Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cầu chủ động không dẫn hướng?

T
Bình luận: 30Lượt xem: 29,137

Duyleauto

Thành viên O-H
Như thế này nhé bác: Momen được truyền từ bánh đà ( đầu ra của động cơ) sau đó đi qua bộ li hợp, tiếp đó là đến hộp số. Ở đầu ra của hộp số sẽ được nối với cacđăng. Tiếp đó cac đăng sẽ truyền chuyển động đến bộ visai và cuối cùng từ bộ vi sai là truyền chuyển động ra 2 bánh xe. ( đối với xe động cơ đặt trước và cầu sau chủ động).
dưới đây là bộ vi sai

[video=youtube;vBm-SzO3ggE]http://www.youtube.com/watch?v=vBm-SzO3ggE[/video]
 
B

bao45th1

Khách
CÔNG DỤNG CỦA CẦU XE DẪN HƯỚNG
+ Cầu xe chủ động dẫn hướng có vai trò vừa điều khiển chuyển động của xe vừa truyền lực từ hộp số, vi sai, bán trục đến các bánh xe và hấp thụ chuyển động doc trục của bánh xe. Trong đó:
-Bộ vi sai có vai trò truyền công suất trực tiếp từ hợp số đến bán trục thông qua cơ cấu bánh răng làm cho xe không bị trượt khi xe vào cua.
-Bán trục truyền momen từ bánh răng vi sai đến các bánh xe. Do là cầu trước chủ động dẫn hướng nên các bán trục có khả năng đảm bảo hoạt động không đổi trong khi đang lái và các bán trục phải làm cho bánh quay cùng tốc độ.
-Bán trục đóng vai trò trục cầu xe và nó dich chuyển lên xuống, phải trái tương ứng chuyển động của xe cùng lúc đó nó cũng truyền lục chủ động từ vi sai thẳng đến các bánh xe
+ vỏ cầu xe chủ động làm đỡ, lắp đặt bộ vi sai các bán trục và bánh xe chủ động
+ Điều khiển các bánh xe chủ động qua với vận tốc khác nhau khi xe qua khúc quanh
Vỏ cầu chủ động còn làm nơi gắn vững chác cá giá đõ các vấu để bắt chặt các nhíp lá hay lò xo treo xe
+ Đảo đảm ô tô chuyển động chính xác, an toàn
+ Chấn rung của các banh xe trước không được truyền lên vành lái
+ Điều khiển dễ va nhẹ
Nguyên lý làm việc cầu xe dẫn hướng

Hình vẽ mô tả cơ cấu vi sai gồm 1 bánh răng và 2 thanh răng:
+ Nếu tải tác động đều vào cả 2 thanh răng (A) và (B), khi “C” được kéo lên, thì cả 2 thanh răng được nâng lên cùng 1 khoảng cách “h” và bánh răng không quay.
+ Nếu tải chỉ tác động vào thanh răng (A), thì bánh răng sẽ quay trên thanh răng (A) làm cho thanh răng (B) di chuyển lên phía trên. Cần lưu ý rằng khoảng cách mà thanh răng “B” di chuyển sẽ tăng lên bằng chiều dài thanh răng “A” mà bánh răng quay trên đó.
Khoảng cách thanh răng (B) di chuyển được tính bằng biểu thức : H + H = 2H.
Nguyên lý này được áp dụng cho các bánh răng vi sai
 

Open.Ge

Thành viên O-H
Như thế này nhé bác: Momen được truyền từ bánh đà ( đầu ra của động cơ) sau đó đi qua bộ li hợp, tiếp đó là đến hộp số. Ở đầu ra của hộp số sẽ được nối với cacđăng. Tiếp đó cac đăng sẽ truyền chuyển động đến bộ visai và cuối cùng từ bộ vi sai là truyền chuyển động ra 2 bánh xe. ( đối với xe động cơ đặt trước và cầu sau chủ động).
dưới đây là bộ vi sai

[video=youtube;vBm-SzO3ggE]
cảm ơn bác
 

nguyenvuongbkhn

Thành viên O-H
Bác cho em cái mail em cho bác slide về phần cầu chủ động hình vẽ dễ hiểu ạ. Chúc bác học tập tốt
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên