Khái niệm về ô tô
Là một trong những phương tiện giao thông đường bộ chủ yếu, thường có 4 bánh, có một động cơ ráp vào xe để cung cấp công suất làm cho chiếc xe di chuyển được. Ô tô có tính cơ động cao và phạm vi hoạt động rộng.
Kết cấu chung của ô tô
Gồm có 3 phần chính
Động cơ
Hệ thống điện
Hệ thống truyền động
Động cơ
Là nguồn động lực chủ yếu của ô tô
Hiện nay động cơ ô tô phổ biến nhất là động cơ đốt trong kiểu pittong 4 kỳ, các loại ô tô thông thường trang bị loại động cơ có từ 4, 6 đến 8 xy lanh ... Để động cơ di chuyển liên tục cần có bốn hệ thống hỗ trợ cho nó là:
Hệ thống cung cấp nhiên liệu.
Gồm các bộ phận để nhiên liệu từ thùng chứa đến nòng xylanh, xăng từ thùng chứa chuyển đến bộ chế hòa khí nhờ bơm xăng, bộ chế hòa khí làm cho xăng bốc thành hơi và trộn lẫn với không khí tạo thành một hỗn hợp cháy để cung cấp cho xy lanh động cơ
Còn đối với động cơ Diesel thì nhiên liệu từ thùng chứa được đưa tới bơm cao áp nhờ bơm tiếp vận sau khi đã đi qua lọc dầu. Từ bơm cao áp dầu diesel được đưa tới kim phun với áp lực lớn để phun vào nòng xylanh.
Hệ thống đánh lửa
Hỗn hợp nhiên liệu gồm xăng và không khí đã cung cấp vào xy lanh được piston nén lại với một áp lực và nhiệt độ cao (cuối thì nén), lúc này bugi trong hệ thống đánh lửa sẽ phóng điện đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu để sinh công, hệ thống đánh lửa gồm có bình ắc quy, công tắc máy, bôbin, delco, các dây dẫn điện, dây phin và các bugi.
Hệ thống bôi trơn
Gồm có lọc nhớt, ống dẫn, bơm nhớt và các bộ phận kiểm soát mạch nhớt
Có nhiệm vụ đưa dầu đến các mặt ma sát, đồng thời lọc sạch những tạp chấ́t lẫn trong dầu nhờn khi dầu nhờn tẩy rửa các mặt ma sát này và làm mát dầu nhờn để đảm bảo tính năng hoá lý của nó.
Hệ thống làm mát
Gồm Két nước, Van hằng nhiệt, Bình chứa, Nắp két nước, Quạt làm mát, Bơm nước
Có nhiệm vụ giữ cho động cơ ở nhiệt độ làm việc hiệu quả nhất phù hợp với mọi chế độ tải trọng của động cơ.
Hệ thống điện
Hệ thống khởi động (starting system)
Có nhiệm vụ khởi động động cơ, nó bao gồm accu, máy khởi động điện (starting motor), các relay điều khiển và relay bảo vệ khởi động. Đối với động cơ diesel có trang bị thêm hệ thống xông máy (Glow system).
Hệ thống cung cấp điện (charging system)
Có nhiệm vụ cung cấp điện cho các phụ tải điện trên xe cũng như sạc lại cho bình ắc qui khi động cơ đã hoạt động. Nó bao gồm accu, máy phát điện (Alternators), bộ tiết chế điện (voltage regulator), các relay và đèn báo nạp.
Hệ thống đánh lửa (Ignition system)
Gồm accu, khóa điện (Ignition switch), bộ chia điện (Distributor), biến áp đánh lửa hay bôbin (Igniton coils), hộp điều khiển đánh lửa(Igniter), bugi (Spark plugs).
Hệ thống chiếu ánh sáng và tín hiệu (Lighting ang Signal system)
Gồm các đèn chiếu sáng, các đèn tín hiệu, còi, các công tắc và các relay.
Hệ thống đo đạc và kiểm tra (gauging system)
Gồm các đồng hồ trên taplo và các các đèn báo khác
Hệ thống điều khiển động cơ (Engine control system)
Gồm hệ thống đìêu khiển xăng, lửa ,góc phối cam, ga tự động (cruise control, trên các động cơ diesel ngày nay thường sử dụng hệ thống điều khiển nhiện liệu bằng điện tử (EDC – electronic diesel control hoặc unit pump in line)
Hệ thống điều khiển ô tô
Gồm hệ thống chống bó phanh ABS (Antilock brake system), hộp số tự động, tay lái, gối hơi (SRS), lực kéo (Traction control).
Hệ thống điều hòa (Air conditioning system)
Gồm lọc ga (dryer), van tiết lưu (expansion valve), giàn lạnh (Evaporator), giàn nóng (condenser), máy nén (Compressor)
Hệ thống truyền động
Nhiệm vụ của hệ thống này là đem công suất của động cơ đến các bánh xe phát động để đẩy chiếc xe di chuyển
Các bộ phận gồm có
Bộ ly hợp
được đặt giữa động cơ và hộp số
Hộp số
Trục truyền động (Láp truyền – cardan)
Truyền công suất của động cơ từ hộp số đến cầu chủ động làm quay các bánh xe với các góc độ và chiều dài thay đổi tùy theo tình trạng của mặt đường.
Cầu chủ động – bộ vi sai
Nhiệm vụ của hệ thống này là:
Thay đổi chiều quay của trục chuyển động với góc độ 900 để điều khiển các bán trục quay nối đến các bánh xe phát động.
Cho phép hai bánh xe sau quay với tốc độ khác nhau khi xe đi qua một khúc quanh.
Sườn xe
Được dùng để gắn các hệ thống treo xe và hệ thống nhún – giảm xóc và các bộ phận của động cơ.
Hệ thống treo xe (Nhún giảm xóc)
Giảm các hiện tượng rung, xóc khi xe di chuyển
Hệ thống lái
Hệ thống này cho phép điều khiển hai bánh xe trước quẹo trái hay phải hoặc đi thẳng theo ý muốn.
Hệ thống phanh
Giúp người lái có thể giảm tốc độ hay ngừng xe khi xe đang chạy
Bánh xe
Giúp xe bám vào mặt đường, khiến chiếc xe không bị trượt khi di chuyển
Phân loại ô tô
Phân loại theo chức năng của ô tô
Ô tô vận tải hàng
Ô tô chuyên dụng như: ô tô cứu thương, ô tô cứu hỏa, ô tô phun nước, ô tô cẩu, ô tô tải chuyên dùng ( ô tô xitéc, ô tô thùng kín, ô tô tự đổ…)
Ô tô chở hành khách, ô tô chuyên chở hành khách bao gồm: ô tô buýt, ô tô taxi, ô tô du lịch, ô tô chở khách liên tỉnh, ô tô chở khách đường dài
Phân loại theo động cơ
Động cơ đốt ngoài ( động cơ hơi nước)
Động cơ đốt trong:
Nhiên liệu dùng xăng, Diesel, khí thiên nhiên (CNG), khí hoá lỏng (LPG)
Động cơ 2 kỳ
Động cơ 4 kỳ
Động cơ 2 kỳ
Động cơ hai kỳ là động cơ mà trong đó 1 chu trình công tác (gồm 4 quá trình: hút, nén, nổ và xả) được hoàn thành trong 2 hành trình piston hoặc trong 1 vòng quay của cốt máy (360 ). Như vậy trong 2 hành trình lên xuống của piston thì có 1 hành trình sinh công.
Kỳ thứ nhất, piston chạy xuống
Cháy + giãn nở sinh công
Ép hòa khí ở cạt-te
Thoát khí cháy
Nạp khí nạp mới vào trong xy lanh
Kỳ thứ hai, piston chạy lên
Tiếp tục nạp và thải
Xú-páp nạp đóng, chấm dứt nạp
Xú-páp thoát đóng, chấm dứt thoát
Hút hòa khí (khí nạp mới) vào cạt-te
Động cơ 4 kỳ
Là động cơ mà 1 chu kỳ hoàn thành trong 4 hành trình nạp nén nổ xả.
=>> Các bác xem tiếp mấy bài này để hiểu kỹ hơn về ô tô nhé:
Từ A tới Z kiến thức cơ bản cấu tạo ô tô (Phần 1)
Từ A tới Z kiến thức cơ bản cấu tạo ô tô (Phần 2)
Từ A tới Z kiến thức cơ bản cấu tạo ô tô (Phần 3)
Từ A đến Z kiến thức cơ bản cấu tạo ô tô (Phần 4: Hệ thống khởi động)