chinguyenhcmute
Thành viên O-H
Sản phẩm cháy độc hại được thải ra từ động cơ đốt trong gồm oxit nitơ (NOx), mônôxit cacbon (CO), hyđro cacbon (HC), chất thải hạt (PM) và anđehit, là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm không khí.
Động cơ đốt trong là nguồn đóng góp xấp xỉ một nửa lượng chất ô nhiễm NOx, CO, và HC trong không khí [8], tỷ lệ này còn cao hơn ở các khu đô thị và thành phố lớn. Các thành phần độc hại trong khí thải động cơ đốt trong này gây nhiều tác hại khác nhau cho sức khỏe và môi trường.
Tùy thuộc vào loại nhiên liệu sử dụng, phương pháp hình thành hỗn hợp và cháy, và tình trạng của động cơ mà nồng độ các thành phần phát thải của các động cơ đốt trong khác nhau. Trong khi động cơ xăng có hàm lượng các thành phần phát thải CO và HC cao thì động cơ diesel lại được biết đến với các thành phần phát thải NOx và đặc biệt là PM lớn.
HC: Có nguồn gốc từ nhiên liệu hoặc dầu bôi trơn chưa cháy hết trong động cơ. Các hợp chất của HC chưa cháy góp phần vào sự hình thành các chất quang hóa và ozon trong khí quyển, hai chất này vừa liên quan tới sức khỏe cộng đồng, vừa gây hại do tầm nhìn bị suy giảm. Các loại hydrocacbon thơm là nguyên nhân gây các bệnh về gan, ung thư máu và rối loạn thần kinh khi hàm lượng vượt quá giá trị cho phép.
CO: là chất khí sinh ra trong buồng cháy ở những vùng thiếu oxy. CO gây ra cảm giác chếnh choáng, có tác động rất đáng sợ đối với sức khoẻ của con người, đặc biệt đối với những người những người nhạy cảm như bệnh nhân tim mạch, phụ nữ có thai, bệnh nhân hen suyễn. Hít thở không khí có hàm lượng CO (theo thể tích) 0,3% có thể dẫn tới tử vong trong vòng 30 phút.
NOx: được sinh ra trong buồng cháy trong quá trình cháy do phản ứng hóa học giữa nguyên tử oxi và nitơ của không khí. Các phản ứng tạo thành NOx phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ. Bởi vậy lượng NOx thải ra từ động cơ luôn tỷ lệ thuận với tải của động cơ. Ở chế độ tải thấp, lượng NOx thải ra là tương đối thấp, trong khi ở chế độ tải càng tăng thì lượng phát thải NOx càng lớn do nhiệt độ của quá trình cháy cũng như nhiệt độ của động cơ tăng cao.
Trong họ NOx thì NO2 là độc hại nhất (gấp 5 lần NO), NO2 là chất khó hoà tan nên có thể đi theo đường hô hấp đi sâu vào phổi, gây viêm phổi và làm huỷ hoại các tế bào của phế nang. Khi vào được trong phổi, 80% NO2 bị giữ lại làm cho người bệnh bị mất ngủ, ho, khó thở. Nồng độ NO2 trong không khí không được phép vượt quá 0,005 mg/lít (không khí), nếu nồng độ NO2 trong môi trường vượt quá 100 ppm thì người và động vật có thể bị tử vong sau vài phút tiếp xúc.
Ngoài ra NO dễ dàng bị biến đổi trong khí quyển thành NO2 ( theo phản ứng NO + 0,5 O2 → NO2 ), vì vậy cần phải kiểm soát chặt chẽ NO. Bên cạnh đó NO2 trong môi trường còn tác dụng với nước tạo thành axit, các axit trên hoà tan trong mưa, khi nồng độ đủ lớn có thể tạo mưa axit làm huỷ hoại thảm thực vật và ăn mòn các công trình kim loại.
PM: bao gồm các nhân các bon (muội than), bám dính trên nó là các hợp chất hữu cơ. Hầu hết phát thải hạt là kết quả của quá trình cháy không hoàn toàn hiđrocacbon nhiên liệu, một phần là do dầu bôi trơn.
Thành phần của PM phụ thuộc vào tình trạng của khí thải và hệ thống lấy mẫu. Ở nhiệt độ trên 5000C, các hạt riêng biệt là một chuỗi những hạt cacbon hình cầu hoặc tương tự hình cầu (kết hợp với một lượng nhỏ hiđrocacbon) với đường kính của các hạt tương tự hình cầu khoảng 15 đến 30 nm. Khi nhiệt độ giảm xuống dưới 5000C, các hạt này sẽ được phủ bởi các hợp chất hữu cơ đọng bám có trọng lượng khá lớn bao gồm: hyđro cacbon, hiđrocacbon có chứa phân tử oxy (ketones, este, ête, axit hữu cơ) và hydrocacbon thơm đa nhân. Các thành phần đọng bám còn có những thành phần không phải hữu cơ như oxit lưu huỳnh, oxit nitơ và axit sunfuric.
Nguồn:
Động cơ đốt trong là nguồn đóng góp xấp xỉ một nửa lượng chất ô nhiễm NOx, CO, và HC trong không khí [8], tỷ lệ này còn cao hơn ở các khu đô thị và thành phố lớn. Các thành phần độc hại trong khí thải động cơ đốt trong này gây nhiều tác hại khác nhau cho sức khỏe và môi trường.
Tùy thuộc vào loại nhiên liệu sử dụng, phương pháp hình thành hỗn hợp và cháy, và tình trạng của động cơ mà nồng độ các thành phần phát thải của các động cơ đốt trong khác nhau. Trong khi động cơ xăng có hàm lượng các thành phần phát thải CO và HC cao thì động cơ diesel lại được biết đến với các thành phần phát thải NOx và đặc biệt là PM lớn.
HC: Có nguồn gốc từ nhiên liệu hoặc dầu bôi trơn chưa cháy hết trong động cơ. Các hợp chất của HC chưa cháy góp phần vào sự hình thành các chất quang hóa và ozon trong khí quyển, hai chất này vừa liên quan tới sức khỏe cộng đồng, vừa gây hại do tầm nhìn bị suy giảm. Các loại hydrocacbon thơm là nguyên nhân gây các bệnh về gan, ung thư máu và rối loạn thần kinh khi hàm lượng vượt quá giá trị cho phép.
CO: là chất khí sinh ra trong buồng cháy ở những vùng thiếu oxy. CO gây ra cảm giác chếnh choáng, có tác động rất đáng sợ đối với sức khoẻ của con người, đặc biệt đối với những người những người nhạy cảm như bệnh nhân tim mạch, phụ nữ có thai, bệnh nhân hen suyễn. Hít thở không khí có hàm lượng CO (theo thể tích) 0,3% có thể dẫn tới tử vong trong vòng 30 phút.
NOx: được sinh ra trong buồng cháy trong quá trình cháy do phản ứng hóa học giữa nguyên tử oxi và nitơ của không khí. Các phản ứng tạo thành NOx phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ. Bởi vậy lượng NOx thải ra từ động cơ luôn tỷ lệ thuận với tải của động cơ. Ở chế độ tải thấp, lượng NOx thải ra là tương đối thấp, trong khi ở chế độ tải càng tăng thì lượng phát thải NOx càng lớn do nhiệt độ của quá trình cháy cũng như nhiệt độ của động cơ tăng cao.
Trong họ NOx thì NO2 là độc hại nhất (gấp 5 lần NO), NO2 là chất khó hoà tan nên có thể đi theo đường hô hấp đi sâu vào phổi, gây viêm phổi và làm huỷ hoại các tế bào của phế nang. Khi vào được trong phổi, 80% NO2 bị giữ lại làm cho người bệnh bị mất ngủ, ho, khó thở. Nồng độ NO2 trong không khí không được phép vượt quá 0,005 mg/lít (không khí), nếu nồng độ NO2 trong môi trường vượt quá 100 ppm thì người và động vật có thể bị tử vong sau vài phút tiếp xúc.
Ngoài ra NO dễ dàng bị biến đổi trong khí quyển thành NO2 ( theo phản ứng NO + 0,5 O2 → NO2 ), vì vậy cần phải kiểm soát chặt chẽ NO. Bên cạnh đó NO2 trong môi trường còn tác dụng với nước tạo thành axit, các axit trên hoà tan trong mưa, khi nồng độ đủ lớn có thể tạo mưa axit làm huỷ hoại thảm thực vật và ăn mòn các công trình kim loại.
PM: bao gồm các nhân các bon (muội than), bám dính trên nó là các hợp chất hữu cơ. Hầu hết phát thải hạt là kết quả của quá trình cháy không hoàn toàn hiđrocacbon nhiên liệu, một phần là do dầu bôi trơn.
Thành phần của PM phụ thuộc vào tình trạng của khí thải và hệ thống lấy mẫu. Ở nhiệt độ trên 5000C, các hạt riêng biệt là một chuỗi những hạt cacbon hình cầu hoặc tương tự hình cầu (kết hợp với một lượng nhỏ hiđrocacbon) với đường kính của các hạt tương tự hình cầu khoảng 15 đến 30 nm. Khi nhiệt độ giảm xuống dưới 5000C, các hạt này sẽ được phủ bởi các hợp chất hữu cơ đọng bám có trọng lượng khá lớn bao gồm: hyđro cacbon, hiđrocacbon có chứa phân tử oxy (ketones, este, ête, axit hữu cơ) và hydrocacbon thơm đa nhân. Các thành phần đọng bám còn có những thành phần không phải hữu cơ như oxit lưu huỳnh, oxit nitơ và axit sunfuric.
Nguồn:
NGHIÊN CỨU ĐẶC TÍNh CỦA ĐỘNG CƠ DIESEL 1 XYLANH AVL 5402 KHI SỬ DỤNG HỖN HỢP NHIÊN LIỆU SINH HỌC BIODIESEL – NHIÊN LIỆU TRUYỀN THỐNG |