Đại tu động cơ như thế nào là đạt chuẩn???

Ngutunguyen
Bình luận: 254Lượt xem: 95,764

Ngutunguyen

Bằng lái Hạng "Vét đĩa".
buồn nhề. chắc cụ học toàn bằng kinh nghiệm truyền miệng thì phải.
Đen cho nhà cháu!!! Đã không được học hành chính quy bài bản, đến "Kinh nghiệm truyền miệng" cũng không nốt, chỉ nhòm các chú các bác làm rồi tự suy nghĩ và bắt chước làm theo.
Chứ bạch cụ là dân đen nhà cháu tài liệu còn hạn chế nên nhiều cái k thể làm điều như cụ nói. Rất mong cụ chia sẻ thêm kinh nghiệm và tài liệu thì càng tốt:D để dân đen bọn cháu có chỗ nương nhờ. Lạy cụ !
@ Các Cụ luôn cho nó máu:
Với số điểm và số tài liệu mà tôi đang có + "Số tài sản đang có trên OH" + Các mối quan hệ với các trang mạng nước ngoài mà tôi đang tham gia = Bất cứ Cụ nào cần tài liệu gì (Shop manual Engine) trong "Tầm tay ấy" tôi sẵn sàng gửi luôn trong "THỚT" này + Điều kiện bắt buộc: Người yêu cầu phải có ít nhất 5 bài trở lên có "Chất và Lượng"(Sẽ có người "Đủ trình" để kiểm chứng nhé).
Ngu tôi đã bỏ "Nghề sửa động cơ" hơn chục năm roài (Cơm áo gạo tiền và nhiều cái cần hơn) + Không thấy có bài nào hướng dẫn "Đại tu động cơ" một cách cụ thể cả (Cũng có thể do cách nhìn phiến diện hoặc là bệnh "Ếch ngồi đáy giếng" của Ngu mà ra) = Sợ "Nó mai một" đi thì toi, sẽ cố gắng mà viết lại (Rất mất thời gian) + "Thừa thiếu" thế nào xin các Cụ hãy bổ xung.

Để khách quan, bất cứ Cụ nào cũng có thể cũng có thể đề đạt "Tên cái động cơ" cần thảo luận miễn sao là có tài liệu để cùng nhau thực thi.
Với tiêu chí: Động cơ thuộc mảng XMCT, phổ biến, đời "Kim phun cơ" cho nó dễ dễ chút (Cái khó hơn thì thong thả chiến sau).
 

josephvanbac

Thành viên O-H
Bẩm cụ, nhà cháu cũng đang thắc mắc về cái khoản tiểu tu, trung tu và đại tu này.
Cháu vẫn chưa tưởng tượng ra là sẽ làm gì với các mức độ "tu" như này.
Ví dụ như trung tu thì thay gì: nhớt, lọc thì làm thường xuyên rồi. Thay bạc, xéc măng, ... có ở mục trung tu này không.
Với đại tu, nhà cháu nghe nói là thay hết, trừ block và trục cơ, cam nếu không cong vênh viếc gì.
Vậy với kinh nghiệm của cụ, cụ có thể truyền cho nhà cháu ít được không ạ?
Cháu sẵn sàng đổ xăng để đi thêm với quãng đường mà cụ gợi ý cho cháu ạ.
 
V

vanthang7b

Khách
đại là to . tu là tu sửa . đại tu là tu sửa to :v . em thấy ở ngoài mấy bác đại tu cũng chỉ là thay bạc thay hơi . cùng lắm xoáy xuppap là cùng . ít thấy ao quan tâm đến bơm nhớt
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
đại là to . tu là tu sửa . đại tu là tu sửa to :v . em thấy ở ngoài mấy bác đại tu cũng chỉ là thay bạc thay hơi . cùng lắm xoáy xuppap là cùng . ít thấy ao quan tâm đến bơm nhớt
Cái này thì cũng tùy người thôi, bác ạ. Với tôi, trước khi tháo máy ra khỏi xe, tôi phải đo được áp suất trên đường bôi trơn, cả lúc nguội, đến lúc nóng ạ. Chứ tháo ra rồi thì khó phán đoán lắm
 

josephvanbac

Thành viên O-H
Cảm ơn cụ @Cai banh xe, đo áp suất trên đường bôi trơn thì nhà cháu cũng có nghe qua, tại bên cummins nhà cháu có cảm biến để đo hết rồi ạ. Nhưng cháu vẫn chưa hiểu ở chỗ là, khi đại tu động cơ, tùy vào tình hình để có phương án thay thế phụ tùng, hay là cứ đến hạn đại tu (tầm 2 năm hay vài vạn km nào đó) là ta tiến hành kiểm tra và thay thế bộ hơi, bạc và xéc măng các kiểu vậy ạ
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Cảm ơn cụ @Cai banh xe, đo áp suất trên đường bôi trơn thì nhà cháu cũng có nghe qua, tại bên cummins nhà cháu có cảm biến để đo hết rồi ạ. Nhưng cháu vẫn chưa hiểu ở chỗ là, khi đại tu động cơ, tùy vào tình hình để có phương án thay thế phụ tùng, hay là cứ đến hạn đại tu (tầm 2 năm hay vài vạn km nào đó) là ta tiến hành kiểm tra và thay thế bộ hơi, bạc và xéc măng các kiểu vậy ạ
Theo tôi hiểu, và từng làm thì:
- Vận hành thử xem có cần thiết phải đại tu hay không? Đại tu xong, liệu có cải thiện được vấn đề ( nhu cầu của khứa) không?
- Khi đã quyết định đại tu thì phải đo đạc kiểm tra ngay. Cái gì đo được lúc máy sống thì làm trước. Khi rã ra rồi thì phải vệ sinh sạch sẽ, rồi đo đạc, kiểm tra xem cụ thể thì mới chốt cái gì thay, cái nào để, cái nào sửa, cái nào chỉnh...
Tôi cũng không được học hành chính quy, cũng không được truyền thụ kinh nghiệm (giống bác Ngu), chỉ nhặt nhạnh rồi về chế riêng thành bài của mình rồi...bán lấy tiền thế thôi ạ. Hiện vẫn tiếp tục nhặt nhạnh nữa đó ạ
 

josephvanbac

Thành viên O-H
Theo tôi hiểu, và từng làm thì:
- Vận hành thử xem có cần thiết phải đại tu hay không? Đại tu xong, liệu có cải thiện được vấn đề ( nhu cầu của khứa) không?
- Khi đã quyết định đại tu thì phải đo đạc kiểm tra ngay. Cái gì đo được lúc máy sống thì làm trước. Khi rã ra rồi thì phải vệ sinh sạch sẽ, rồi đo đạc, kiểm tra xem cụ thể thì mới chốt cái gì thay, cái nào để, cái nào sửa, cái nào chỉnh...
Tôi cũng không được học hành chính quy, cũng không được truyền thụ kinh nghiệm (giống bác Ngu), chỉ nhặt nhạnh rồi về chế riêng thành bài của mình rồi...bán lấy tiền thế thôi ạ. Hiện vẫn tiếp tục nhặt nhạnh nữa đó ạ
Vâng. Nhà cháu cảm ơn cụ ạ. Tại nhà cháu mới bước chân vào mảng phụ tùng, nên nhiều khi còn lúng túng chả biết nói thế nào với khách khi tư vấn cho họ cả, vậy nên nhà cháu mới cần các cụ có kinh nghiệm chỉ dạy ạ.
 

chxm

Thành viên O-H
xin các cụ nói không hết, viết cũng chẳng đủ
đai tu động cơ kiểu bao cấp. áp dụng thị trường kiểu CHXM
- kiểm tu lập dự trù sơ bộ
+ lấy thông số thực tế.
+ báo cáo làm giá với chủ được sự đồng ý. ta mới có phần sau
- tháo rã tung , rồi kiểm tu lần tiếp, lập dợ trù chi tiết
- xác định chi tiết cần thay. hay thủ thuật. rồi ứng xìn. tiếp tục thi công ( phần sống còn với gia đình nhà thợ)
- đối với từng loại động cơ đều có thông số, khe hở từ bạc đến hơi , áp dầu bôi trơn hay áp buồng nén. chúng ta ai cũng phải nắm được bằng cách nào đó từ tư vấn đồng nghiệp bạn bè, hay tự học. . .
những người vừa học vừa làm. có nhiều người rấy giỏi. một lần làm ở SƠN TÂY tôi gặp một thợ làm động cơ lắp xong, mà chẳng để ý đến dấu của nhà chế tạo (quả nén điểm chết trên, sỏ đũa đẩy vào xác định cam, chẳng hiểu thế nào mà cắm bơm cao áp vào xong ông cứ lắp một mạch) đên 21h cho nổ máy phát ăn liền DAIWOO DH07. thơi đó ngoài công trường không có đèn sáng như bây giờ. tất cả nhờ vào trăng và cái đèn bin đểu. theo dõi máy làm khô không khói. 6tháng không ẩm ướt chi hết nổ ngon .
thưa các cụ người này không qua trường nào , chỉ được theo thầy có 1 năm. các cụ xem giúp dặt lửa không dấu như vậy thì là thuộc quá đi chứ . cái anh học trường thuộc mà không hiểu hết cặn kẽ cũng khó mà làm được như vậy.
đọc các bài viết của các cụ tôi thiển nghĩ thế này. học rồi làm thợ hay đi làm thợ luôn theo kiểu vưa học vừa làm. đều là học cả . chẳng có ai bảo là đồ thất học. còn ai nói câu ấy chính là người đó mới là thất học.
xin lỗi tôi dẫn chứng hơi xa nhưng mong các cụ hiểu cho. ( khi ra khỏi phòng tọa đàm hội nghi PARI gã kits MỸ nói với nhà ngoại giao VIỆT NAM khi nhìn bóng ông ta dài hơn bóng nhà ngoại giao VIỆT NAM nói rằng ((ai cao hơn. nhà ngoại giao ta trả lời ngay. ngài chỉ dài chứ không cao))
vậy những người học ở trường đời thì vất vả hơn. người học trường lớp. tất cả chúng ta ai cũng phải học.
những người làm đúc rút ra kinh nghiệm rồi viết ra sách. người sau học chuyên tâm thì nhanh hơn và giảm thiểu những vấn đề không cần thiết
 

vinh_nguyen

Thành viên O-H
Khi động cơ bước sang thời kì chuẩn bị "nát" thì phải đại tu. Đại tu là khôi phục nó về tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Chuẩn thế nào thì có tài liệu đi kèm và các phương pháp đo kiểm để xác định. Lắp các chi tiết vào phải đúng hướng, đúng kỹ thuật, sạch, đúng trình tự. Sau khi lắp hoàn thành phải kiểm tra lần cuối để đánh giá.
Khi không có tài liệu đi theo thì chắc chắn là làm ẩu vì có rất nhiều thông số không ai nhớ hết. phương pháp đo không chính xác. Dụng cụ đo kiểm nếu đầu tư thì tốn kém củng không ít. Khi đo đạc thì phải có sổ ghi chép cẩn thận nhằm để xem và đánh giá trước khi lắp lại.
Bảo trì động cơ đạt chuẩn phải có tài liệu của nhà sản xuất. Chúng ta không bàn cải vì họ là bậc thầy về công nghệ.
 

Kom.Hyundai

Thành viên O-H
Cháu nghĩ muốn đại tu chuẩn thì phải có bước kiểm tu, tức là đo đạc kiểm tra theo tài liệu hướng dẫn của nhà sản xuất, sau khi kiểm tu xong lên được list phụ tùng thì ta lại tiến hành lắp ráp thay thế theo tài liệu hướng dẫn của nhà sản xuất ạ.
 

Kom.Hyundai

Thành viên O-H
Theo tôi hiểu, và từng làm thì:
- Vận hành thử xem có cần thiết phải đại tu hay không? Đại tu xong, liệu có cải thiện được vấn đề ( nhu cầu của khứa) không?
- Khi đã quyết định đại tu thì phải đo đạc kiểm tra ngay. Cái gì đo được lúc máy sống thì làm trước. Khi rã ra rồi thì phải vệ sinh sạch sẽ, rồi đo đạc, kiểm tra xem cụ thể thì mới chốt cái gì thay, cái nào để, cái nào sửa, cái nào chỉnh...
Tôi cũng không được học hành chính quy, cũng không được truyền thụ kinh nghiệm (giống bác Ngu), chỉ nhặt nhạnh rồi về chế riêng thành bài của mình rồi...bán lấy tiền thế thôi ạ. Hiện vẫn tiếp tục nhặt nhạnh nữa đó ạ
Cụ Cai banh xe có cái hình avarta cá tính, độc đáo, nhưng cụ mà đổi cái khác thì càng đẹp hơn.
 

Ngutunguyen

Bằng lái Hạng "Vét đĩa".
Với tôi, trước khi tháo máy ra khỏi xe, tôi phải đo được áp suất trên đường bôi trơn, cả lúc nguội, đến lúc nóng ạ. Chứ tháo ra rồi thì khó phán đoán lắm
Cẩn thận không bao giờ là thừa, còn nếu làm theo tài liệu thì "Bước này" cũng không thực sự cần thiết. (Mọi thắc mắc xin đợi ở những bài tiếp theo)


 

Kom.Hyundai

Thành viên O-H
Cẩn thận không bao giờ là thừa, còn nếu làm theo tài liệu thì "Bước này" cũng không thực sự cần thiết. (Mọi thắc mắc xin đợi ở những bài tiếp theo)
Lạ nhỉ sao lại không thực sự cần thiết. Cháu nghĩ cứ đo ít nhất cũng có kết quả để so sánh trước và sau khi đại tu chứ.
 

Ngutunguyen

Bằng lái Hạng "Vét đĩa".
Đại tu là khôi phục nó về tiêu chuẩn của nhà sản xuất.
"Gần tới tiêu chuẩn của nhà sản xuất" thôi, nói "Bằng" là hơi bị khó. Nó phụ thuộc vào nhiều vấn đề, ví dụ: khi mang trục cơ đi mài "Hạ cốt" thì ngoài yếu tố "Cấp chính xác" của máy mài còn phụ thuộc vào người vận hành cái máy mài đó như thế nào, "Ray ông" mép các cổ trục và đánh bóng cổ trục sau mài thường bị bỏ qua.

Khi không có tài liệu đi theo thì chắc chắn là làm ẩu
Chưa chắc đã đúng!!!
"Nó" còn phụ thuộc vào kinh nghiệm và trình độ của người thợ nhé!!!
 

vinh_nguyen

Thành viên O-H
Đừng dựa vào kinh nghiệm vì nó không theo kịp thời buổi công nghệ hiện nay. Khi bạn làm việc thiếu chuyên nghiệp thi bạn Chi bơi được trong ao làng. Các chuyên gia nước ngoài làm việc thấy tác Phong và phong cách làm việc của họ thì thấy còn lâu mới bằng họ.
Cứ làm theo tài liệu hướng dẫn cho quen việc không cần phải có kinh nghiệm nhiều. Pan bệnh thì theo các cụ có kinh nghiệm gặp vài lần thì biết bệnh sửa nhanh nhưng hỏi nguyên nhân tại sao thì chả mấy ai biết.
 

vietnhatauto11

Thành viên O-H
bẩm cụ, nhà cháu cũng là dân nhặt nhạnh nên còn non kém. Hnay nhà cháu mới thay gioăng mặt máy động cơ 6D102 của con HITACHI 250-1. Theo chủ máy nói thì em nó đang làm bình thường, gần đây nhiều việc làm nhiều nên khi nóng máy mới để ý có hiện tượng là máy nhanh nóng hơn, lúc nguội hay lúc nóng đề bị cái bệnh là mở nắp két nước ra quan sat thì dù máy nguội, galanty giảm thấp nhất là nước vẫn guồng mạnh và trào ra khỏi nắp, dc mấy hôm vậy thì thổi gioăng và hnay bảo nhà cháu thay gioăng. nhà châu đang nghi nó tắc đâu đó dẫn tới lưu lượng nước làm mát k đủ dẫn tới nóng máy nhanh quá mức và thôi gioăng. bẩm cụ cho cháu vài lời kinh nghiệm quý báu và nếu có shop manual của em nó thì càng tốt ạ. nhà cháu cám ơn các cụ nhiều
 

Ngutunguyen

Bằng lái Hạng "Vét đĩa".
bẩm cụ, nhà cháu cũng là dân nhặt nhạnh nên còn non kém. Hnay nhà cháu mới thay gioăng mặt máy động cơ 6D102 của con HITACHI 250-1. Theo chủ máy nói thì em nó đang làm bình thường, gần đây nhiều việc làm nhiều nên khi nóng máy mới để ý có hiện tượng là máy nhanh nóng hơn, lúc nguội hay lúc nóng đề bị cái bệnh là mở nắp két nước ra quan sat thì dù máy nguội, galanty giảm thấp nhất là nước vẫn guồng mạnh và trào ra khỏi nắp, dc mấy hôm vậy thì thổi gioăng và hnay bảo nhà cháu thay gioăng. nhà châu đang nghi nó tắc đâu đó dẫn tới lưu lượng nước làm mát k đủ dẫn tới nóng máy nhanh quá mức và thôi gioăng. bẩm cụ cho cháu vài lời kinh nghiệm quý báu và nếu có shop manual của em nó thì càng tốt ạ. nhà cháu cám ơn các cụ nhiều
Oái!!! Khó nhỉ!!!
- Cái tên "6D102" người ta sẽ nghĩ đó là động cơ của hãng Komatsu??
- Tên xe "HITACHI 250-1" cũng tương đối lạ lẫm.

Cho cái tên động cơ (Ghi ở tem trên động cơ) và hãng sản xuất xem nó ra sao thì mới có cơ sở để kiếm tài liệu.
 

quachvancuong

Thành viên O-H
cháu thấy, đại tu động cơ là một công việc cần sự tập trung, sự nghiêm túc và hơn hết là kiến thức chuyên môn dầy dầy mới có thể làm được. Một con máy làm xong thể hiện đúng bản chất của người thợ. máy tháo ra lắp vào có thể nổ nhưng vẫn có thể phải dơ ra làm lại( nhiều khi kiểm tra cái gì cũng ngon, nhưng nổ lại không ngon nên vẫn phải di tìm chân lý) .
người nước ngoài làm theo đội.video tua hơi nhanh, nhưng có thêm được một hình dung ạ. cháu cám ơn
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên