PHÂN LOẠI CÁC LOẠI HỘP SỐ PHÂN PHỐI
A. Hộp phân phối đơn giản
Sơ đồ cấu tạo của hộp phân phối đơn giản được trình bày trên hình 10.46. Hộp phân phối nhận mô men truyền từ hộp số tới qua trục vào, và phân phối mô men đến cầu trước, cầu sau bằng hai trục ra. Hộp phân phối bố trí một bánh răng trung gian cho phép các trục vào và trục ra có cùng chiều quay với tốc độ bằng nhau. Các bánh răng 1, 3 có số răng như nhau, do vậy hộp phân phối chỉ có một cấp số truyền, tỉ số truyền bằng 1. Trên trục ra cầu trước bố trí một khớp gài. Khớp gài 4 đóng nối trục của bánh răng 3 với trục ra cầu trước, xe hoạt động bằng hai cầu chủ động. Khi không gài khớp 4, cầu trước được tách khỏi HTTL, xe hoạt động bằng cầu sau chủ động.
Hộp phân phối này cho phép động cơ dẫn động tất cả các cầu khi xe hoạt động trên đường xấu. Khi chuyển động trên đường tốt cầu trước được tách khỏi HTTL, nhằm tránh xảy ra hiện tượng tuần hoàn công suất. Như vậy hộp phân phối thuộc kết cấu dẫn động tất cả các cầu một phần thời gian.
Khi đóng khớp gài 4 bằng các vấu răng thường xảy ra va chạm mạnh, do vậy việc đóng khớp cần được tiến hành khi xe đứng yên.
Việc sử dụng bánh răng trung gian 2 cho phép tăng khoảng cách giữa hai trục ra và vào, phù hợp với khả năng bố trí chung trên không gian của ô tô. Một số kết cấu khác sử dụng bộ truyền xích có thể loại bỏ bánh răng trung gian khi cần khoảng cách trục lớn.
Ngày nay, hộp phân phối một cấp đơn giản được bố trí trên ô tô con 2 cầu chủ động, nhưng được kết hợp với khớp ma sát hay bộ vi sai phân phối mô men ra các cầu.
B. Hộp phân phối hai cấp số truyền
Trên hình 10.47 trình bày kết cấu hộp phân phối hai cấp số. Vỏ của hộp phân phối được bắt chặt trên thanh ngang khung xe.
Cấp số truyền thẳng được gài khi bánh răng 1 dịch chuyển sang bên phải, ăn khớp với vành răng trong của bánh răng 2. Mô men xoắn từ trục chủ động truyền trực tiếp tới trục ra cầu sau. Bánh răng 4 nằm ở vị trí trung gian, mô men xoắn không truyền tới trục ra cầu trước. Ô tô chuyển động bằng cầu sau chủ động.
Để gài cầu trước bánh răng 4 di chuyển sang phải, ăn khớp đồng thời với bánh răng 2 và 5 (có đường kính ăn khớp như nhau). Lúc này mô men xoắn từ trục chủ động truyền qua bánh răng 2, 4, và 5 tới trục ra cầu trước. Ô tô chuyển động bằng cả hai cầu chủ động ở số truyền thẳng.
Cấp số truyền thấp được gài khi bánh răng 1 dịch chuyển sang bên trái, ăn khớp với bánh răng 3, và bánh răng 4 ăn khớp đồng thời với bánh răng 2 và 5. Mô men truyền từ trục chủ động qua cặp bánh răng 1, 3 tới trục trung gian và các bánh răng 4, 2, 5 đến các trục ra cầu sau, cầu trước. Ở số truyền thấp, nhờ cặp bánh răng 1, 3 có tỉ số truyền lớn hơn ở số truyền thẳng nên mô men truyền tới cầu xe tăng lên và tốc độ chuyển động giảm thấp. Để tránh quá tải cho cầu sau khi gài số truyền thấp, trên cơ cấu điều khiển bố trí cơ cấu khóa hãm để:
- Gài cầu trước trước khi gài số truyền thấp,
- Nhả số truyền thấp trước khi nhả cầu trước.
Dẫn động điều khiển hộp phân phối nhờ hai cần điều khiển: cần chuyển số điều khiển dịch chuyển bánh răng 1, cần gài cầu trước điều khiển dịch chuyển bánh răng 4 nhờ các trục trượt. Cơ cấu khóa bố trí trên các trục trượt với các chốt tỳ và rãnh lõm có chiều sâu khác nhau thực hiện chức năng khóa hãm kể trên. Các trạng thái di chuyển trục trượt và vị trí làm việc của khóa hãm trình bày trên hình 10.47 ứng với hai trạng thái a, b.
- Trạng thái a: các chi tiết của cơ cấu khóa hãm ở chế độ sử dụng số truyền thẳng khi đã gài cầu trước, khe hở A trong khóa lớn hơn chiều sâu rãnh và cho phép trục trượt gài cầu trước di chuyển,
- Trạng thái b: các chi tiết của cơ cấu khóa hãm ở chế độ sử dụng số truyền thấp khi đã gài cầu trước, khe hở trong khóa B nhỏ hơn chiều sâu rãnh, do vậy trục trượt gài cầu trước khóa không cho trục trượt chuyển số di chuyển.
Kết cấu hộp phân phối như vậy có hai trục ra bố trí lệch nhau cho phép tạo nên số truyền thẳng, hiệu suất truyền lực cao khi xe chuyển động ở tốc độ cao trên đường tốt.
C. Hộp phân phối có bộ vi sai bánh răng côn
Trên hình 10.48 là cấu trúc hộp phân phối hai số truyền, luôn luôn gài cầu trước, có bộ vi sai giữa cầu dạng bánh răng côn đối xứng.
Mô men xoắn từ hộp số truyền tới trục chủ động 7, trên trục bố trí hai bánh răng: bánh răng chủ động 8 và bánh răng truyền sang hộp giảm tốc tời 9. Trục trung gian đặt trên vỏ nhờ ổ bi, trên trục bố trí hai bánh răng quay trơn: bánh răng trung gian 5 và bánh răng số truyền thấp 11. Trục bị động là hai nửa trục, nối giữa hai nửa trục qua bộ vi sai. Một nửa trục dẫn động cầu trước, nửa trục còn lại dẫn động cầu sau. Bộ vi sai đặt trong vỏ vi sai 14.
Khớp gài 6 trên trục trung gian và khớp gài G1 trên trục bị động được điều khiển chung, thực hiện nhiệm vụ đổi số truyền, theo hai vị trí (H, L). Khi G1 nằm ở bên trái thực hiện số truyền cao, khi G1 nằm ở bên phải - số truyền thấp.
- Bánh răng 3 gài với vỏ vi sai qua khớp gài G1, thực hiện theo số truyền có tốc độ cao (số truyền cao - H),
- Khớp gài 6 dịch chuyển sang phải, truyền mô men tử bánh răng 5 sang bánh răng 11 tới bánh răng 13 (vỏ bộ vi sai), thực hiện theo số truyền có tốc độ thấp (số truyền thấp - L).
Bộ vi sai bánh răng côn đối xứng cho phép phân chia mô men xoắn ra các cầu theo tỷ lệ 50/50. Bộ truyền vi sai có hai bậc tự do, khi chuyển động trên đường xấu các cầu xe chuyển động trên nền có hệ số bám khác nhau, hai nửa trục có thể chuyển động với vận tốc khác nhau và không xuất hiện hiện tượng tuần hoàn công suất. Tuy nhiên khả năng cơ động của xe trong trường hợp này sẽ giảm.
Để nâng cao khả năng cơ động, hộp phân phối bố trí khớp khóa vi sai G2. Khớp G2 bố trí khóa vỏ vi sai 14 với trục ra cầu trước 21 (hạn chế một bậc tự do), hai nửa trục quay cùng tốc độ. Khi khóa G2 trong HTTL xuất hiện hiện tượng tuần hoàn công suất. Do vậy việc thực hiện gài khớp G2 chỉ thực hiện trong một thời gian ngắn, trên đường xấu, với mô men động cơ nhỏ.
Trên hộp phân phối này cơ cấu điều khiển bằng đòn bố trí với một cần điều khiển hay điều khiển bằng điện thông qua môtơ bước.
D. Hộp phân phối có bộ vi sai bánh răng trụ
Trên hình 10.49 trình bày kết cấu hộp phân phối của xe ba cầu chủ động có bộ vi sai không đối xứng dạng bánh răng trụ.
Trên trục chủ động có lắp hai bánh răng quay trơn (1- ăn khớp với bánh răng 3, 2- ăn khớp với bánh răng 4). Trục chủ động được nối với bánh răng 1 hoặc với bánh răng 2 nhờ khớp gài G1. Trục trung gian nối cứng với hai bánh răng 3 và 4. Bánh răng 5 dẫn động bộ vi sai bánh răng trụ (bánh răng bao H, bánh răng trung tâm S, bánh răng vi sai P và giá dẫn PT). Bánh răng trung tâm S nối với trục ra cầu trước, bánh răng bao H nối với trục ra hai cầu sau đóng vai trò các trục ra của cơ cấu hành tinh Wilson. Giá dẫn PT nối với bánh răng 5 đóng vai trò trục chủ động của bộ vi sai.
Khi khớp gài G1 ở vị trí bên trái, mô men truyền tới bánh răng 5 qua cặp bánh răng 1 và 3, thực hiện truyền số cao (H). Khi khớp gài G1 ở vị trí bên phải, mô men truyền tới bánh răng 5 qua cặp bánh răng 2 và 4, trục trung gian, qua cặp bánh răng 3 và 5, thực hiện số truyền thấp (L).
Tỉ số mô men trên hai trục đó bằng tỉ số răng của bánh răng bao H và bánh răng trung tâm S và được chọn xấp xỉ bằng hai (tương ứng với sự phân bố tải trọng của cầu trước và hai cầu sau bằng 33/67). Cầu trước luôn luôn được truyền mô men xoắn thông qua bộ vi sai.
Để gài cứng bộ vi sai sử dụng khớp G2 nối trục của bánh răng trung tâm với vỏ vi sai 6, thực hiện khoá một bậc tự do của cơ cấu Wilson. Hai trục ra quay cùng tốc độ.
Tương tự như bộ vi sai bánh răng côn đối xứng, bộ vi sai bánh răng trụ cho phép phân chia mô men truyền phù hợp với xe 3 cầu chủ động có một trục dẫn xuyên thông ra hai cầu sau.
E. Hộp phân phối có bộ vi sai và li hợp ma sát
Trên ô tô con hai cầu chủ động sử dụng hộp phân phối có cấu trúc bộ vi sai bánh răng côn đối xứng và một khớp ma sát làm việc trong dầu silicon. Sơ đồ cấu tạo được trình bày trên hình 10.50.
Hộp phân phối có một số truyền cố định. Trục chủ động 1 dẫn động bộ truyền vi sai bánh răng côn thông trục bánh răng vi sai và vỏ vi sai. Bánh răng vi sai thực hiện phân phối mô men truyền với tỷ lệ 50/50 ra cầu sau và cầu trước. Mô men truyền ra cầu trước thông qua khớp gài G2 và bộ truyền xích 4.
Bộ li hợp ma sát nhiều đĩa được đặt trong một hộp kín làm việc trong dầu silicon. Li hợp bố trí nối giữa vỏ vi sai và bánh răng nối ra trục cầu sau.
Nhờ bộ li hợp ma sát cho phép khóa bớt sự sai lệch tốc độ giữa hai cầu khi xe chuyển động trên đường xấu. Sự sai lệch tốc độ càng lớn, li hợp trượt nhiều, nhiệt độ phát sinh tăng cao. Dầu silicôn có khả năng biến đổi độ nhớt theo nhiệt độ theo hướng tăng hệ số ma sát, do vậy tăng khả năng khóa cứng vi sai. Để ô tô hoạt động linh hoạt trên đường tốt, khớp G2 có thể tách cầu trước ra khỏi HTTL, li hợp ma sát đóng vai trò khóa một bậc tự do và tạo điều kiện mô men truyền tới cầu sau.
Ngày nay dầu silicon có khả năng tăng độ nhạy cảm giữa nhiệt độ và độ nhớt, nên trên một số ô tô con không bố trí khớp gài G2 và hộp phân phối làm việc ở chế độ luôn luôn dẫn động tất cả các cầu xe (full time). Khi bố trí kết cấu luôn luôn dẫn động tất cả các cầu, hiện tượng tuần hoàn công suất phát sinh phụ thuộc vào lực ma sát sinh ra trong li hợp và được hạn chế bởi sự trượt trong các đĩa ma sát của hộp phân phối.
Việc sử dụng bộ truyền xích cho phép tăng khoảng cách trục và trọng lượng của hộp phân phối nhỏ. Các hộp phân phối như thế thường được bố trí liền sau hộp số mà trọng lượng toàn bộ ô tô không gia tăng đáng kể.
Tương tự như hộp phân phối dạng vi sai côn đối xứng còn có hộp phân phối dùng vi sai bánh răng trụ, hoặc hộp phân phối có hai cấp tốc độ bố trí trước bộ vi sai.
A. Hộp phân phối đơn giản
Sơ đồ cấu tạo của hộp phân phối đơn giản được trình bày trên hình 10.46. Hộp phân phối nhận mô men truyền từ hộp số tới qua trục vào, và phân phối mô men đến cầu trước, cầu sau bằng hai trục ra. Hộp phân phối bố trí một bánh răng trung gian cho phép các trục vào và trục ra có cùng chiều quay với tốc độ bằng nhau. Các bánh răng 1, 3 có số răng như nhau, do vậy hộp phân phối chỉ có một cấp số truyền, tỉ số truyền bằng 1. Trên trục ra cầu trước bố trí một khớp gài. Khớp gài 4 đóng nối trục của bánh răng 3 với trục ra cầu trước, xe hoạt động bằng hai cầu chủ động. Khi không gài khớp 4, cầu trước được tách khỏi HTTL, xe hoạt động bằng cầu sau chủ động.
Hộp phân phối này cho phép động cơ dẫn động tất cả các cầu khi xe hoạt động trên đường xấu. Khi chuyển động trên đường tốt cầu trước được tách khỏi HTTL, nhằm tránh xảy ra hiện tượng tuần hoàn công suất. Như vậy hộp phân phối thuộc kết cấu dẫn động tất cả các cầu một phần thời gian.
Khi đóng khớp gài 4 bằng các vấu răng thường xảy ra va chạm mạnh, do vậy việc đóng khớp cần được tiến hành khi xe đứng yên.
Việc sử dụng bánh răng trung gian 2 cho phép tăng khoảng cách giữa hai trục ra và vào, phù hợp với khả năng bố trí chung trên không gian của ô tô. Một số kết cấu khác sử dụng bộ truyền xích có thể loại bỏ bánh răng trung gian khi cần khoảng cách trục lớn.
Ngày nay, hộp phân phối một cấp đơn giản được bố trí trên ô tô con 2 cầu chủ động, nhưng được kết hợp với khớp ma sát hay bộ vi sai phân phối mô men ra các cầu.
B. Hộp phân phối hai cấp số truyền
Trên hình 10.47 trình bày kết cấu hộp phân phối hai cấp số. Vỏ của hộp phân phối được bắt chặt trên thanh ngang khung xe.
Cấp số truyền thẳng được gài khi bánh răng 1 dịch chuyển sang bên phải, ăn khớp với vành răng trong của bánh răng 2. Mô men xoắn từ trục chủ động truyền trực tiếp tới trục ra cầu sau. Bánh răng 4 nằm ở vị trí trung gian, mô men xoắn không truyền tới trục ra cầu trước. Ô tô chuyển động bằng cầu sau chủ động.
Để gài cầu trước bánh răng 4 di chuyển sang phải, ăn khớp đồng thời với bánh răng 2 và 5 (có đường kính ăn khớp như nhau). Lúc này mô men xoắn từ trục chủ động truyền qua bánh răng 2, 4, và 5 tới trục ra cầu trước. Ô tô chuyển động bằng cả hai cầu chủ động ở số truyền thẳng.
Cấp số truyền thấp được gài khi bánh răng 1 dịch chuyển sang bên trái, ăn khớp với bánh răng 3, và bánh răng 4 ăn khớp đồng thời với bánh răng 2 và 5. Mô men truyền từ trục chủ động qua cặp bánh răng 1, 3 tới trục trung gian và các bánh răng 4, 2, 5 đến các trục ra cầu sau, cầu trước. Ở số truyền thấp, nhờ cặp bánh răng 1, 3 có tỉ số truyền lớn hơn ở số truyền thẳng nên mô men truyền tới cầu xe tăng lên và tốc độ chuyển động giảm thấp. Để tránh quá tải cho cầu sau khi gài số truyền thấp, trên cơ cấu điều khiển bố trí cơ cấu khóa hãm để:
- Gài cầu trước trước khi gài số truyền thấp,
- Nhả số truyền thấp trước khi nhả cầu trước.
Dẫn động điều khiển hộp phân phối nhờ hai cần điều khiển: cần chuyển số điều khiển dịch chuyển bánh răng 1, cần gài cầu trước điều khiển dịch chuyển bánh răng 4 nhờ các trục trượt. Cơ cấu khóa bố trí trên các trục trượt với các chốt tỳ và rãnh lõm có chiều sâu khác nhau thực hiện chức năng khóa hãm kể trên. Các trạng thái di chuyển trục trượt và vị trí làm việc của khóa hãm trình bày trên hình 10.47 ứng với hai trạng thái a, b.
- Trạng thái a: các chi tiết của cơ cấu khóa hãm ở chế độ sử dụng số truyền thẳng khi đã gài cầu trước, khe hở A trong khóa lớn hơn chiều sâu rãnh và cho phép trục trượt gài cầu trước di chuyển,
- Trạng thái b: các chi tiết của cơ cấu khóa hãm ở chế độ sử dụng số truyền thấp khi đã gài cầu trước, khe hở trong khóa B nhỏ hơn chiều sâu rãnh, do vậy trục trượt gài cầu trước khóa không cho trục trượt chuyển số di chuyển.
Kết cấu hộp phân phối như vậy có hai trục ra bố trí lệch nhau cho phép tạo nên số truyền thẳng, hiệu suất truyền lực cao khi xe chuyển động ở tốc độ cao trên đường tốt.
C. Hộp phân phối có bộ vi sai bánh răng côn
Trên hình 10.48 là cấu trúc hộp phân phối hai số truyền, luôn luôn gài cầu trước, có bộ vi sai giữa cầu dạng bánh răng côn đối xứng.
Mô men xoắn từ hộp số truyền tới trục chủ động 7, trên trục bố trí hai bánh răng: bánh răng chủ động 8 và bánh răng truyền sang hộp giảm tốc tời 9. Trục trung gian đặt trên vỏ nhờ ổ bi, trên trục bố trí hai bánh răng quay trơn: bánh răng trung gian 5 và bánh răng số truyền thấp 11. Trục bị động là hai nửa trục, nối giữa hai nửa trục qua bộ vi sai. Một nửa trục dẫn động cầu trước, nửa trục còn lại dẫn động cầu sau. Bộ vi sai đặt trong vỏ vi sai 14.
Khớp gài 6 trên trục trung gian và khớp gài G1 trên trục bị động được điều khiển chung, thực hiện nhiệm vụ đổi số truyền, theo hai vị trí (H, L). Khi G1 nằm ở bên trái thực hiện số truyền cao, khi G1 nằm ở bên phải - số truyền thấp.
- Bánh răng 3 gài với vỏ vi sai qua khớp gài G1, thực hiện theo số truyền có tốc độ cao (số truyền cao - H),
- Khớp gài 6 dịch chuyển sang phải, truyền mô men tử bánh răng 5 sang bánh răng 11 tới bánh răng 13 (vỏ bộ vi sai), thực hiện theo số truyền có tốc độ thấp (số truyền thấp - L).
Bộ vi sai bánh răng côn đối xứng cho phép phân chia mô men xoắn ra các cầu theo tỷ lệ 50/50. Bộ truyền vi sai có hai bậc tự do, khi chuyển động trên đường xấu các cầu xe chuyển động trên nền có hệ số bám khác nhau, hai nửa trục có thể chuyển động với vận tốc khác nhau và không xuất hiện hiện tượng tuần hoàn công suất. Tuy nhiên khả năng cơ động của xe trong trường hợp này sẽ giảm.
Để nâng cao khả năng cơ động, hộp phân phối bố trí khớp khóa vi sai G2. Khớp G2 bố trí khóa vỏ vi sai 14 với trục ra cầu trước 21 (hạn chế một bậc tự do), hai nửa trục quay cùng tốc độ. Khi khóa G2 trong HTTL xuất hiện hiện tượng tuần hoàn công suất. Do vậy việc thực hiện gài khớp G2 chỉ thực hiện trong một thời gian ngắn, trên đường xấu, với mô men động cơ nhỏ.
Trên hộp phân phối này cơ cấu điều khiển bằng đòn bố trí với một cần điều khiển hay điều khiển bằng điện thông qua môtơ bước.
D. Hộp phân phối có bộ vi sai bánh răng trụ
Trên hình 10.49 trình bày kết cấu hộp phân phối của xe ba cầu chủ động có bộ vi sai không đối xứng dạng bánh răng trụ.
Trên trục chủ động có lắp hai bánh răng quay trơn (1- ăn khớp với bánh răng 3, 2- ăn khớp với bánh răng 4). Trục chủ động được nối với bánh răng 1 hoặc với bánh răng 2 nhờ khớp gài G1. Trục trung gian nối cứng với hai bánh răng 3 và 4. Bánh răng 5 dẫn động bộ vi sai bánh răng trụ (bánh răng bao H, bánh răng trung tâm S, bánh răng vi sai P và giá dẫn PT). Bánh răng trung tâm S nối với trục ra cầu trước, bánh răng bao H nối với trục ra hai cầu sau đóng vai trò các trục ra của cơ cấu hành tinh Wilson. Giá dẫn PT nối với bánh răng 5 đóng vai trò trục chủ động của bộ vi sai.
Khi khớp gài G1 ở vị trí bên trái, mô men truyền tới bánh răng 5 qua cặp bánh răng 1 và 3, thực hiện truyền số cao (H). Khi khớp gài G1 ở vị trí bên phải, mô men truyền tới bánh răng 5 qua cặp bánh răng 2 và 4, trục trung gian, qua cặp bánh răng 3 và 5, thực hiện số truyền thấp (L).
Tỉ số mô men trên hai trục đó bằng tỉ số răng của bánh răng bao H và bánh răng trung tâm S và được chọn xấp xỉ bằng hai (tương ứng với sự phân bố tải trọng của cầu trước và hai cầu sau bằng 33/67). Cầu trước luôn luôn được truyền mô men xoắn thông qua bộ vi sai.
Để gài cứng bộ vi sai sử dụng khớp G2 nối trục của bánh răng trung tâm với vỏ vi sai 6, thực hiện khoá một bậc tự do của cơ cấu Wilson. Hai trục ra quay cùng tốc độ.
Tương tự như bộ vi sai bánh răng côn đối xứng, bộ vi sai bánh răng trụ cho phép phân chia mô men truyền phù hợp với xe 3 cầu chủ động có một trục dẫn xuyên thông ra hai cầu sau.
E. Hộp phân phối có bộ vi sai và li hợp ma sát
Trên ô tô con hai cầu chủ động sử dụng hộp phân phối có cấu trúc bộ vi sai bánh răng côn đối xứng và một khớp ma sát làm việc trong dầu silicon. Sơ đồ cấu tạo được trình bày trên hình 10.50.
Bộ li hợp ma sát nhiều đĩa được đặt trong một hộp kín làm việc trong dầu silicon. Li hợp bố trí nối giữa vỏ vi sai và bánh răng nối ra trục cầu sau.
Nhờ bộ li hợp ma sát cho phép khóa bớt sự sai lệch tốc độ giữa hai cầu khi xe chuyển động trên đường xấu. Sự sai lệch tốc độ càng lớn, li hợp trượt nhiều, nhiệt độ phát sinh tăng cao. Dầu silicôn có khả năng biến đổi độ nhớt theo nhiệt độ theo hướng tăng hệ số ma sát, do vậy tăng khả năng khóa cứng vi sai. Để ô tô hoạt động linh hoạt trên đường tốt, khớp G2 có thể tách cầu trước ra khỏi HTTL, li hợp ma sát đóng vai trò khóa một bậc tự do và tạo điều kiện mô men truyền tới cầu sau.
Ngày nay dầu silicon có khả năng tăng độ nhạy cảm giữa nhiệt độ và độ nhớt, nên trên một số ô tô con không bố trí khớp gài G2 và hộp phân phối làm việc ở chế độ luôn luôn dẫn động tất cả các cầu xe (full time). Khi bố trí kết cấu luôn luôn dẫn động tất cả các cầu, hiện tượng tuần hoàn công suất phát sinh phụ thuộc vào lực ma sát sinh ra trong li hợp và được hạn chế bởi sự trượt trong các đĩa ma sát của hộp phân phối.
Việc sử dụng bộ truyền xích cho phép tăng khoảng cách trục và trọng lượng của hộp phân phối nhỏ. Các hộp phân phối như thế thường được bố trí liền sau hộp số mà trọng lượng toàn bộ ô tô không gia tăng đáng kể.
Tương tự như hộp phân phối dạng vi sai côn đối xứng còn có hộp phân phối dùng vi sai bánh răng trụ, hoặc hộp phân phối có hai cấp tốc độ bố trí trước bộ vi sai.
...Xem thêm