Ắc quy dùng trong xe máy có 2 loại: ắc quy chì axit (còn được gọi là ắc quy nước) và ắc quy kiềm (còn gọi là ắc quy khô). Trong đó ắc quy chì axit được sử dụng rộng rãi hơn. Ắc quy xe máy có nhiệm vụ cung cấp điện cho các hệ thống điện như đèn còi, đề, hệ thống đánh lửa,...
1. Ắc quy nước:
Đối với loại ắc quy 12 V (thông dụng cho xe máy hiện nay) có 6 ngăn. Mỗi ngăn được xem là một ắc quy đơn và được nối với nhau bằng các cầu nối. Cực âm có dấu(-), cực dương có dấu(+). Trên các ngăn có nắp đậy và lỗ thông hơi. Khi ắc quy hoạt động sẽ tạo ra chất khí hyđrô và ô xy bay lên nên sẽ thấy hiện tượng dung dịch sủi bọt và nước cạn dần, nồng độ dung dịch trở nên đậm đặc. Ắc-quy nước là loại có công suất lớn, việc bảo dưỡng cần phải thường xuyên. Muốn cho ắc-quy hoạt động tốt, phải thường xuyên kiểm tra mức dung dịch điện phân và khả năng phóng điện của bình.
2. Ắc quy khô:
Thực tế ắc quy khô cũng là loại ắc quy axít, chỉ khác là dung dịch axít có tỷ trọng cao hơn và chỉ đổ một lần duy nhất lúc mới dùng, sau đó đậy kín, trên vỏ bình không có lỗ thông hơi nên nhìn vào chỉ thấy 2 cực âm dương. Loại này không đổ thêm nước, không cần bảo dưỡng và giá thành đắt hơn loại ắc quy nước.
3. Những hư hỏng thường gặp:
a. Bình ắc quy nạp đầy nhưng sau một đêm điện đã yếu, thậm chí khi không sử dụng.
Nguyên nhân: Do bề mặt ắc quy bị bẩn tạo ra cầu nối giữa 2 cực; bình chập mạch bên trong do kết tủa hoặc các tấm ngăn bị lỏng; cũng có thể vật liệu làm ắc quy không đạt yêu cầu hoặc trong dung dịch có tạp chất.
Khắc phục: Bạn nên làm vệ sinh, lau chùi ắc quy hoặc súc rửa bình sạch sẽ, thay dung dịch mới và nạp lại điện cho bình
b. Hiệu điện thế tăng nhanh khi nạp, dung dịch mau sôi nhưng nồng độ tăng không đáng kể, bề ngoài lá cực có nhiều đốm trắng phủ trên bản cực và tấm ngăn. Ắc quy không phóng điện được hoặc phóng điện mau hết. Trường hợp này gọi là bị sulphat hoá.
Nguyên nhân: Do dung dịch trong ắc quy quá ít làm bản cực nhô lên, hoặc nồng độ dung dịch quá cao.
Khắc phục: Cần phải đổ thêm nước cất hoặc nạp lại bình. Với bình phóng điện nhanh hoặc dung dịch bẩn thì nên thay dung dịch mới theo đúng nồng độ quy định, sau đó nạp điện cho bình khoảng 10 tiếng.
c. Cong vênh bản cực: Vỏ bình bị phồng nắp bình đội lên không đều ở phía bản cực dương.
Nguyên nhân: Do nạp điện với dòng quá lớn hoặc thời gian nạp quá lâu làm cho nồng độ dung dịch tăng cao dẫn đến giảm độ bền của bản cực.
Khắc phục:Cần đổ thêm nước cất, nạp thêm điện theo đúng quy trình.
Khi thấy xuất hiện các hiện tượng sau thì có thể ắc-quy xe của bạn đã có vấn đề, do đó bạn cần kiểm tra, bảo dưỡng ngay:
Máy khởi động quay chậm, yếu.
Đèn xi nhan mờ, không ngắt rơ-le.
Còi bị méo tiếng và khi bấm lên các bóng đèn bị sụt áp, mờ hẳn đi.
Nếu thấy những dấu hiệu trên, bạn nên tháo bình ắc-quy ra khỏi xe để kiểm tra:
Tháo hộp đựng ắc-quy, mở vít kẹp, gỡ cầu chì khỏi mạch.
Rút ống thoát nước của bình, nhấc bình điện ra khỏi hộc chứa.
Kiểm tra kỹ mực nước ở các ngăn bình, rút nắp ngăn, thêm nước vào cho tới vạch Upper.
Lắp ắc-quy trở lại xe, bôi mỡ vào vít bắt điện cực, cuối là gắn cầu chì thông mạch. Nếu cầu chì bị cháy thì nên thay đúng chủng loại cũ.
Trong trường hợp đã thêm nước mà bình điện vẫn còn yếu, hãy mang nó đến một hiệu sửa ắc-quy để súc bình và nạp lại điện.
Lưu ý: Khi sử dụng ắc quy nước, nên định kỳ 1 - 2 tháng kiểm tra 1 lần. Nếu thiếu dung dịch và cầm châm thêm thì bạn nên mua axít đã được pha loãng. Tuyệt đối không cho thêm nước a xít, (những bình axít bán ở tiệm phụ tùng xe máy) loại này chỉ được đổ cho lần đầu tiên. Nếu bạn tiếp tục châm thêm loại nước a xít này vào bình, nồng độ axít cao sẽ sớm làm hỏng các bản cực, giảm tuổi thọ và công suất ắc-quy. Khi thêm nước, lâu chùi... tránh làm chập các điện cực. Dùng đèn xi nhan hoặc phanh liên tục cũng sẽ làm ắc quy sẽ mau hết điện.
1. Ắc quy nước:
Đối với loại ắc quy 12 V (thông dụng cho xe máy hiện nay) có 6 ngăn. Mỗi ngăn được xem là một ắc quy đơn và được nối với nhau bằng các cầu nối. Cực âm có dấu(-), cực dương có dấu(+). Trên các ngăn có nắp đậy và lỗ thông hơi. Khi ắc quy hoạt động sẽ tạo ra chất khí hyđrô và ô xy bay lên nên sẽ thấy hiện tượng dung dịch sủi bọt và nước cạn dần, nồng độ dung dịch trở nên đậm đặc. Ắc-quy nước là loại có công suất lớn, việc bảo dưỡng cần phải thường xuyên. Muốn cho ắc-quy hoạt động tốt, phải thường xuyên kiểm tra mức dung dịch điện phân và khả năng phóng điện của bình.
2. Ắc quy khô:
Thực tế ắc quy khô cũng là loại ắc quy axít, chỉ khác là dung dịch axít có tỷ trọng cao hơn và chỉ đổ một lần duy nhất lúc mới dùng, sau đó đậy kín, trên vỏ bình không có lỗ thông hơi nên nhìn vào chỉ thấy 2 cực âm dương. Loại này không đổ thêm nước, không cần bảo dưỡng và giá thành đắt hơn loại ắc quy nước.
3. Những hư hỏng thường gặp:
a. Bình ắc quy nạp đầy nhưng sau một đêm điện đã yếu, thậm chí khi không sử dụng.
Nguyên nhân: Do bề mặt ắc quy bị bẩn tạo ra cầu nối giữa 2 cực; bình chập mạch bên trong do kết tủa hoặc các tấm ngăn bị lỏng; cũng có thể vật liệu làm ắc quy không đạt yêu cầu hoặc trong dung dịch có tạp chất.
Khắc phục: Bạn nên làm vệ sinh, lau chùi ắc quy hoặc súc rửa bình sạch sẽ, thay dung dịch mới và nạp lại điện cho bình
b. Hiệu điện thế tăng nhanh khi nạp, dung dịch mau sôi nhưng nồng độ tăng không đáng kể, bề ngoài lá cực có nhiều đốm trắng phủ trên bản cực và tấm ngăn. Ắc quy không phóng điện được hoặc phóng điện mau hết. Trường hợp này gọi là bị sulphat hoá.
Nguyên nhân: Do dung dịch trong ắc quy quá ít làm bản cực nhô lên, hoặc nồng độ dung dịch quá cao.
Khắc phục: Cần phải đổ thêm nước cất hoặc nạp lại bình. Với bình phóng điện nhanh hoặc dung dịch bẩn thì nên thay dung dịch mới theo đúng nồng độ quy định, sau đó nạp điện cho bình khoảng 10 tiếng.
c. Cong vênh bản cực: Vỏ bình bị phồng nắp bình đội lên không đều ở phía bản cực dương.
Nguyên nhân: Do nạp điện với dòng quá lớn hoặc thời gian nạp quá lâu làm cho nồng độ dung dịch tăng cao dẫn đến giảm độ bền của bản cực.
Khắc phục:Cần đổ thêm nước cất, nạp thêm điện theo đúng quy trình.
Khi thấy xuất hiện các hiện tượng sau thì có thể ắc-quy xe của bạn đã có vấn đề, do đó bạn cần kiểm tra, bảo dưỡng ngay:
Máy khởi động quay chậm, yếu.
Đèn xi nhan mờ, không ngắt rơ-le.
Còi bị méo tiếng và khi bấm lên các bóng đèn bị sụt áp, mờ hẳn đi.
Nếu thấy những dấu hiệu trên, bạn nên tháo bình ắc-quy ra khỏi xe để kiểm tra:
Tháo hộp đựng ắc-quy, mở vít kẹp, gỡ cầu chì khỏi mạch.
Rút ống thoát nước của bình, nhấc bình điện ra khỏi hộc chứa.
Kiểm tra kỹ mực nước ở các ngăn bình, rút nắp ngăn, thêm nước vào cho tới vạch Upper.
Lắp ắc-quy trở lại xe, bôi mỡ vào vít bắt điện cực, cuối là gắn cầu chì thông mạch. Nếu cầu chì bị cháy thì nên thay đúng chủng loại cũ.
Trong trường hợp đã thêm nước mà bình điện vẫn còn yếu, hãy mang nó đến một hiệu sửa ắc-quy để súc bình và nạp lại điện.
Lưu ý: Khi sử dụng ắc quy nước, nên định kỳ 1 - 2 tháng kiểm tra 1 lần. Nếu thiếu dung dịch và cầm châm thêm thì bạn nên mua axít đã được pha loãng. Tuyệt đối không cho thêm nước a xít, (những bình axít bán ở tiệm phụ tùng xe máy) loại này chỉ được đổ cho lần đầu tiên. Nếu bạn tiếp tục châm thêm loại nước a xít này vào bình, nồng độ axít cao sẽ sớm làm hỏng các bản cực, giảm tuổi thọ và công suất ắc-quy. Khi thêm nước, lâu chùi... tránh làm chập các điện cực. Dùng đèn xi nhan hoặc phanh liên tục cũng sẽ làm ắc quy sẽ mau hết điện.