Các hình phạt trên thế giới cho lái xe sau khi uống rượu

B
Bình luận: 0Lượt xem: 1,105

bmt-hui

Tài xế O-H
Ở bất cứ nơi đâu, vào bất cứ thời điểm nào, việc lái xe sau khi dùng chất cồn (gọi chung là rượu) đều gây nguy hiểm cho chính bản thân người điều khiển xe và người tham gia giao thông khác. Để ngăn chặn việc này, pháp luật nhiều nước đã quy định những hình phạt vô cùng nghiêm khắc.

Đức: Tái vi phạm, cấm lái xe suốt đời

Dù công dân Đức được coi là những người chấp hành Luật Giao thông tốt nhất châu Âu, nhưng là một nước tiêu thụ rượu hàng đầu thế giới với 1,6 triệu người nghiện rượu, pháp luật Đức cũng xử lý rất nghiêm hành vi lái xe sau khi uống rượu.

ở Đức, nếu nồng độ cồn trong máu vượt quá 0,05mg, người cầm lái sẽ bị phạt 500 euro, tạm giữ 4 phút và cấm lái xe trong 1-3 tháng tiếp theo. Ngoài ra, mức độ nghiêm khắc của hình phạt sẽ tăng dần lên cùng với số lần vi phạm, và trong trường hợp nghiêm trọng nhất, người lái xe sẽ bị cấm lái suốt đời. Quan trọng là, nếu bị cấm lái xe ở Đức, anh ta cũng sẽ không được lái xe ở bất cứ nước nào ở châu Âu. Trên thực tế, đại bộ phận người Đức đều chấp hành tốt các quy định liên quan đến việc cấm lái xe sau khi uống rượu, và ở đây hành vi này bị coi là cực kỳ không tôn trọng tính mạng con người.

Nhật Bản: Người ngồi cùng cũng bị phạt

ở Nhật, người đông đường hẹp nên vấn đề lái xe sau khi uống rượu cũng được xã hội rất quan tâm. Đối với hành vi này, luật pháp Nhật không quy định định lượng chính xác, nhân viên chấp pháp sẽ căn cứ vào các yếu tố như: biểu hiện của lái xe sau khi uống rượu, mức độ kích thích của rượu với hành vi của anh ta như có thể lái xe bình thường không, có thể đứng vững không, có thể đi trên đường thẳng hay không… để phán đoán.

Bắt đầu từ 19-9-2007, “Luật Giao thông đường bộ” mới của Nhật Bản đưa ra quy định, cần xử lý nghiêm khắc những người lái xe sau khi uống rượu, vi phạm nhưng cố tình bỏ trốn và người cố tình giấu giếm tiền sự về lái xe sau khi uống rượu. Ngoài ra, người cung cấp xe cho người vừa uống rượu, người ngồi cùng xe và người cung cấp rượu cho người lái xe đều bị xử phạt cùng. Ví dụ, người ngồi cùng xe hay người cung cấp rượu cho một tài xế sẽ bị tuyên mức án tù cao nhất là 3 năm hoặc bị phạt 500.000 yên; còn bản thân tài xế sẽ bị phạt tù giam cao nhất 2 năm hoặc bị phạt 300.000 yên.

Ấn Độ: Kiểm soát ngay tại cửa

Tại New Delhi, mỗi ngày đều có khoảng 45% trong số xe lưu thông trên các ngả đường được điều khiển bởi lái xe có chút hơi men. Đối mặt với tình trạng cấm không xuể, Chính phủ ấn Độ đã đưa ra những điều luật liên quan ngay từ những năm 1990. Dù nhìn từ góc độ xã hội hiện nay, vẫn thấy những điều luật đưa ra thời đó khá hà khắc: nếu độ cồn trong máu của lái xe vượt quá 0,03 mg đã bị coi là phạm tội lần đầu.

Theo thống kê, có tới 90% khách uống rượu tại các quán bar ở New Delhi tự lái xe về nhà, gây ra những nguy cơ lớn cho an toàn giao thông. Tòa án cao cấp New Delhi đã đưa ra tuyên bố, yêu cầu đưa ra những biện pháp đặc biệt nhằm kiểm soát những người lái xe về nhà sau khi uống rượu như lập các trạm kiểm tra di động ngay tại cửa các quán bar, nhà hàng, khách sạn. Tòa án thậm chí còn kiến nghị những nơi phục vụ rượu yêu cầu khách thuê người đưa về trước khi vào tiệm, nếu không sẽ không bán rượu cho.

Anh, Mỹ: Mức nặng nhất-phạt tù

ở Mỹ, lái xe sau khi uống rượu bị coi là một hành vi phạm tội nguy hiểm. Đại đa số các bang đều quy định, nếu tài xế bị cáo buộc vi phạm, nhẹ thì bị giữ bằng lái hoặc phạt tiền, nặng thì bị bỏ tù và tịch thu bằng lái vĩnh viễn. Tại California, bang có mật độ xe trên đầu người lớn nhất Mỹ, trên bất cứ đoạn đường cao tốc nào, người ta đều có thể thấy những tấm biển điện tử ghi rõ cảnh báo và số điện thoại đường dây nóng để người dân báo cảnh sát khi phát hiện có người lái xe say rượu.

Pháp luật Anh quản lý việc lái xe sau khi uống rượu rất nghiêm ngặt, chỉ cần vi phạm lần đầu cũng bị treo bằng lái 1 năm. Ngoài ra, Bộ Giao thông Anh cũng đang tính toán việc trao cho cảnh sát giao thông quyền hạn lớn hơn nhằm kiểm soát tình trạng này. Bất kể tình trạng điều khiển xe trên đường có bình thường hay không, cảnh sát vẫn có thể yêu cầu dừng xe để kiểm tra. Khi đó, nếu lái xe từ chối mà không đưa ra được lý do chính đáng sẽ bị coi là lái xe sau khi uống rượu.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên