hoa. Cho phép không được quá 0,4mm. Nếu vượt quá thì đem mạ hoặc thay mới.

- Dùng đồng hồso kiểm tra độ đảo của mặt bích, cho phép không được quá

0,2 mm. Nếu vượt quá ta phải nắn lại.

- Kiểm tra điều chỉnh độ dịch dọc của bán trục thoát tải 1/2 , sau khi lắp xong bán trục, mâm phanh vào cầu, ta dùng đồng hồ so tiếp xúc vào đầu bán trục, xe dịch bán trục nhìn trị số trên đồng hồ, cho phép nằm trong tiêu chuẩn;

0,07
0,20 mm. Nếu không đạt ta điều chỉnh bằng cách thêm bớt căn đệm.

12.4- BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA BÁN TRỤC.

12.4.1- Quy trình tháo, lắp bán trục.

a) Quy trình tháo.

STT

Nội dung công việc

Dụng cụ

Yêu cầu

kỹ thuậtk

I

Tháo bán trục trước xe TOYOTA



1

Tháo bánh trước

Khẩu 19-22

Nới đều đối xứng

2

Tháo các tấm chắn phía dưới động cơ

Khẩu 10-12


3

Xả dầu hộp số

Khẩu 14-17, thùng đựng

Không để dầu ra ngoài

4

Tháo cảm biến tốc đổ ABS

Clê 14-17


5

Tháo đai ốc hãm bán trục

Kìm, Dụng cụ chuyên dùng, Tròng 37-42

Không để hỏng ren

6

Tháo đầu thanh nối ra khỏi cam quay

Tròng 19-22


7

Tháo khớp cầu ra khỏi đòn quay dưới

Tròng 19-22,

BúaB


8

Tháo bán trục ra khỏi moay ơ

Búa nhựa


II

Tháo bán trục sau xe TOYOTA



1

Tháo bánh sau

Tuýt 19-22

Nới đều đối xứng

2

Tháo ốc hãm bán trục

- Chốt chẻ và nắp đai ốc

- Tháo đai ốc


kìm, búa

Khẩu 37-42

Không để hỏng ren

3

- Tháo cảm biến tốc độ ABS

Clê 14-17


4

Tháo bán trục

Búa, đột,

TròngT,

Clê 14-17

- Đánh dấu

- Không làm rách cao su chắn bụi

5

Tháo rời bán trục




- Tháo kẹp cao su chắn bụi khớp trong

Tuốc nơ vít



- Tháo vành ngoài của khớp trong

Tay

Đánh dấu vành và trục


- Tháo vòng bi ba chạc

Kìm, búa, thanh đồng

Đánh dấu bán trục và vòng bi


-Tháo cao su chắn bụi khớp trong

Tay



- Tháo cao su chắn bụi khớp ngoài

Tuốc nơ vít



- Tháo vành chắn bụi

Êtô, Tuốc nơ vít

Chú ý cảm biến tốc độ

III

Tháo bán trục xe Zin 130



1

Tháo bulông bắt mặt bích bán trục

Khẩu,

Tròng 14-17.

Nới đều đối xứng

2

Lấy bán trục ra ngoài

Tay, bulông mồi

Không để rách đệm

b) Quy trình lắp.

Quy trình lắp ráp ngược lại của quy trình tháo. Khi lắp ráp cần chú ý:

- Các chi tiết phải được làm sạch sẽ.

- Khi lắp ghép các chi tiết thứ tự theo đúng ban đầu.

- Phải cho mỡ vào ổ bi và các khớp;

-Phải xiết các bulông đai ốc tới mômen quy định và hãm chặt.

12.4.2- Kiểm tra bán trục.

- Kiểm tra khe hở ở khớp ngoài;

- Kiểm tra sự di trượt của khớp trong

- Kiểm tra khe hở hướng kính của khớp trong

- Kiểm tra khe hở cao su chắn bụi.
để lại mail minh gửi đầy đủ cho
a có tài liệu về cầu chủ động của dòng xe hyundai ko cho e xin với ạ
phamthuan591@gmail.com
em cảm ơn ạ
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên