Bộ điều hòa lực phanh

toanlexus
Bình luận: 13Lượt xem: 10,031

Phạm Vỵ

Thành viên O-H
Em đang cần tài liệu về nguyên lý hoạt động của bộ điều hòa lực phanh mà không biết kiếm ở đâu mong các cụ giúp đỡ ạ!

Bộ điều hòa lực phanh có 2 loại:
- Bộ điều hòa 1 thông số;
- Bộ điều hòa 2 thông số;
Dưới đây giới thiệu với các bạn loại Bộ điều hòa 1 thông số (hay còn gọi là van P);

1.Khái quát
Van điều hoà lực phanh (van P) được đặt giữa xi lanh chính của đường dẫn dầu phanh và xilanh phanh của bánh sau.

Cơ cấu này tạo ra lực phanh thích hợp để rút ngắn quãng đường phanh bằng cách tiến gần đến sự phân phối lực phanh lý tưởng giữa bánh bánh sau và bánh trước để tránh cho các bánh sau không bị hãm sớm trong khi phanh khẩn cấp (khi tải trọng bị dồn về phần trước), v.v...
Khi sự phân phối giống như trình bày ở (a), lực phanh trở nên lớn, làm cho lực phanh bánh sau càng lớn hơn nhiều so với đường cong lý tưởng, khiến các bánh sau dễ bị hãm lại và làm xe mất ổn định.
Ngoài ra, khi sự phân phối giống như trình bày ở (b), tổng lực phanh trở nên nhỏ, khiến bánh trước dễ bị hãm lại và làm mất điều khiển lái.

2. Cấu tạo:


Hình 1
Van P gồm các chi tiết sau:

(1) Thân van

(2) Pittong

(3) Phớt làm kín của van

(4) Lò xo nén

(5) Cuppen xilanh

3. Nguyên lý hoath động:

3.1. Vận hành trước điểm chia:


Lực lò xo đẩy pittông về bên phải.
Áp suất thuỷ lực từ xilanh chính đi qua khe hở giữa pittông và cúppen xilanh để tác động một lực bằng nhau lên các xi lanh phanh của bánh trước và sau.
Tại thời điểm này, một lực tác động để làm pittông dịch chuyển sang bên trái bằng cách tận dụng độ chênh diện tích bề mặt nhận áp suất, nhưng không thể thắng được lực của lò xo, vì vậy pittông không dịch chuyển.

3.2. Vận hành tại điểm chia:

Khi áp suất thuỷ lực tác động vào xilanh của bánh sau tăng lên, áp suất này đẩy pittông về bên trái và thắng lực của lò xo làm cho pittông dịch chuyển sang trái và đóng mạch dầu.

3.3. Vận hành sau điểm chia:

Khi áp suất thuỷ lực từ xilanh chính tăng lên, mức tăng áp suất này đẩy pittông sang phải để mở mạch dầu.
Khi trạng thái này xảy ra, áp suất thuỷ lực đến xilanh của bánh sau tăng lên, và áp suất đẩy pittông sang trái bắt đầu tăng lên, vì vậy trước khi áp suất thuỷ lực đến xilanh của bánh sau tăng lên hoàn toàn, pittông dịch chuyển sang trái và đóng mạch dầu. Vận hành này của van được lặp đi lặp lại để giữ áp suất thuỷ lực ở phía bánh sau không tăng cao hơn áp suất ở phía bánh trước.

3.4. Vận hành khi nhả bàn đạp:

Khi áp suất thuỷ lực từ xilanh chính giảm xuống, dầu ở phía xilanh bánh sau đi qua bên ngoài cúppen xilanh và trở về phía xilanh chính

(Còn nữa: Bộ điều hòa 2 thông số)
 

Phạm Vỵ

Thành viên O-H
Cho em xin luôn cái 2 thông số đi bác. Cảm ơn bác nhiều ạ!!!!!

Bộ điều hòa 2 thông số còn có tên gọi là van LSPV.

http://img.oto-hui.com/images/2015/06/21/a1Ke91.jpg

Về cơ bản van LSPV là một bộ phận giống như van P, nhưng nó có thể điều chỉnh điểm chia của van P cho thích ứng với tải trọng tác động lên các bánh sau.
Van LSPV tránh cho các phanh sau bị quá hãm, bị khoá, bị trượt và cũng làm cho nó có thể nhận được lực phanh lớn khi tải trọng của bánh sau lớn.
Loại van này được sử dụng rộng rãi ở các loại xe như xe tải mà sự phân bố tải trọng lên các bánh trước và sau khác nhau xa giữa trường hợp xe có tải và không có tải.
Lò xo cảm biến tải trọng đặt giữa vỏ cầu sau và khung (hoặc thân xe) sẽ phát hiện tải trọng. Có thể điều chỉnh điểm tách (điểm chia) bằng cách điều chỉnh lực của lò xo cảm biến.
Với cấu tạo này đặc tính ra của bộ điều hòa là vô số các đường. Nằm giữa 2 đường giới hạn “xe đầy tải” và “xe không tải” là vô số các đường song song với 2 đườngtrên mỗi đường ứng với một tải trọng khác nhau.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên