Áp suất trong động cơ đốt trong

THANHSONNGUYEN
Bình luận: 8Lượt xem: 2,113

tuan_phan

Thành viên O-H
trên lý thuyết là vậy nhưng thực tế thì vẫn có 1 phần nhỏ chạy lên của hút nhưng không nhiều (không đáng kể). Ở động cơ có turbo thì bên đường ống nạp áp suất cao nên sẽ đẩy được lượng không khí ra ngoài.
 

trongite

Thành viên O-H
-
Các bác cho em hỏi là :
-Vào cuối thải,đầu nạp, khi pittong đi lên,khí thải lại thoát theo xupap thải chứ không phải xupap nạp(thời điểm cả hai xupap đều mở) vậy ?
Mọi người thường bảo do có sự chênh lệch áp suất,vậy cụ thể sự chênh lệch áp suất đó như thế nào ?

- Theo mình:
+ Khi cả hai xu páp thải, nạp mở tại thời điểm cuối quá trình nạp. Thì phần lớn lượng khí thải vào đường xả; có 1 lượng khí xả từ trong xi lanh vào đường nạp; Nhưng ngay sau đó piston đi xuống>> hút toàn bộ khí này và khí nạp mới vào trong xi lanh; Nên sẽ không bao giờ có khí ra đường xả nhé
( Trừ khi sai cam)
+ Vấn đề chênh lệch áp suất thì:
Động cơ không tăng áp thông thường áp suất cuối đường nạp( chỗ xu pap nạp) xấp sỉ = 0,8- 0,9 P môi trường do đó có sự chênh áp; Lưu ý là áp suất đường xả cao hơn áp suất môi trường; do vậy có sự chênh lệch áp suất; Còn cụ thể bằng bao nhiêu thì bạn có thể tính toán bằng mô phỏng; thực tế thì đều là mô phỏng chán>> chế tạo thử>> sai ko đạt>> chế tạo lại>> chế tạo ok>> đem đi chạy thử>> chạy thử ok>> mới bán ra thị trường..
+ Động cơ tăng ap; áp suất đường nạp lớn>> luôn có không khí vào trong xi lanh và ra đường xả nhé...( Cụ thể lớn bằng bao nhiêu thì phải đo)

- Xin anh em góp ý cho mình.
 

Hoàng Nhật

Thành viên O-H
-


- Theo mình:
+ Khi cả hai xu páp thải, nạp mở tại thời điểm cuối quá trình nạp. Thì phần lớn lượng khí thải vào đường xả; có 1 lượng khí xả từ trong xi lanh vào đường nạp; Nhưng ngay sau đó piston đi xuống>> hút toàn bộ khí này và khí nạp mới vào trong xi lanh; Nên sẽ không bao giờ có khí ra đường xả nhé
( Trừ khi sai cam)
+ Vấn đề chênh lệch áp suất thì:
Động cơ không tăng áp thông thường áp suất cuối đường nạp( chỗ xu pap nạp) xấp sỉ = 0,8- 0,9 P môi trường do đó có sự chênh áp; Lưu ý là áp suất đường xả cao hơn áp suất môi trường; do vậy có sự chênh lệch áp suất; Còn cụ thể bằng bao nhiêu thì bạn có thể tính toán bằng mô phỏng; thực tế thì đều là mô phỏng chán>> chế tạo thử>> sai ko đạt>> chế tạo lại>> chế tạo ok>> đem đi chạy thử>> chạy thử ok>> mới bán ra thị trường..
+ Động cơ tăng ap; áp suất đường nạp lớn>> luôn có không khí vào trong xi lanh và ra đường xả nhé...( Cụ thể lớn bằng bao nhiêu thì phải đo)

- Xin anh em góp ý cho mình.
Cụ nói vậy là hết ý rồi còn gì nữa,, , nhưng xin góp ý với cụ là, tháo mặt máy ra nhìn bên phía cổ hút thấy đen cháy do muội than, là vì lúc supaap hút chớm mở khí xả nó vẫn còn đọng lại và làm bám muội than vào cổ hút ngay supap nạp
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Các bác cho em hỏi là :
-Vào cuối thải,đầu nạp, khi pittong đi lên,khí thải lại thoát theo xupap thải chứ không phải xupap nạp(thời điểm cả hai xupap đều mở) vậy ?
Mọi người thường bảo do có sự chênh lệch áp suất,vậy cụ thể sự chênh lệch áp suất đó như thế nào ?
Quán tính
 

trongite

Thành viên O-H
Cụ nói vậy là hết ý rồi còn gì nữa,, , nhưng xin góp ý với cụ là, tháo mặt máy ra nhìn bên phía cổ hút thấy đen cháy do muội than, là vì lúc supaap hút chớm mở khí xả nó vẫn còn đọng lại và làm bám muội than vào cổ hút ngay supap nạp

Vâng. Muội than ở cổ hút có nhưng theo em nghĩ sẽ ít hơn rất nhiều so với cổ xả.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên