Hệ thống đánh lửa AC-CDI VÀ DC-CDI

khoadongluc
Bình luận: 11Lượt xem: 19,744

khoadongluc

Nothing Is Impossible
Nhân viên
Một động cơ muốn hoạt động tốt sẽ phụ thuộc vào 3 yếu tố: Hòa khí tốt (Xăng-Không khí có tỉ lệ thích hợp); Áp suất nén buồng đốt cao; Đánh lửa mạnh (tia lửa mạnh, liên tục, đúng thời điểm). Chính vì vai trò quan trọng của hệ thống đánh lửa, nên các nhà sản xuất xe gắn máy đã không ngừng cải tiến để hoàn thiện tính năng của hệ thống này. Trên các xe gắn máy được sản xuất trong thời gian gần đây, chúng ta không còn thấy sử dụng hệ thống đánh lửa má vít vì nó có quá nhiều khuyết điểm (tia lửa không mạnh, phải thường xuyên bảo trì và hiệu chỉnh…). Thay vào đó là hệ thống đánh lửa CDI(Capacitor Discharge Ignition) có nhiều ưu điểm nổi bật: Cho tia lửa mạnh, có độ tin cậy và ổn định cao, không phải tốn công bảo dưỡng. Có 2 dạng đánh lửa lọai CDI: AC-CDI (hệ thống đánh lửa sử dụng nguồn điện xoay chiều) và DC-CDI (hệ thống đánh lửa sử dụng nguồn điện một chiều). Chúng ta thử tìm hiểu hoạt động cơ bản của 2 dạng đánh lửa này.


1. Hệ thống đánh lửa AC-CDI :





Hệ thống đánh lửa này sử dụng nguồn điện xoay chiều phát ra từ cuộn nguồn(cuộn lửa) ở vô lăng khi động cơ quay. Giá trị của dòng điện này lớn hay nhỏ phụ thuộc vào tốc độ của vô lăng điện (ứng với sự biến thiên từ trường của nam châm trong vô lăng điện): nếu vô lăng điện quay chậm, từ trường biến thiên ít như vậy dòng điện sinh ra sẽ có giá trị nhỏ; khi vô lăng quay càng lớn, dòng điện sinh ra sẽ càng lớn. Như vậy, dòng điện do cuộn nguồn phát ra và đưa vào CDI được tích vào tụ điện có giá trị không như nhau ở những khoảng tốc độ khác nhau của động cơ. Khi đến thời điểm đánh lửa, dòng điện do cuộn kích tạo ra làm thông Thyristor, năng lượng đã tích trong tụ điện phóng đột ngột qua cuộn sơ cấp của bôbin sườn, nhờ hiện tượng cảm ứng điện từ làm sinh ra trong cuộn thứ cấp của bôbin sườn dòng điện cảm ứng với điện thế rất cao(khoảng 15.000 ~ 20.000 V) làm phát sinh tia lửa điện ở bugi.


2. Hệ thống đánh lửa DC-CDI:





Hệ thống đánh lửa này không có nguồn điện xoay chiều phát ra từ cuộn nguồn ở vô lăng, mà nguồn cung cấp cho CDI đánh lửa là từ ắc qui (hoặc dòng điện xoay chiều đã được nắn thành một chiều ở bộ sạc). Dòng điện cấp cho CDI vì vậy rất ổn định, sau khi vào CDI qua bộ khuếch đại điện áp, nó sẽ được tích vào tụ điện. Các tiến trình còn lại trong quá trình đánh lửa hoàn toàn giống với hệ thống đánh lửa AC-CDI.



3. So sánh hệ thống đánh lửa DC-CDI với AC-CDI:



Do nguồn điện cung cấp trong hệ thống đánh lửa DC-CDI rất ổn định (từ accu), không phụ thuộc vào tốc độ động cơ như trong hệ thống đánh lửa AC-CDI, nên tia lửa điện phát ra ở bugi sẽ mạnh, đều ở mọi chế độ họat động của động cơ. Như vậy, khả năng khởi động động cơ sẽ nhạy hơn, hiệu quả đánh lửa sẽ ổn định hơn, đồng thời giúp tăng tuổi thọ cho các linh kiện điện tử trong CDI. Chính vì có ưu điểm hơn, nên hệ thống đánh lửa DC-CDI đang dần được thay thế cho hệ thống đánh lửa AC-CDI trên các xe gắn máy do các hãng sản xuất hiện nay. Tuy nhiên, có một điểm quan trọng cần lưu ý: Khác với xe có hệ thống đánh lửa AC-CDI thì bất cứ một chạm chập nào của các thiết bị điện trên xe sử dụng điện DC(ví dụ như còi, xi nhan, công tắc đèn báo phanh...) ra mát, đều gây ra mất điện đánh lửa cho xe có hệ thống đánh lửa DC-CDI.




4. Có thể chuyển đổi hệ thống đánh lửa AC-CDI thành DC-CDI không?




Do hệ thống đánh lửa DC-CDI có ưu điểm hơn lọai AC-CDI, nên nếu trên xe gắn máy đang sử dụng hệ thống đánh lửa AC-CDI trong trường hợp bị cháy cuộn nguồn; CDI bị hỏng…, chúng ta có thể chuyển đổi sang sử dụng hệ thống đánh lửa DC-CDI. Cách thực hiện rất đơn giản, không cần phải tháo mở máy ra và không mất nhiều thời gian hoặc công sức. Theo hai sơ đồ đánh lửa ở trên, để thực hiện việc chuyển đổi này, bạn chỉ cần có một DC-CDI thay thế cho AC-CDI đang sử dụng trên xe bạn (tốt nhất nên sử dụng CDI của hãng xe đó), ví dụ: Sử dụng CDI của xe Jupiter R(đánh lửa DC-CDI) thay vào cho xe Sirius(đánh lửa AC-CDI) của hãng Yamaha. Các chi tiết khác của hệ thống đánh lửa như: Cuộn kích, bôbin sườn… vẫn được sử dụng lại và đấu cho đúng vào vị trí các chân của CDI mới. Cuộn nguồn sẽ không dùng tới, thay vào đó nguồn điện cấp cho DC-CDI sẽ lấy từ dây màu nâu (điện accu sau khóa điện chính). Khóa điện chính của xe có 4 dây, khi chuyển đổi qua đánh lửa DC-CDI chỉ sử dụng hai dây: đỏ và nâu. Sau khi đấu nối xong, bạn nên kiểm tra thật kỹ lại các đường dây đấu nối vào các chân của CDI, phải bảo đảm chắc chắn đúng (vì nếu đấu sai có thể làm hỏng CDI). Bây giờ xe bạn đã có hệ thống đánh lửa DC-CDI rồi đó, hãy bật công tắc điện và nổ máy để cảm nhận sự tuyệt vời của hệ thống đánh lửa DC-CDI.

NGUỒN NHA TRANGMORTOR
 

otomo

Thành viên O-H
zậy hóa ra chuyển từ lửa máy sang lửa bình củng đơn giản gê, zậy mà đó giờ chưa test thử :))
 

minhhieuvcst89

Thành viên O-H
Bài 17 : Hệ thống làm mát trên xe gắn máy

Làm mát động cơ là rút bớt một phần nhiệt lượng do khí cháy truyền lại cho pít -tông, xylanh, quylát. Nếu không được làm mát xylanh nóng quá làm cho khối hoà khí rút vào bị nở giản ra trọng lượng hoà khí bị giảm theo.



Hơn thế nữa nếu động cơ nóng quá sẽ gây ra hiện tượng cháy tự động. Khi động cơ hoạt động, lớp dầu nhớt làm trơn giữa các bộ phận cọ sát sẽ bị cháy hoặc biến chất làm các chi tiết máy giãn nở ra bó kẹt không di chuyển được. Do đó để bảo đảm cho các chi tiết máy làm việc bình thường tăng sức bền và tuổi thọ, tất cả các loại hoạt động đều phải trang bị hệ thống làm mát. Tùy theo nhà chế tạo, công suất và công dụng động cơ, hệ thống làm mát có thể chia ra làm hai loại là làm mát bằng gió và làm mát bằng nước.
1. Làm mát bằng gió:
Được áp dụng hầu hết cho các động cơ xe gắn máy. Với phương pháp này sức nóng ở xylanh, quylát sẽ toả ra môi trường không khí xung quanh. Do đó muốn làm mát có hiệu quả tốt phải thực hiện các biện pháp sau :
─Gia tăng tiết diện làm mát của động cơ bằng đúc liền xylanh với quylát những cánh tỏa nhiệt.
─Dùng kim lọai có hệ số truyền nhiệt lớn như nhôm hay hợp kim nhôm.
─Khối lượng không khí lưu thông qua diện tích làm mát phải lớn. Vì vậy các
động cơ được để trống, lợi dụng tốc độ của xe chạy trên đường để lấy tốc độ gió làm mát các cánh tản nhiệt. Đối với một số xe động cơ bọc kính như: Vespa, Spacy, Attila. . . có trang bị thêm một quạt gió thường gọi là ly tâm, được gắn vào hoặc đúc liền với bánh trớn (Volant) để tăng lưu lượng gió thông qua các cánh tản nhiệt.
─Nhiệt độ môi trường không khí xung quanh thấp hơn nhiệt độ làm mát.


2. Làm mát bằng nước:
Được áp dụng hầu hết trên ôtô và một số lọai xe gắn máy có công suất lớn, tốc độ nhanh như xe đua, môtô, các xe tay ga hiện nay như xe Honda Click, Dylan. . .
a. Cấu tạo:
Một hệ thống làm mát bằng nước gồm có:
Két nước: Là bộ phận chứa đựng nước làm mát và làm nguội nước đã bị nóng sau
khi đi vào động cơ. Két nước thường có 2 thùng nước: Thùng nước trên và thùng nước dưới thông nhau bởi những ống nhỏ tiết diện dẹt hình tổ ông. Một số xe đời mới còn có thêm thùng nước dự trữ tự động châm nước vào thùng nước chính khi thùng nước chính thiếu nước. Trong thùng nước “rin” có chất chống đông, chống sôi. Ở nhiệt độ bình thường hỗn hợp này thường có màu xanh.


Bọng nước: Được đúc xung quanh xylanh, đầu quylát, là nơi nước lưu thông từ két nước đến đầu quylát và ngược lại. Tại đây sẽ xảy ra quá trình trao đổi nhiệt.
Ống dẫn: Dẫn nước từ động cơ ra thùng nước trên, từ thùng nước dưới vào động
cơ có khả năng chịu được nhiệt độ cao, có thể dùng ống đồng hoặc nhôm.
Bơm: Có công dụng hút nước đã làm mát từ thùng nước dưới đưa vào động cơ làm cho nước lưu thông tuần hoàn đến các đường ống và các bộ phận làm mát. Bơm nước được điều khiển bởi buli quạt nước hay bánh răng từ cốt máy hoặc điều khiển tự động bằng điện thông qua rơle nhiệt.
Quạt: Được lắp sau thùng nước có nhiệm vụ rút không khí từ trước ngang qua ruột két nước để làm nguội nước nhanh chóng, đồng thời thổi gió vào động cơ. Quạt gió được ráp trên một buli bơm nước và quay nhờ cốt máy hay được điều khiển tự động bằng điện thông qua rơle nhiệt.
Bộ điều nhiệt: Được lắp giữa đường nước từ nắp quylát ra thùng nước, có nhiệm vụ không cho nước lưu hành ra thùng nước nếu nước chưa đạt đến nhiệt độ trung bình lối 700 - 900 C.
Đồng hồ báo nhiệt độ nước: Để giúp cho người điều khiển theo dõi nhiệt độ động cơ lúc máy hoạt động. Sự kiểm soát này được thực hiện bằng một viễn nhiệt kế.


Một viễn nhiệt kế thường có 2 phần:
+ Phần A gắn vào động cơ.
+ Phần B là một đồng hồ có kim chỉ lắp trước mặt người điều khiển.
Lúc máy nguội miếng kim loại kép gắn ở phần A chưa giãn nở làm công tắc mở, luồng điện không lưu thông kim loại kéo ở đồng hồ kéo cây kim về phía C (cool). Khi động cơ nóng, công tắc ở phần A đóng lại, luồng điện chạy qua điện trở R trong đồng hồ làm miếng kim loại kép trong đồng hồ nóng giãn ra đẩy cây kim về phía H (hot) Xe đời mới ngày nay dùng đèn báo thay cho đồng hồ báo nhiệt độ nước (Vd: Xe Dylan): Khi mở công tắc máy thì đèn sáng sau 3 giây đèn tắt. Khi động cơ chạy nếu đèn sáng thì nước nóng.
b. Nguyên lý làm việc:
Khi động cơ làm việc, bơm nước quay hút nước từ két nước đưa vào các bọng nước ở xylanh, nắp quylát. Tại đây nhiệt lượng cuả khí cháy truyền cho xylanh quylát được truyền cho nước làm mát, nước làm mát sẽ nóng lên qua ống dẫn nước trở về két nước. Nếu nhiệt độ nước thấp hơn 70oC thì bộ điều nhiệt chưa mở nước vẫn lưu hành xung quanh quylát. Nếu nhiệt độ nước lớn hơn 70oC thì bộ điều nhiệt mở ra nước sẽ đi tuần hoàn trong hệ thống két nước. Ở két nước có nhiều lá tản nhiệt, nước này sẽ được
làm nguội bằng gió (sức gió khi xe chạy hoặc quạt gió gắn ở động cơ). Sau đó nước lại được hút vào làm nguội xylanh, quylát. Quá trình làm mát cứ như thế tiếp tục.
 

minhhieuvcst89

Thành viên O-H
Tầm quan trọng của nhớt với xe tay ga
Xe máy không chỉ là một phương tiện di chuyển thông thường mà đã trở thành người bạn đồng hành giới thiệu đến mọi người phong cách thời trang, tính cách của bạn cũng như một phần vị thế xã hội.
Chính vì thế, rất nhiều người không tiếc tiền của, công sức đầu tư vào chiếc xe tay ga như một minh chứng cho bản thân. Thế nhưng đa số mọi người chỉ lo giữ gìn vẻ hào nhoáng bên ngoài mà không quan tâm đến việc bảo trì xe sao cho cho hoạt động hiệu quả và bền lâu nhất. Nên dù đã rất tốn kém, đắt đỏ thế nào thì xe tay ga vẫn bị xuống cấp nhanh và hay hỏng hóc. Một trong những nguyên nhân chính là nằm ở dầu nhớt dành cho xe tay ga.

Lý do để nói dầu nhớt quan trọng cho xe tay ga chính là do dầu nhớt bảo vệ động cơ bên trong, ngăn cản sự tiếp xúc trực tiếp các bề mặt kim loại, giảm ma sát, chống ăn mòn, làm mát, làm kín và làm sạch động cơ. Từ đó giúp tăng tuổi thọ, đảm bảo xe vận hành êm ái và mạnh mẽ.
Ngoài ra, dầu nhớt kém chất lượng, không phù hợp cũng là nguyên nhân dẫn đến hao mòn, giảm công suất, giảm tuổi thọ động cơ và gây hư hại các chi tiết khác trong xe tay ga. Nếu không thay nhớt trong một thời gian quá dài sẽ làm cho động cơ bị mài mòn nhiều, đóng cặn bẩn và xuất hiện các hỏng hóc không mong muốn. Vì vậy, việc thay nhớt phù hợp và đúng kỳ hạn chính là việc hết sức quan trọng để bảo vệ chiếc xe tay ga của bạn.

Những ai hiểu về xe tay ga bao giờ cũng kén chọn loại dầu nhớt như việc kén chọn loại xe. Thị trường dầu nhớt ngày nay vô cùng đa dạng, tùy vào loại xe mà có các loại dầu nhớt chuyên biệt khác nhau. Chúng ta không thể dùng chung một loại nhớt cho xe 2T và 4T, và vì như thế xe tay ga sẽ không thể phát huy được hết tính năng xe.
Kết cấu động cơ xe tay ga thường được thiết kế nhỏ gọn, được che chắn kỹ nhưng lại hoạt động với cường độ cao trong điều kiện khắc nghiệt nên có nhiệt độ hoạt động cao hơn các loại xe thông thường.Vì vậy, dầu nhớt dùng cho xe tay ga phải đáp ứng được các yêu cầu giúp động cơ tăng tốc nhanh, phát huy tối đa công suất, làm mát máy đồng thời làm giảm tiêu hao nhiêu liệu.
Hiểu rõ tâm lý và nhu cầu của người sử dụng cùng với mục tiêu tối đa hóa tính năng vận hành của xe tay ga, Castrol đã nghiên cứu và cho ra đời dầu nhớt Castrol Power 1 Scooter 4T với công nghệ Scootek (sử dụng dầu gốc chất lượng cao bán tổng hợp, bảo vệ bổ sung, chống lại hiện tượng ôxy hóa do tác động của nhiệt độ cao) chuyên dùng cho xe tay ga 4 thì với chất lượng tuyệt hảo. Cùng với công thức tăng cường công suất, Castrol Power 1 Scooter giúp giảm nội lực ma sát, giúp động cơ phát huy hết công suất mà không làm tổn hại đến động cơ của xe.
 

gmt210

Thành viên O-H
ai có sơ đồ mạch điện xe attila không cho mình với

upload_2015-1-18_22-38-47.png
upload_2015-1-18_22-38-47.png
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên