Sinh viên ô tô ra trường khó xin việc - Nguyên nhân do đâu?

MyS2Love
Bình luận: 135Lượt xem: 45,689

tomtran

Thành viên O-H
Học ngành kỹ thuật ô tô - Mặc dù đang là một trong những ngành được đánh là HOT trong thời điểm hiện nay, khi mà tại thị trường Việt Nam, tốc độ tăng trưởng ô tô đang rất bùng nổ. Nhưng có một thực trạng đáng buồn là đi ngược lại với sự phát triển đó, thì sinh viên ô tô lại rất khó tìm việc, hoặc có tìm được cũng rất khó ổn định và phát triển về lâu dài? Đây không chỉ là vấn đề mới gặp phải trong những năm gần đây, mà nó đã tồn tại đã rất lâu, từ các thế hệ sinh viên trước.

Vậy tại sao sinh viên ô tô ra trường khó lại khó xin việc như vậy? Điều gì đã cản trở những bước đi của các bạn? Bạn muốn xin việc tốt hơn, đúng với công việc mình yêu thích, thì bạn cần những điều gì?


1. Khả năng kỹ thuật còn quá yếu

Như tất cả chúng ta đều biết, các kiến thức mà sinh viên ô tô được trang bị tại các giảng đường đại học, cao đẳng, dạy nghề ô tô hầu như mới chỉ dừng lại ở mức kiến thức nền tảng bao quát về ô tô, trong khi số giờ thực hành còn quá ít. Điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển kỹ năng thực hành cũng như hạn chế trong việc cập nhật các công nghệ mới trên xe hiện nay.

Vì đa số các kiến thức mới chỉ dừng lại ở lý thuyết, nên khi ra thực tế ở gara – hãng dịch vụ, các bạn sinh viên ô tô thường rất bỡ ngỡ với "những gì đang diễn ra tại đây".

Muốn sửa được ô tô hay các nghề khác như cố vấn dịch vụ, sale… các bạn bắt buộc phải có sự trải nghiệm thực sự tại các gara, các hãng hoặc cần được đào tạo một cách chuyên sâu, bài bản đúng chuyên ngành mà bạn đang muốn theo đuổi.

Các bạn cần phải hy sinh thêm ít nhất từ 6 tháng đến 1 năm tiếp theo sau khi ra trường, để có được những kinh nghiệm bền vững và để có một mức lương ổn định như mong muốn. Điều này nó đúng trên mọi ngành nghề chứ không riêng gì nghề kỹ thuật ô tô của chúng ta.

2. Kỹ năng mềm còn hạn chế

Điều thứ 2 mà các bạn sinh viên ô tô còn rất yếu so với các bạn học kinh tế, ngoại giao, kinh doanh… đó chính là về các kỹ năng mềm.

Kỹ năng mềm là gì? Nó là một dạng các kiến thức tổng quan hỗ trợ trong cuộc sống, có thể liệt kê một số dạng cơ bản của nó như: Kỹ năng tìm kiếm thông tin, kỹ năng giao tiếp, khả năng xin việc, khả năng ứng xử, ngoại giao, kỹ năng viết lách, tạo mối quan hệ, kỹ năng lãnh đạo...... Một trong những điều rất đáng buồn với sinh viên ô tô hiện nay, là có những kỹ năng rất cơ bản như kỹ năng làm hồ sơ xin việc, gửi email cho nhà tuyển dụng cũng không biết làm như thế nào là chuẩn mực.

Khi mà các chủ gara, các hãng còn chưa biết bạn là ai, khả năng của bạn trong công việc thế nào. Thì một ấn tượng tốt khi tiếp xúc với các bạn là một điểm cộng cực lớn để bạn có thể xin được một công việc tốt, đúng với mong muốn của bạn.


Tất cả mọi công việc, nhiều lúc các doanh nghiệp chỉ cần sự chăm chỉ, trung thực và có ý chí vươn cao là đủ, còn kinh nghiệm thì họ sẵn sàng đào tạo bạn. Ở đây có nghĩa, sự cố gắng của bạn còn quý hơn nhiều so với kinh nghiệm của bạn, chứ chưa nói đến các bạn mới ra trường thì chắc chắn kinh nghiệm là điều chưa có.

3. Chưa có tính kỷ luật trong học tập và công việc

Thứ 3, khi bạn đã xin được việc rồi, nhưng các bạn vẫn không thể tồn tại được lâu trong doanh nghiệp đó, bởi tính cẩu thả, làm việc không nguyên tắc, điều mà ít trường lớp nào đào tạo cho bạn, đó chính là điều thường gặp nhất của sinh viên ô tô mới ra trường, rất dễ bị các doanh nghiệp đào thải.

Trong học tập cũng vậy, các bạn đã nghe câu “học – học nữa – học mãi” trong môn học mà làm khó rất nhiều các bạn sinh viên “Nguyên Lý Mác – Lê Nin”. Việc trau dồi thêm kiến thức chưa bao giờ là thừa đối với một ai.

Sau những buổi làm vất vả, bạn cũng cần học hỏi thêm, nghiên cứu tìm tòi thêm những điều giúp ích để phát triển công việc. Bạn muốn một công việc nhàn hạ, chắc chắn bạn phải học tập. Và ngược lại, khi các bạn không phát triển được bản thân, bạn sẽ lùi lại sâu so với những người khác.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “thế giới tiến bộ không ngừng ai không học là lùi”

4. Cái tôi quá cao và sự ảo tưởng

Một cái tôi quá cao, dễ tự ái, dễ xung đột với các thành viên trong garage là điều rất nhiều anh em đang gặp phải. Cái tôi cao này nguyên nhân xuất phát từ sự ảo tưởng về kiến thức và ảo tưởng trong công việc. Sự ảo tưởng đó là gì?

  • Ảo tưởng về khả năng của mình, với những kiến thức mình đang có.
  • Ảo tưởng về một mức lương cao, trong khi mình vẫn chưa làm được gì, và khả năng đáp ứng nhu cầu công việc của gara không cao.
Sự ảo tưởng này đã vô tình “bóp chết” tương lai của bạn và sẽ đẩy bạn đi theo một hướng khác, làm bạn “đánh rơi” toàn bộ những kiến thức mà bạn đã từng học, từng làm.

Có thể thấy, một là bạn thật giỏi để các doanh nghiệp đến rước bạn về công ty họ làm, hai là bạn không giỏi thì không nên ảo tưởng và chấp nhận “mức lương thử việc” “công việc học nghề” để dần tiến bộ.


Trên tất cả các công việc, mọi ngành nghề, nếu bạn chưa đủ kỹ năng, đủ kinh nghiệm thì bạn chắc chắn “chưa” có mức lương cao. Và thành công hay không là nhờ việc bạn tiếp cận tốt với sự việc và công việc đang diễn ra.

5. Không xác định được mục tiêu công việc là một đích đến rõ ràng rõ
Mọi công việc nếu không bắt đầu từ một đích đến rõ ràng, thì bạn giống như đang đi trên một con thuyền đang lênh đênh trên biển mà không biết là nó sẽ cập bến ở đâu.

“Bạn đến từ đâu không quan trọng, điều quan trọng là bạn đi đâu”
“Hãy bắt đầu công việc từ đích đến”

Câu hỏi này cần được trả lời càng sớm càng tốt. Không nên để đến lúc cầm tấm bằng trên tay rồi mới "tá hỏa" ra là không biết bây giờ mình nên đi làm việc gì, làm ở đâu, năng lực của mình làm gì thì phù hợp. Hiện nay, có rất nhiều bạn đang rơi vào tình trạng "thuyền không biết cập bến ở đâu".

Ví dụ: Nếu bạn muốn học sửa chữa ô tô giỏi, trở thành kỹ thuật viên sửa chữa ô tô chuyên nghiệp, điều đầu tiên các bạn nên làm là biết được tiếng anh ô tô căn bản, để có thể nghiên cứu các tài liệu.

Hoặc nếu các đang muốn làm cố vấn dịch vụ ô tô, ngay từ bây giờ, các bạn nên trau dồi các kỹ năng về bán hàng, đàm phán, thuyết phục, bảo dưỡng sửa chữa cơ bản, nguyên lý phụ tùng…

=>>>> XEM THÊM: Kinh nghiệm đi xin thực tập ở garage cho sinh viên




Cố gắng thôi các cụ ạ. Không nhớ câu này của ai nhưng khá đúng "nỗ lực thành tài, miệt mài thành giỏi"
Yếu kém của giáo dục Việt Nam mình là nhồi nhét rất nhiều môn học không liên quan để kiếm tiền và để định hướng tư tưởng chính trị theo mục đích của nhà nước mặc dù ai ai cũng biết nó vô bổ như thế nào. Chuyên ngành thì dạy theo sách vở đã quá lạc hậu (trên 5 năm). Nói thẳng nhiều thầy còn không tin vào những điều mình đang giảng dạy và cũng nhiều thầy không nắm vững chuyên môn, nhưng do cơ cấu nên được vào vị trí để kiếm tiền. Thầy không giỏi lấy đâu ra trò giỏi.
Các môn chuyên ngành thì chuộng tính toán thiết kế mà không chuộng chẩn đoán và sửa chữa nên mặc dù sinh viên có thừa kiến thức nền nhưng trở nên vô dụng, lạc lõng và cần được đào tạo lại (học việc lại) khi ra làm việc bên ngoài.
Ngành nào cũng có người giỏi người dở. Theo cái nhìn chủ quan của mình thì người cố gắng, thạo việc và tồn tại được trong nghề chiếm khoảng 15%. Phần còn lại vì thiếu yêu nghề và hoàn cảnh nên phải chuyển sang làm công việc khác phù hợp với khả năng và thu nhập mà họ muốn.
Hình dưới đây là các môn chuyên ngành một người thợ sửa xe bên nước ngoài phải đạt. Khoảng 55-60 môn học và làm tại gara. Một người thợ chính chỉ được kèm tối đa một người học việc. Có khoảng 56 môn học trải đều trong vòng 4 năm. Mỗi môn học 1 tháng, có một số tháng học nhiều hơn 1 môn.

27F84AB1-544A-48E1-A528-349C80F6EC10.png


BC8D738C-3FA7-4C26-9F9D-986400FA99D8.png


A641D08F-4FC8-4312-B2CD-25146F73309F.png
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Cố gắng thôi các cụ ạ. Không nhớ câu này của ai nhưng khá đúng "nỗ lực thành tài, miệt mài thành giỏi"
Yếu kém của giáo dục Việt Nam mình là nhồi nhét rất nhiều môn học không liên quan để kiếm tiền và để định hướng tư tưởng chính trị theo mục đích của nhà nước mặc dù ai ai cũng biết nó vô bổ như thế nào. Chuyên ngành thì dạy theo sách vở đã quá lạc hậu (trên 5 năm). Nói thẳng nhiều thầy còn không tin vào những điều mình đang giảng dạy và cũng nhiều thầy không nắm vững chuyên môn, nhưng do cơ cấu nên được vào vị trí để kiếm tiền. Thầy không giỏi lấy đâu ra trò giỏi.
Các môn chuyên ngành thì chuộng tính toán thiết kế mà không chuộng chẩn đoán và sửa chữa nên mặc dù sinh viên có thừa kiến thức nền nhưng trở nên vô dụng, lạc lõng và cần được đào tạo lại (học việc lại) khi ra làm việc bên ngoài.
Ngành nào cũng có người giỏi người dở. Theo cái nhìn chủ quan của mình thì người cố gắng, thạo việc và tồn tại được trong nghề chiếm khoảng 15%. Phần còn lại vì thiếu yêu nghề và hoàn cảnh nên phải chuyển sang làm công việc khác phù hợp với khả năng và thu nhập mà họ muốn.
Hình dưới đây là các môn chuyên ngành một người thợ sửa xe bên nước ngoài phải đạt. Khoảng 55-60 môn học và làm tại gara. Một người thợ chính chỉ được kèm tối đa một người học việc. Có khoảng 56 môn học trải đều trong vòng 4 năm. Mỗi môn học 1 tháng, có một số tháng học nhiều hơn 1 môn.

View attachment 102355

View attachment 102356

View attachment 102357
Bác có thể cho tôi cái bản gốc được không, để tôi luyện đệ theo cách này. Mong bác giúp đỡ
 

tomtran

Thành viên O-H
Cố gắng thôi các cụ ạ. Không nhớ câu này của ai nhưng khá đúng "nỗ lực thành tài, miệt mài thành giỏi"
Yếu kém của giáo dục Việt Nam mình là nhồi nhét rất nhiều môn học không liên quan để kiếm tiền và để định hướng tư tưởng chính trị theo mục đích của nhà nước mặc dù ai ai cũng biết nó vô bổ như thế nào. Chuyên ngành thì dạy theo sách vở đã quá lạc hậu (trên 5 năm). Nói thẳng nhiều thầy còn không tin vào những diều mình đang giảng dạy và cũng nhiều thầy không nắm vững chuyên môn, nhưng do cơ cấu nên được vào vị trí để kiếm tiền. Thầy không giỏi lấy đâu ra trò giỏi.
Các môn chuyên ngành thì chuộng tính toán thiết kế mà không chuộng chẩn đoán và sửa chữa nên mặc dù sinh viên có thừa kiến thức nền nhưng trở nên vô dụng và lạc lõng và cần được đào tạo lại (học việc lại) khi ra làm việc bên ngoài.
Ngành nào cũng có người dõi người dở. Theo cái nhìn chủ quan của mình thì người cố gắng và thạo việc và tồn tại được đuọc trong nghề chiếm khoảng 15%. Phần còn lại vì thiếu yêu nghề và hoàn cảnh nên phải chuyển sang làm công việc khác phù hợp với khả năng và thu nhập mà họ muốn.
Hình dưới đây là các môn chuyên ngành một người thợ sửa xe bên nước ngoài phải đạt. Khoảng 55-60 môn học và làm tại gara. Một người thợ chính chỉ được kèm tối đa một người học việc. Có khoảng 56 môn học trải đều trong vòng 4 năm. Mỗi môn học 1 tháng, có một số tháng học nhiều hơn 1 môn.

View attachment 102355

View attachment 102356

View attachment 102357
Bác có thể cho tôi cái bản gốc được không, để tôi luyện đệ theo cách này. Mong bác giúp đỡ
Cám ơn bác. Rất vui mừng khi thấy bác quan tâm.
Mình ra trường đã lâu, khi thấy bác hỏi thì thử log in vào tài khoản của trường để tải tài liệu về cho bác nhưng tài khoản đã bị deactivated. Có thể sau khi ra trường họ đóng tài khoản của mình luôn.
Giáo trình chính thì có sách này, bản của mình cũ rồi, bây giờ có thể đã ra bản mới và cập nhật hơn. Bác xem thử ebay họ có bán không. Sách quá 5 năm trường khuyên không nên học theo.
Sách chiếm khoản 50% lý thuyết, 50% tài liệu còn lại phải log in vào tài khoản của trường để tải về.

View attachment 102358

View attachment 102359

A40A75B3-4A28-4E2A-9113-762A7F5C8505.jpeg


B5CDA804-B955-4D9C-B6A8-2AEB5F170974.jpeg
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Cái link mà hồi nãy bác hỏi, cái này chỉ là thông tin môn học, không biết có phải cái bác cần không
https://training.gov.au/Training/De...s_tableUnits&pageSize=100&setFocus=tableUnits
Càng nhiều, càng kỹ thì càng tốt bác ạ. Nhưng đôi khi chỉ cần biết tên môn học, gạch đầu dòng nội dung thôi cũng đã là đủ rồi bác ạ. Cảm ơn bác nhiều. Nếu có gì hay về món này, mong bác cho xin. Tất cả cũng để cho ra những lớp thợ cấp tiến, chuyên nghiệp, thiện chiến và chuẩn mực thôi
Cảm ơn bác nhiều!
 

tomtran

Thành viên O-H
Càng nhiều, càng kỹ thì càng tốt bác ạ. Nhưng đôi khi chỉ cần biết tên môn học, gạch đầu dòng nội dung thôi cũng đã là đủ rồi bác ạ. Cảm ơn bác nhiều. Nếu có gì hay về món này, mong bác cho xin. Tất cả cũng để cho ra những lớp thợ cấp tiến, chuyên nghiệp, thiện chiến và chuẩn mực thôi
Cảm ơn bác nhiều!
Tôi cũng không có gì nhiều và cũng không biết gì nhiều ngoài những gì đã học và cóp nhặt khi đi làm. Nhưng nếu bác cần thêm sách vở hay thông tin gì, bác cứ nêu ra càng cụ thể sẽ giúp khoanh vùng sách vở hoặc tài liệu liên quan. Hy vọng giúp được bác một phần nhỏ nhoi trong công cuộc trồng người của bác.
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Tôi cũng không có gì nhiều và cũng không biết gì nhiều ngoài những gì đã học và cóp nhặt khi đi làm. Nhưng nếu bác cần thêm sách vở hay thông tin gì, bác cứ nêu ra càng cụ thể sẽ giúp khoanh vùng sách vở hoặc tài liệu liên quan. Hy vọng giúp được bác một phần nhỏ nhoi trong công cuộc trồng người của bác.
Nếu có thể, bác cho xin những tài liệu hay giáo trình mà xưa bác đã trải qua mà còn lưu giữ
 

ThichCaFe

Thành viên O-H
Mình nghĩ một phần là đất nước mình còn nghèo, ngành công nghiệp ô tô chưa phát triển, nên những nơi cần tuyển người còn ít, đó cũng là 1 lý do sv khó xin việc.
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Mình nghĩ một phần là đất nước mình còn nghèo, ngành công nghiệp ô tô chưa phát triển, nên những nơi cần tuyển người còn ít, đó cũng là 1 lý do sv khó xin việc.

Không phải vậy đâu, do sinh viên không hiểu vì sao lại không đáp ứng được công việc, mà lại yêu cầu đãi ngộ cao
 

Nguyễn Xuân Giang

Giữ xe
Nhân viên
Ra trường để có việc làm ngay và có thu nhập cao, thì điều quan trọng là các bạn sinh viên phải sớm tìm được định hướng nghề nghiệp cho bản thân.
Các bạn phải trả lời được các câu hỏi:
- Học ô tô thì ra trường làm việc ở đâu? Có những công việc gì ngoài kia?
- Bản thân mình mạnh về cái gì? Mạnh kỹ thuật hay dịch vụ? Mình phù hợp với công việc nào?
- Lộ trình của bản thân là gì? Ngoài việc học trên trường?
......
Mình đã chia sẻ rất nhiều về các chủ đề này. Gửi các bạn video với chủ đề: "Kỹ sư ô tô ra trường làm việc ở đâu? Ngoài garage và hãng thì còn môi trường nào?"
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên