Mấy lâu nay anh em chúng ta nge giang hồ đồn đoán về loài yêu quái "bốn chân không" 4.0 đang đổ bộ lên thế giới loài người và đe doạ cướp đi những công ăn việc làm của loài người ...
Tôi cực kỳ ấn tượng về một cuộc chạy đua giữa 5 ông vua 1 thời kiến tạo nên nước Mỹ bao gồm : Vanderbilt (vua đường sắt) Rockefeller (Vua dầu mỏ) Andrew Carnegie (Ông vua thép) J.P. Morgan (Vua ngân hàng) cùng lúc đua tranh họ sở hữu hàng trăm ngàn nhân viên, họ sở hữu hàng trăm nhà máy. Và cũng trong thời kỳ đó Ông vua xe hơi mang tên Henry Ford ra đời đã định nghĩa lại sự "Độc quyền" và "Sản xuất theo dây chuyền hàng loạt" Và từ đó thế giới được sở hữu những chiếc xe hơi giá rẻ chưa đến 1000 USD của Ford. Và chính Ford đã tạo ra một cuộc cách mạng truyền cảm hứng cho cả một thế hệ doanh nhân mới.
Câu chuyện đó quá xa với thế hệ của chúng ta chăng? Có khi nào anh em nghĩ rằng sẽ có 1 cuộc cách mạng tương tự thậm chí còn nhanh và mạnh hơn và có thể ập xuống cái ngành của anh em ta bất cứ lúc nào không? Thực chất ngành sản xuất và lắp ráp ô tô đã sử dụng Robot từ rất lâu và bài viết này chỉ nói về ngách sửa chữa và dịch vụ lân cận của anh em ta. Có thể anh em đang sống trên nền 4.0 nhưng chưa nhận ra chỉ cho đến một lúc nào đó có những đối thủ tầm cỡ, những con người hiểu biết thời thế, những công ty nhượng quyền về cái ngành của anh em ta mọc lên như nấm bên cạnh chúng ta có thể lúc đó chúng ta mới tỉnh ngộ và có lẽ bắt đầu muộn màng ...
VẬY, BỐN CHẤM KHÔNG CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGÀNH SỬA CHỮA Ô TÔ CỦA ANH EM TA KHÔNG?
Thứ nhất: Anh em thấy đấy, mấy lâu nay một số chủ xe tự ra cửa hàng phụ tùng mua đồ về và đưa anh em lắp và chỉ tính tiền công rẻ mạt, nếu chúng ta nói có nghĩa là sẽ có lần sau, và chúng ta nói không nghĩa là sẽ mất luôn khách hàng. Còn nhiều trường hợp hy hữu hơn nữa là họ hướng dẫn luôn anh em kiểm tra và lắp đặt… đó là sự ảnh hưởng đầu tiên và miếng cơm anh em ta đã bắt đầu bị đe doạ . Vì sao chủ xe bây giờ họ khôn thế? Vì họ biết sử dụng Internet, họ biết sử dụng điện thoại thông minh và họ hoàn toàn có thể lướt trên thế giới phẳng một chỉ với 1 vài chạm nhẹ nhàng . Chúng ta sẽ còn chứng kiến tiếp những thước phim hay tiếp theo khi mà Lazada sẽ cho khách hàng đặt hàng trực tiếp từ các kênh Taobao, 1688, alibaba ... Lúc đó kể cả anh em buôn phụ tùng cũng sẽ bị đe doạ chứ đừng nói là anh em thợ thuyền chúng ta…
Thứ hai: Ảnh hưởng mà anh em thấy rất rõ nữa đó là ; Nhờ công nghệ mà việc chẩn đoán, sửa chữa các PAN bệnh chưa bao giờ dễ dàng đến thế. Tôi không bác bỏ kinh nghiệm của anh em nhiều năm mới có đó là đẳng cấp là năng lực của anh em tuy nhiên ngày nay câu nói "Nhất đồ nhì nghề" đang ngày càng đúng. Sẽ qua đi cái thời "bắt mạch qua sợi tơ" sẽ qua đi cái thời "Ngửi khói đoán bệnh" và sẽ qua đi cái thời "Đấu sợi dâu điện lậy 10 triệu VNĐ. Nào là thiết bị cân bằng lốp xe, nào là máy xúc rửa buồng đốt, nào là máy chẩn đoán, nào là ... nói chung là thiết bị thay thế đang mỗi ngày hiện diện càng nhanh và có thể lỗi thời chỉ trong 1 sáng, 1 chiều …
Thứ ba: Khả năng bắt kịp công nghệ mới của anh em ta là không thể khi mà các nền tảng kiến thức từ trường lớp thay đổi theo năm còn công nghệ thay đổi theo ngày. Vừa mới hôm qua bắt kịp phun xăng, phun dầu điện tử mà nay đã bắt đầu chuẩn bị cho Hibrid, động cơ điện , và hàng tấn công nghệ . Có lý do để anh em lo lắng khi mà chiếc Iphone đầu tiên có mặt tại Việt Nam cho đến tận ngày hôm nay chỉ chưa đến 10 năm (. Nhiều anh em chúng ta hiện tại bây giờ vẫn còn e ngại khi chạm tay vào máy tính, e ngại khi đối diện với sự thay đổi và họ nói rằng “Ăn cơm dưa cà mà nói chuyện thế giới” nghe xa xăm quá…
Thứ tư : Chuẩn bị “Bốn chấm Không” nhưng Dịch vụ của chúng ta chưa thực sự chú trọng thay đổi, chúng ta đang loay quay với nhóm khách hàng luôn tìm cơ hội để phản bộ chúng ta. Chỉ cần có một lý do chính đáng họ sẵn sàng quay lưng với chúng ta thậm chí trở mặt bất cứ lúc nào. Hãy giả sử có một đại gia nhật bản mở một chuổi bão dưỡng và trạm dịch vụ bảo hành của Toyota ở cấp độ thị trấn, và 1 ông hàn quốc lại mở 1 trạm dành riêng cho các xe hàn và cũng cấp độ 20km có 1 trạm như kiểu Bách hoá xanh thì chúng ta lúc đó cũng sẽ rất mệt mỏi… khi chúng ta đi hát rong và làm 1 vài mình thì sống tốt tuy nhiên nếu anh em chỉ cần có ý định “gia tăng quy mô” thì số lượng cũng sẽ gia tăng lên mà chưa hẳn đã hiệu quả. Chúng ta sẽ đánh mất đi lợi thế lớn nhất của chúng ta là “Tinh gọn” và “giá rẻ”.
Thứ năm: Yếu tố tư duy của mỗi anh em chúng ta vẫn cũ và ít muốn thay đổi và kệ cha nó 4 Chấm 0 là cái loài gì, cả nước có hàng ngàn Garage từ cò con cho đến đại bàng và phần đông đều mang chung một đặc điểm là “Đi làm tích luỹ kỹ năng nghề một thời gian rồi mở xưởng” nên tư duy của anh em chỉ khác biệt hơn so với ông chủ cũ của anh em có 1 tý tẹo, Chúng ta hoàn toàn mơ hồ với “Bản năng sinh tồn” và hay bị lầm tưởng giữa khả năng “Tồn tại” và “Phát triển” ngoài yếu tố giỏi nghề ra còn cần có nhiều thứ khác trong đó sở hữu tư duy tốt là một thế mạnh để vượt qua mọi thách thức. Anh em ta thật khó nghĩ lỡn khi vừa sáng sớm công việc đã ngập mặt, và luôn tập trung “giải quyết sự vụ” biến mình thành “lính cứu hoả” thay cho tìm kiếm vấn đề và trả lời câu hỏi lớn “Mỗi giờ của mình đáng giá bao nhiêu tiền? “
Thứ sáu : Sự thay đổi về công cụ hỗ trợ quản lý cũng là một đe doạ trong tương lai. Anh em chúng ta đang sử dụng những cách thức cũ như lấy sổ ghi thông tin, và tiến bộ hơn là File excel, word. Vì vậy nên rất khó để đưa ra các thống kê và đo lường hiệu quả thực sự. Mỗi garage cần có 1 bộ quản lý quy trình thật đơn giản, gọn nhẹ và đáp úng được nhu cầu cơ bản nhât như: quản lý khách hàng (Lưu trữ, chăm sóc, , quản lý nhân sự (giao việc, nhân việc, báo cáo nhanh gọn lẹ), quản lý tiến độ, quản lý dịch vụ … Và hiện nay có rất nhiều phần mềm miễn phí kiểu này rất tiện như Bitrix, Trelo, và một số phần mềm miễn phí khác rất nhẹ nhàng.
Thứ bảy: …(Còn nhiều vấn đề quá, viết dài ít đọc, cảm ơn anh em đọc tới đây)
Chủ nhật ….(Nghỉ)
KẾT LUẬN
Thế giới chúng ta đang ngày càng phẳng, Internet và MXH đã làm thay đổi thế giới của chúng ta trong giai đoạn 3.0 qúa nhiều. Nay chúng ta lại đối mặt tiếp với 4.0 Thứ mà ngày nay mơ hồ nhưng ngày mai là lợi thế, ngày mốt là sư tồn vong…Thưa anh em, Chúng ta có quyền lấy ngành xe máy ra để nói rằng ngành sửa chữa ô tô sẽ không bao giờ chết. Tôi hoàn toàn đồng ý quan điểm đó và nghĩ rằng chúng ta vẫn có thể sống ổn cho đến 5 - 10 năm nữa. Tuy nhiên sẽ không ai nói trước được điều gì cả. Mới ngày nào nghề sửa chữa ô tô và Garage ô tô là một cái gì đó xa xỉ thì nay đang bình dân hoá. Mới ngày nào chỉ 1 số trường đào tạo ngành ô tô thì nay có đến hàng chục , mới ngày nào mỗi năm tốt nghiệp khoảng 1000 người thì nay tốt nghiệp ra hơn chục ngàn kỹ sư, cử nhân. Mới ngày nào đó cái máy chẩn đoán là sự khác biệt để cạnh tranh thì nay nó dùng để cho anh em tồn tại, mới ngày nào đó … Mà thôi.
Bài viết tiếp theo “Tại sao anh em garage của chúng ta vẫn còn đất sống trong tương lai?” sẽ nói tiếp về những chuyện xa xăm này …
Chúc anh em ngày nghỉ vui vẻ♥
Nguyễn Thanh Đàm
P/S: Bài viết theo quan điểm cá nhân và cách nhìn phiến diện. Anh em cứ gạch đá cho rôm rả nhé
Tôi cực kỳ ấn tượng về một cuộc chạy đua giữa 5 ông vua 1 thời kiến tạo nên nước Mỹ bao gồm : Vanderbilt (vua đường sắt) Rockefeller (Vua dầu mỏ) Andrew Carnegie (Ông vua thép) J.P. Morgan (Vua ngân hàng) cùng lúc đua tranh họ sở hữu hàng trăm ngàn nhân viên, họ sở hữu hàng trăm nhà máy. Và cũng trong thời kỳ đó Ông vua xe hơi mang tên Henry Ford ra đời đã định nghĩa lại sự "Độc quyền" và "Sản xuất theo dây chuyền hàng loạt" Và từ đó thế giới được sở hữu những chiếc xe hơi giá rẻ chưa đến 1000 USD của Ford. Và chính Ford đã tạo ra một cuộc cách mạng truyền cảm hứng cho cả một thế hệ doanh nhân mới.
Câu chuyện đó quá xa với thế hệ của chúng ta chăng? Có khi nào anh em nghĩ rằng sẽ có 1 cuộc cách mạng tương tự thậm chí còn nhanh và mạnh hơn và có thể ập xuống cái ngành của anh em ta bất cứ lúc nào không? Thực chất ngành sản xuất và lắp ráp ô tô đã sử dụng Robot từ rất lâu và bài viết này chỉ nói về ngách sửa chữa và dịch vụ lân cận của anh em ta. Có thể anh em đang sống trên nền 4.0 nhưng chưa nhận ra chỉ cho đến một lúc nào đó có những đối thủ tầm cỡ, những con người hiểu biết thời thế, những công ty nhượng quyền về cái ngành của anh em ta mọc lên như nấm bên cạnh chúng ta có thể lúc đó chúng ta mới tỉnh ngộ và có lẽ bắt đầu muộn màng ...
VẬY, BỐN CHẤM KHÔNG CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGÀNH SỬA CHỮA Ô TÔ CỦA ANH EM TA KHÔNG?
Thứ nhất: Anh em thấy đấy, mấy lâu nay một số chủ xe tự ra cửa hàng phụ tùng mua đồ về và đưa anh em lắp và chỉ tính tiền công rẻ mạt, nếu chúng ta nói có nghĩa là sẽ có lần sau, và chúng ta nói không nghĩa là sẽ mất luôn khách hàng. Còn nhiều trường hợp hy hữu hơn nữa là họ hướng dẫn luôn anh em kiểm tra và lắp đặt… đó là sự ảnh hưởng đầu tiên và miếng cơm anh em ta đã bắt đầu bị đe doạ . Vì sao chủ xe bây giờ họ khôn thế? Vì họ biết sử dụng Internet, họ biết sử dụng điện thoại thông minh và họ hoàn toàn có thể lướt trên thế giới phẳng một chỉ với 1 vài chạm nhẹ nhàng . Chúng ta sẽ còn chứng kiến tiếp những thước phim hay tiếp theo khi mà Lazada sẽ cho khách hàng đặt hàng trực tiếp từ các kênh Taobao, 1688, alibaba ... Lúc đó kể cả anh em buôn phụ tùng cũng sẽ bị đe doạ chứ đừng nói là anh em thợ thuyền chúng ta…
Thứ hai: Ảnh hưởng mà anh em thấy rất rõ nữa đó là ; Nhờ công nghệ mà việc chẩn đoán, sửa chữa các PAN bệnh chưa bao giờ dễ dàng đến thế. Tôi không bác bỏ kinh nghiệm của anh em nhiều năm mới có đó là đẳng cấp là năng lực của anh em tuy nhiên ngày nay câu nói "Nhất đồ nhì nghề" đang ngày càng đúng. Sẽ qua đi cái thời "bắt mạch qua sợi tơ" sẽ qua đi cái thời "Ngửi khói đoán bệnh" và sẽ qua đi cái thời "Đấu sợi dâu điện lậy 10 triệu VNĐ. Nào là thiết bị cân bằng lốp xe, nào là máy xúc rửa buồng đốt, nào là máy chẩn đoán, nào là ... nói chung là thiết bị thay thế đang mỗi ngày hiện diện càng nhanh và có thể lỗi thời chỉ trong 1 sáng, 1 chiều …
Thứ ba: Khả năng bắt kịp công nghệ mới của anh em ta là không thể khi mà các nền tảng kiến thức từ trường lớp thay đổi theo năm còn công nghệ thay đổi theo ngày. Vừa mới hôm qua bắt kịp phun xăng, phun dầu điện tử mà nay đã bắt đầu chuẩn bị cho Hibrid, động cơ điện , và hàng tấn công nghệ . Có lý do để anh em lo lắng khi mà chiếc Iphone đầu tiên có mặt tại Việt Nam cho đến tận ngày hôm nay chỉ chưa đến 10 năm (. Nhiều anh em chúng ta hiện tại bây giờ vẫn còn e ngại khi chạm tay vào máy tính, e ngại khi đối diện với sự thay đổi và họ nói rằng “Ăn cơm dưa cà mà nói chuyện thế giới” nghe xa xăm quá…
Thứ tư : Chuẩn bị “Bốn chấm Không” nhưng Dịch vụ của chúng ta chưa thực sự chú trọng thay đổi, chúng ta đang loay quay với nhóm khách hàng luôn tìm cơ hội để phản bộ chúng ta. Chỉ cần có một lý do chính đáng họ sẵn sàng quay lưng với chúng ta thậm chí trở mặt bất cứ lúc nào. Hãy giả sử có một đại gia nhật bản mở một chuổi bão dưỡng và trạm dịch vụ bảo hành của Toyota ở cấp độ thị trấn, và 1 ông hàn quốc lại mở 1 trạm dành riêng cho các xe hàn và cũng cấp độ 20km có 1 trạm như kiểu Bách hoá xanh thì chúng ta lúc đó cũng sẽ rất mệt mỏi… khi chúng ta đi hát rong và làm 1 vài mình thì sống tốt tuy nhiên nếu anh em chỉ cần có ý định “gia tăng quy mô” thì số lượng cũng sẽ gia tăng lên mà chưa hẳn đã hiệu quả. Chúng ta sẽ đánh mất đi lợi thế lớn nhất của chúng ta là “Tinh gọn” và “giá rẻ”.
Thứ năm: Yếu tố tư duy của mỗi anh em chúng ta vẫn cũ và ít muốn thay đổi và kệ cha nó 4 Chấm 0 là cái loài gì, cả nước có hàng ngàn Garage từ cò con cho đến đại bàng và phần đông đều mang chung một đặc điểm là “Đi làm tích luỹ kỹ năng nghề một thời gian rồi mở xưởng” nên tư duy của anh em chỉ khác biệt hơn so với ông chủ cũ của anh em có 1 tý tẹo, Chúng ta hoàn toàn mơ hồ với “Bản năng sinh tồn” và hay bị lầm tưởng giữa khả năng “Tồn tại” và “Phát triển” ngoài yếu tố giỏi nghề ra còn cần có nhiều thứ khác trong đó sở hữu tư duy tốt là một thế mạnh để vượt qua mọi thách thức. Anh em ta thật khó nghĩ lỡn khi vừa sáng sớm công việc đã ngập mặt, và luôn tập trung “giải quyết sự vụ” biến mình thành “lính cứu hoả” thay cho tìm kiếm vấn đề và trả lời câu hỏi lớn “Mỗi giờ của mình đáng giá bao nhiêu tiền? “
Thứ sáu : Sự thay đổi về công cụ hỗ trợ quản lý cũng là một đe doạ trong tương lai. Anh em chúng ta đang sử dụng những cách thức cũ như lấy sổ ghi thông tin, và tiến bộ hơn là File excel, word. Vì vậy nên rất khó để đưa ra các thống kê và đo lường hiệu quả thực sự. Mỗi garage cần có 1 bộ quản lý quy trình thật đơn giản, gọn nhẹ và đáp úng được nhu cầu cơ bản nhât như: quản lý khách hàng (Lưu trữ, chăm sóc, , quản lý nhân sự (giao việc, nhân việc, báo cáo nhanh gọn lẹ), quản lý tiến độ, quản lý dịch vụ … Và hiện nay có rất nhiều phần mềm miễn phí kiểu này rất tiện như Bitrix, Trelo, và một số phần mềm miễn phí khác rất nhẹ nhàng.
Thứ bảy: …(Còn nhiều vấn đề quá, viết dài ít đọc, cảm ơn anh em đọc tới đây)
Chủ nhật ….(Nghỉ)
KẾT LUẬN
Thế giới chúng ta đang ngày càng phẳng, Internet và MXH đã làm thay đổi thế giới của chúng ta trong giai đoạn 3.0 qúa nhiều. Nay chúng ta lại đối mặt tiếp với 4.0 Thứ mà ngày nay mơ hồ nhưng ngày mai là lợi thế, ngày mốt là sư tồn vong…Thưa anh em, Chúng ta có quyền lấy ngành xe máy ra để nói rằng ngành sửa chữa ô tô sẽ không bao giờ chết. Tôi hoàn toàn đồng ý quan điểm đó và nghĩ rằng chúng ta vẫn có thể sống ổn cho đến 5 - 10 năm nữa. Tuy nhiên sẽ không ai nói trước được điều gì cả. Mới ngày nào nghề sửa chữa ô tô và Garage ô tô là một cái gì đó xa xỉ thì nay đang bình dân hoá. Mới ngày nào chỉ 1 số trường đào tạo ngành ô tô thì nay có đến hàng chục , mới ngày nào mỗi năm tốt nghiệp khoảng 1000 người thì nay tốt nghiệp ra hơn chục ngàn kỹ sư, cử nhân. Mới ngày nào đó cái máy chẩn đoán là sự khác biệt để cạnh tranh thì nay nó dùng để cho anh em tồn tại, mới ngày nào đó … Mà thôi.
Bài viết tiếp theo “Tại sao anh em garage của chúng ta vẫn còn đất sống trong tương lai?” sẽ nói tiếp về những chuyện xa xăm này …
Chúc anh em ngày nghỉ vui vẻ♥
Nguyễn Thanh Đàm
P/S: Bài viết theo quan điểm cá nhân và cách nhìn phiến diện. Anh em cứ gạch đá cho rôm rả nhé