Đại tu động cơ như thế nào là đạt chuẩn???

Ngutunguyen
Bình luận: 254Lượt xem: 95,724

vietnhatauto11

Thành viên O-H
Oái!!! Khó nhỉ!!!
- Cái tên "6D102" người ta sẽ nghĩ đó là động cơ của hãng Komatsu??
- Tên xe "HITACHI 250-1" cũng tương đối lạ lẫm.

Cho cái tên động cơ (Ghi ở tem trên động cơ) và hãng sản xuất xem nó ra sao thì mới có cơ sở để kiếm tài liệu.
dạ vâng ạ, bẩm cụ nhà cháu hnay k thấy tem đâu, chủ máy báo qua điện thoại là động cơ 6d102 nên gọi gioăng đại tu về thay thôi ạ, để vài bữa nhà cháu chụp hình lại cái động cơ sau đó dâng cụ mong cụ cầm tay chỉ bảo ạ
 

bao7329

Thành viên O-H
cháu thấy, đại tu động cơ là một công việc cần sự tập trung, sự nghiêm túc và hơn hết là kiến thức chuyên môn dầy dầy mới có thể làm được. Một con máy làm xong thể hiện đúng bản chất của người thợ. máy tháo ra lắp vào có thể nổ nhưng vẫn có thể phải dơ ra làm lại( nhiều khi kiểm tra cái gì cũng ngon, nhưng nổ lại không ngon nên vẫn phải di tìm chân lý) .
người nước ngoài làm theo đội.video tua hơi nhanh, nhưng có thêm được một hình dung ạ. cháu cám ơn
Cái gì cũng như Tây thì phải 20 năm chắc mới đại tu động cơ cụ ạ
 

haidangdenso

Thành viên O-H
theo tôi đại tu một động cơ là cả một quá trình tích lũy kinh nghiệm học hỏi dù được học chính quy hay học thực tế . có những người khi về hiu vẫn chỉ bơc 5 trong khi đó đi phụ cho ông boc 4 mới vào nghề đó là nhậy cảm nghề nghiệp .có người tiếp thu nhanh có người tiếp thu chậm, nếu có học cộng thực tế công việc chịu nghiên ngẫm sách vở với năng khiếu bảm sinh sẽ thành công trong công việc nhanh chóng.còn tôi thấy nhiều người học đại học ra nhưng chẳng biết một cái gì, nhưng vào một số xưởng có những anh thợ trẻ nhung tầm hiểu biết thật đáng nể phục , như cá cụ đã biết khi máy yếu nguyên nhân gì có rất nhiều bài viết và có rất nhiều câu trả lời . vì vậy đại tu một đọng cơ đòi hỏi phải có tư duy có kinh nghiệm cộng với sách vở tài liệu, và cố gắng làm sao tuân thủ quy trình và thông số , đôi khi một sơ suất rất nhỏ cũng có thể gây hậu quả lớn khó lườm vd móng supsas mòn hay lò xo supap rỉ sét hoặc con lăn con đội mò vv vì vậy đại tu nên kiểm tracàng kỹ cang iên tâm
[MERGETIME="1434560125"][/MERGETIME]
Cái gì cũng như Tây thì phải 20 năm chắc mới đại tu động cơ cụ ạ
nếu như tây thì thấy động cơ mới khỏi làm
 

vinh_nguyen

Thành viên O-H
theo tôi đại tu một động cơ là cả một quá trình tích lũy kinh nghiệm học hỏi dù được học chính quy hay học thực tế . có những người khi về hiu vẫn chỉ bơc 5 trong khi đó đi phụ cho ông boc 4 mới vào nghề đó là nhậy cảm nghề nghiệp .có người tiếp thu nhanh có người tiếp thu chậm, nếu có học cộng thực tế công việc chịu nghiên ngẫm sách vở với năng khiếu bảm sinh sẽ thành công trong công việc nhanh chóng.còn tôi thấy nhiều người học đại học ra nhưng chẳng biết một cái gì, nhưng vào một số xưởng có những anh thợ trẻ nhung tầm hiểu biết thật đáng nể phục , như cá cụ đã biết khi máy yếu nguyên nhân gì có rất nhiều bài viết và có rất nhiều câu trả lời . vì vậy đại tu một đọng cơ đòi hỏi phải có tư duy có kinh nghiệm cộng với sách vở tài liệu, và cố gắng làm sao tuân thủ quy trình và thông số , đôi khi một sơ suất rất nhỏ cũng có thể gây hậu quả lớn khó lườm vd móng supsas mòn hay lò xo supap rỉ sét hoặc con lăn con đội mò vv vì vậy đại tu nên kiểm tracàng kỹ cang iên tâm
nếu như tây thì thấy động cơ mới khỏi làm
Chả cần tích lũy gì cả chỉ làm theo hướng dẫn là OK, khi họ làm nhiều lần thuần thục coi như chuyên nghiệp. Học để tránh sai lầm sau này. Học đại học ra họ chưa va chạm thực tế nên họ cần có thời gian nghiên cứu chứ không phải họ kém đâu. Họ là bậc thầy sau này đấy cứ chê đi.
Em hỏi cụ những câu đơn giản VD như: Công dân là gì ?, Con người là gì ? xem cụ có ú ớ không đừng nói chi xa vời.
Em học trường ra đấy!
Cụ đọc thử 50 trang này xem có hiểu gì không:
https://drive.google.com/file/d/0BzDMK5qXHVI4ZEVRT2tVcnR5ams/view
 

gie-rach

Thành viên O-H
Khả năng con động cơ của cụ vietnhatauto là 6BD1 xi lanh 102 con này hiện bị lỗi phụ tùng chuyển sanh DB 58 nhé.
Quá trình học mỗi người một khác nhưng chung quy nó chỉ là cơ khí mà các cụ.
NHÂN BẤT HỌC BẤT CHI LÝ
BÉ KHÔNG HỌC LỚN LÀM CƠ KHÍ.
Vài trăm năm nữa nó cũng vẫn là vậy . Nhưng cái đơn giản mơi là cái khó hiểu vì không thể giải thích được. Bỏ cái văn bằng xuống hãy tôn trọng nhà sản xuất và thô h hiểu công việc của mình. 15 năm nay Gã cho cái bằng đại học bkhn vào đáy vali một kỷ niệm đẹp thế thôi . CÁC CỤ TẬP TRUNG VÀO CHUYÊN MÔN NHÉ.
 

josephvanbac

Thành viên O-H
Thực sự khi thấy các cụ trao đổi như vậy nhà cháu cũng vỡ ra được một ít. Nhà cháu xin nói thật, nhà cháu không phải dân ô tô hay dân cơ khí ra, nhà cháu chỉ đơn thuần là dân vật lý thôi ạ. Vậy nên khi các cụ nói vậy cháu cứ bị loạn mất một số thông tin các cụ ạ. Như trên bản Maintenance Schedule của Cummins bên cháu, thì người ta có qui trình bảo dưỡng với động cơ, ví dụ như với động cơ Cummins gắn trên con máy Hitachi EX2200 thì như vầy:

Daily Maintenance
  • Procedures
  • Air Cleaner Element Check
  • Air Cleaner Precleaner Check
  • Air Cleaner Restriction Check
  • Air Intake Hoses, Pipes, and Clamps Check
  • Air Tanks and Reservoirs Drain
  • Coolant Level Check
  • Drive Belts Check
  • FuelWater
  • Separator Drain
  • Lubricating Oil Level Check
Every 250 Hours or 6 Months Maintenance
  • Procedures
  • Belt Tension Check
  • Belt Tensioner Check
  • Fan Hub, BeltDriven
  • Check
  • Coolant Filter Change
  • Air Cleaner Element Change
  • Cooling Fan Check
  • Crankcase Breather Tube Check
  • Engine Wiring Check
  • Fuel Filters Change
  • Lubricating Oil and Oil Filter Change
  • Coolant Filter Change
  • Supplemental Coolant Additive Check
  • Air Compressor Air Cleaner ElementCheck
Every 1500 Hours or 1 Year Maintenance
  • Procedures
  • Batteries Check
  • Cold Start Aids (Seasonal) Check
  • Crankcase Breather (External) Clean
  • Engine Mounting Bolts Check
  • Hoses, Engine Replace
  • Steam Clean Engine Clean
Every 6000 Hours or 2 Years Maintenance
  • Procedures
  • Cooling System Clean
  • Fan Hub, BeltDriven
  • Check
  • Fan Idler Pulley Assembly Check
  • Vibration Damper Check
  • Water Pump Check
  • Air Compressor Discharge Lines Check
Every 10,000 Hours Maintenance
  • Procedures
  • Fuel Injectors (All applications with Mechanically Actuated Fuel Injectors) Replace
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Cẩn thận không bao giờ là thừa, còn nếu làm theo tài liệu thì "Bước này" cũng không thực sự cần thiết. (Mọi thắc mắc xin đợi ở những bài tiếp theo)
Vâng, xin bắt đầu được đợi ạ. Hy vọng, qua bài của bác,sẽ rút ra được một bài gần như mẫu
 

vietnhatauto11

Thành viên O-H
Khả năng con động cơ của cụ vietnhatauto là 6BD1 xi lanh 102 con này hiện bị lỗi phụ tùng chuyển sanh DB 58 nhé.
Quá trình học mỗi người một khác nhưng chung quy nó chỉ là cơ khí mà các cụ.
NHÂN BẤT HỌC BẤT CHI LÝ
BÉ KHÔNG HỌC LỚN LÀM CƠ KHÍ.
Vài trăm năm nữa nó cũng vẫn là vậy . Nhưng cái đơn giản mơi là cái khó hiểu vì không thể giải thích được. Bỏ cái văn bằng xuống hãy tôn trọng nhà sản xuất và thô h hiểu công việc của mình. 15 năm nay Gã cho cái bằng đại học bkhn vào đáy vali một kỷ niệm đẹp thế thôi . CÁC CỤ TẬP TRUNG VÀO CHUYÊN MÔN NHÉ.

Vâng thưa cụ @gie-rach nhà cháu sẽ cố gắng chụp cái hình nhờ các cụ luận giúp. Còn bằng cấp nhiều khi k quan trọng. Quan trọng có chí , có khiếu, có yêu và có say không thôi cụ nhỉ :D
 

haidangdenso

Thành viên O-H
Chả cần tích lũy gì cả chỉ làm theo hướng dẫn là OK, khi họ làm nhiều lần thuần thục coi như chuyên nghiệp. Học để tránh sai lầm sau này. Học đại học ra họ chưa va chạm thực tế nên họ cần có thời gian nghiên cứu chứ không phải họ kém đâu. Họ là bậc thầy sau này đấy cứ chê đi.
Em hỏi cụ những câu đơn giản VD như: Công dân là gì ?, Con người là gì ? xem cụ có ú ớ không đừng nói chi xa vời.
Em học trường ra đấy!
Cụ đọc thử 50 trang này xem có hiểu gì không:
https://drive.google.com/file/d/0BzDMK5qXHVI4ZEVRT2tVcnR5ams/view
Vậy cụ bảo làm theo hướng dẫn làm nhiều lần thuần thục là sao chắc khong phải tích lũy kinh nghiệm cụ nói mô thuẫn quá . theo tôi ngoài những kỹ năng học cơ bản ra cụ còn phải có tư duy kinh nghiệm vì động cơ là vấn đề Trìu tượng không thể nhìn vào trong nó và nói nó cháy hoàn hảo . Còn tôi cái bằng ĐH - BKHN to như cái liếp cũng như cụ giẻ là kỉ niệm đẹp còn kiến thức là hành trang . Tôi theo học xong các thầy bảo nếu nhanh nhậy. Các cậu phải mất 3 năm còn chậm 5 năm mới làm được việc . Vì vậy kinh nghiệm là thứ ta luôn học tập thực tế để rút ra những bài học .
 

Ngutunguyen

Bằng lái Hạng "Vét đĩa".
Thôi mà!!!
Ngu tôi đang nói về việc s/c cái động cơ "Cụ thể" theo sách "Hướng dẫn sửa chữa" chứ có nói đến việc "HỌC hay không học" đâu...??!!các Cụ lạc đề roài!!?? (Cái món này xin được "Nói cho ra nhẽ" ở 1 bài khác đi)

Đã xin ý kiến mà không thấy Cụ nào cho xin cái động cơ cụ thể để "Chém"??!!

Xin đưa cái tài liệu hướng dẫn sửa chữa động cơ "Komatsu Engine 125-3 SERIES Workshop Manuals". Vừa có "Kim cơ" vừa có "Kim điện" lại tương đối phổ thông trên rất nhiều loại xe khác nhau, "Nó" nằm ở giữa "Xe TO với xe bé". (Nịnh KOM tý nhá)

http://data.oto-hui.com/exmm0zcveh1k.html

Nói "Đại tu theo sách" cho nó "Oách tý chơi" chứ thực ra là giới thiệu về cách sử dụng sách để s/c như thế nào??? và đình kèm các dụng cụ "Tự chế chác" cũng như các "Tiểu sảo" kèm theo để phục vụ cho việc s/c "Tối ưu" nhất.
 

vinh_nguyen

Thành viên O-H
Vậy cụ bảo làm theo hướng dẫn làm nhiều lần thuần thục là sao chắc khong phải tích lũy kinh nghiệm cụ nói mô thuẫn quá . theo tôi ngoài những kỹ năng học cơ bản ra cụ còn phải có tư duy kinh nghiệm vì động cơ là vấn đề Trìu tượng không thể nhìn vào trong nó và nói nó cháy hoàn hảo . Còn tôi cái bằng ĐH - BKHN to như cái liếp cũng như cụ giẻ là kỉ niệm đẹp còn kiến thức là hành trang . Tôi theo học xong các thầy bảo nếu nhanh nhậy. Các cậu phải mất 3 năm còn chậm 5 năm mới làm được việc . Vì vậy kinh nghiệm là thứ ta luôn học tập thực tế để rút ra những bài học .
Các cụ nói cho vui cái mồm ! hãy nhìn nhận thực tế. Ở đâu củng phải học nếu không học không làm được gì trừ khi cụ phát minh ra nó. Bằng cấp là chứng nhận ban đầu không phải là thước đo trí tuệ. Bạn học ô tô khá nhưng chưa chắc bạn đã biết đạp xích lô-> Muốn biết đạp bạn phải học. Họ đã lấy thực tế viết thành sách thì tại sao cụ phải chui đầu ngược lại.
 

gie-rach

Thành viên O-H
NHẮC CÁC CỤ NÀO VÀO ĐÂY KHOE THÀNH TÍCH VĂN BẰNG HAY NỌ KIA LÀ AMIN KHÓA NICK VĨNH VIỄN NHÉ.
CÁC CỤ TẬP TRUNG VÀO NỘI DUNG BÀI NHÉ
 

bao7329

Thành viên O-H
Làm nghề sửa chữa nó cũng như làm dâu trăm họ các cụ ạ .nó còn phụ thuộc nhiều yếu tố nữa .có những chủ máy họ có quan niệm khác về vấn đề mình làm . chủ nghèo chủ giàu . chủ dễ tính . chủ keo kiệt . nhiều khi biêt phản kỹ thuật nhưng vẫn phải làm vì miếng cơm manh áo thôi.
 

vinh_nguyen

Thành viên O-H
NHẮC CÁC CỤ NÀO VÀO ĐÂY KHOE THÀNH TÍCH VĂN BẰNG HAY NỌ KIA LÀ AMIN KHÓA NICK VĨNH VIỄN NHÉ.
CÁC CỤ TẬP TRUNG VÀO NỘI DUNG BÀI NHÉ
Bài viết phải có chất lượng hướng anh em đi đúng nghề nghiệp yêu thích, không phô diễn thành tích cá nhân.
trở lại chủ đề " Đại tu động cơ như thế nào là đạt chuẩn???
Chuẩn từ đâu ra ?

Chuẩn dựa trên tài liệu của nhà sản xuất, không dựa theo kinh nghiệm cá nhân vì mỗi loại động cơ có mục đích sử dụng và cấu tạo khác nhau, vật liệu chế tạo + gia công củng khác nhau mà chúng ta không thể nhận biết được bằng kinh nghiệm của mình.

Làm sao để biết phục hồi Đ/Cơ có đạt chuẩn hay không ?
Các chi tiết của động cơ có độ chính xác cao, dung sai lắp ghép củng rất nhỏ. Quan trọng nhất là bước này nếu không biết phương pháp để đo và sử dụng dụng cụ đo thì không thể nào đánh giá được. Dựa theo hướng dẫn để biết vị trí cần đo mới mong đánh giá được. khi đo đạc phải ghi chép cẩn thận để so sánh với tiêu chuẩn để đưa ra công việc cần làm.
Các dụng cụ đo bao gồm:
-Bàn MAP
-Can lá
-Thước kẹp
-Đồng hồ so
Và 1 số máy móc dụng cụ chuyên dùng để thực hiện việc này nhiều như lá mùa thu.
Động cơ có thiết bị điện tử đi kèm củng phải có thiết bị test để đánh giá.

khi không đạt chuẩn chúng ta phải làm gì.
-Thay mới
-Phục hồi bằng các phương pháp gia công cơ khí
- Phục hồi bằng các công nghệ phục hồi

Tháo lắp
Phải tháo lắp bằng các dụng cụ chuyên dùng đã được đo lường hoặc đã được kiểm định.
Phương pháp thực hiện củng góp phần làm thay đổi tuổi thọ động cơ.
Vệ sinh là khâu quan trọng nhất nhưng ít thấy ai quan tâm đến điều này.

Các bác bổ sung tiếp......
 

bao7329

Thành viên O-H
Bài viết phải có chất lượng hướng anh em đi đúng nghề nghiệp yêu thích, không phô diễn thành tích cá nhân.
trở lại chủ đề " Đại tu động cơ như thế nào là đạt chuẩn???
Chuẩn từ đâu ra ?

Chuẩn dựa trên tài liệu của nhà sản xuất, không dựa theo kinh nghiệm cá nhân vì mỗi loại động cơ có mục đích sử dụng và cấu tạo khác nhau, vật liệu chế tạo + gia công củng khác nhau mà chúng ta không thể nhận biết được bằng kinh nghiệm của mình.

Làm sao để biết phục hồi Đ/Cơ có đạt chuẩn hay không ?
Các chi tiết của động cơ có độ chính xác cao, dung sai lắp ghép củng rất nhỏ. Quan trọng nhất là bước này nếu không biết phương pháp để đo và sử dụng dụng cụ đo thì không thể nào đánh giá được. Dựa theo hướng dẫn để biết vị trí cần đo mới mong đánh giá được. khi đo đạc phải ghi chép cẩn thận để so sánh với tiêu chuẩn để đưa ra công việc cần làm.
Các dụng cụ đo bao gồm:
-Bàn MAP
-Can lá
-Thước kẹp
-Đồng hồ so
Và 1 số máy móc dụng cụ chuyên dùng để thực hiện việc này nhiều như lá mùa thu.
Động cơ có thiết bị điện tử đi kèm củng phải có thiết bị test để đánh giá.

khi không đạt chuẩn chúng ta phải làm gì.
-Thay mới
-Phục hồi bằng các phương pháp gia công cơ khí
- Phục hồi bằng các công nghệ phục hồi

Tháo lắp
Phải tháo lắp bằng các dụng cụ chuyên dùng đã được đo lường hoặc đã được kiểm định.
Phương pháp thực hiện củng góp phần làm thay đổi tuổi thọ động cơ.
Vệ sinh là khâu quan trọng nhất nhưng ít thấy ai quan tâm đến điều này.

Các bác bổ sung tiếp......
Nếu không có tài liệu để so sánh thì không đại tu dc động cơ hả cụ. Em thường mang chi tiết động cơ đi gia công cơ khí . em chả thấy họ dùng tài liệu .không biết sau này có sảy ra sự cố gì không
 

long_lanhlung

Thành viên O-H
theo e thì kinh nghiệm và sách vở kết hợp với nhau vẫn là tốt hơn cả vì nhiều khi ta đọc khi va phải ta vẫn có cái nhìn lô rích hơn khi làm việc
 

Ngutunguyen

Bằng lái Hạng "Vét đĩa".
Ở bài này xin phép các Cụ cho tôi "Chém" với động cơ "Còn Rin", mới phá lần đầu, chưa bị "Bó" hay "Lột bạc"...cho nó dễ 1 chút.

Với động cơ "Hỏng nặng" thì cứ từ từ mà "Quất" sau nhé.

Những chú ý khi làm vệ sinh trước khi "Rã" động cơ:

I- Tháo tất cả những "Linh kiện điện" gắn xung quanh động cơ: Cảm biến, công tắc, đề, máy phát...Công s/c thì thấp mà giá cả "Linh kiện điện" thì cao...Chờ mua thì mất thời gian...không cẩn thận là "Bị Lõm nặng". "Cái gì" đã tháo ra thì phải có "Cái gì đó" đút nút hoặc bịt thế chỗ.

II- Vệ sinh và làm sạch phía ngoài động cơ bằng phương pháp "Cạo gió", dùng dung dịch chuyên dùng (Giá thành cao ít khi thấy "Xưởng tư nhân" nào làm), dùng súng phun nước áp lực cao xịt rửa và "Xì khô".

III- Tháo rã: theo nguyên tắc "Cái nào lắp sau thì phải tháo trước", dễ tháo trước khó tháo sau, "Râu ria" tháo trước "Chủ trò" tháo sau.

Tháo "Cụm chi tiết nào" thì "Ốc nhái" của cụm đó được "Gói riêng" kèm theo "Bảng tên" thì khi lắp sẽ bớt đi vài "Công để phân loại" ( Tùy theo "Vị trí địa lý" của nơi s/c mà "Vật liệu gói" cũng khác nhau: Khay, bát đĩa ăn cơm, túi nilong, giẻ lau, "Lá sen, lá chuối", thậm chí dùng đến cả BCS....)

1- Cổ hút cổ xả, bơm nước, dây curoa, đường ống diesel, "Nguyên củ sinh hàn dầu máy", khi tháo sinh hàn chú ý đánh dấu đầu vào và đầu ra nhé....

2- Mặt quy lát, bánh đà, "Râu ria" xung quanh bơm cao áp.

3- Vật ngang đ/c xuống ngược phía bơm cao áp (Dễ làm hơn). Tháo cate, "Bửng đầu, bửng dít", "Bánh răng trung gian", ống hút dầu máy, bơm nhớt, bơm cao áp.... Cạo ( Hoặc mài) gờ xy lanh.

Vam xy lanh bằng vam chuyên dụng. Cụ nào có vam chuyên dụng thì quăng cái ảnh cho ae xem với nhé...Cái bộ vam của Em không biết đã quẳng đi đâu, sẽ cố tìm lại để các Cụ chiêm ngưỡng sau vậy.

4- Tháo vòi phun dầu máy làm mát piston (Đầu tiên và rất quan trọng..gói gọn để vào nơi an toàn...rồi tính sổ sau), tháo tay biên, rút piston và tay biên ra ngoài. Nhớ xem dấu của tay biên nhá: tên gì, "Ắc gô bạc" quay về đâu??? và gá "Cung biên nào thì vào với tay biên ấy".

5- Vật ngửa "Tơ hơ" đ/c lên tháo nốt trục cam, tấm đệm mặt đầu (Thường đ/c KOM đều có), tháo các cung balie chú ý "Số oánh về hướng nào" đầu hay cuối đ/c (Với KOM thường hay đánh số tính từ đầu đ/c)

6- Còn cái gì dính vào đ/c thì tháo nốt trừ các "Mắt trâu". (Chưa làm cái đ/c này lần nào...chém trúng thì trúng mà trượt thì xuống chiếu...)

"Rửa ráy" sạch sẽ, "Gói nào vào gói ấy" và cẩn thận tránh va đập các chi tiết đã "Rã" ra....để gọn gàng ngăn nắp vào nơi "Quy định"...Em xin phép đi mua "Đồ nghề" để kiểm tu cái đã..."Bao giờ" mua đủ em xin "Chiến" tiếp ạ!!!
 

Ngutunguyen

Bằng lái Hạng "Vét đĩa".
Viết "Lộn tùng phèo" mà vẫn có người đổ xăng cho!!.....May quá!!!

Dụng cụ để kiểm tu "Tối giản" (Có thể phải bổ xung thêm khi sửa chữa loại động cơ có "Độ khủng" hơn):

1- Thước cặp.
2- Căn lá.
3- "Thước thẳng".
4- Tay cân lực 6 - 35 kgm.
5- Đồng hồ + giá đo độ cao.
6- Panme đo ngoài với các thang đo: 0-25, 25-50, 50-75, 75-100, 100-125, 125-150, 150-175.
7- Đồng hồ so đo lỗ tương ứng: 6-10, 10-18, 18-35, 35-60, 50-150, tiện thêm 01 khúc nối để đo tới 155 mm (Tiết kiệm được khoảng 2,5-3.0 nghìn K đấy)
8- Cờ lê, mỏ lết, búa, "Khẩu-tuýp", "Tay vặn khẩu", tay công....

Xin giới thiệu sơ bộ về sự bố trí các mục và cách sử dụng tài liệu:
1- Từ trang 6 - 25: an toàn, các ký hiệu, bảng tra lực xiết "Ốc phổ thông", chữ viết tắt về màu sắc, bảng quy đổi qua lại giữa các "Đơn vị" đo lường.
2- 26 - 56 giới thiệu chung về động cơ: thông số kỹ thuật, hình dáng kích thước bên ngoài, trọng lượng....
3- 57 - 143 cấu trúc, chức năng, lực siết, thông số tiêu chuẩn và dung sai lắp ghép của các "Cụm chi tiết".
4- 144 - 269 kiểm tra, điều chỉnh và phương pháp xử lý sự cố.
5- 270 - 314 "Trình tự" tháo lắp đ/c.
6- Phần sửa chữa phụ.

"Lang thang" đi kiếm dụng cụ để kiểm tu thì "Vớ được em này", chưa biết "Nó" dùng vào việc gì, Cụ nào biết thì chỉ cho cái đê....
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên