Thảo luận về dấu của pisston và dấu của tay biên

E
Bình luận: 33Lượt xem: 10,559

Engine 16

Thợ Phụ !
Các bác nào biết xin cho ý kiến nha .đừng cười em vì anh em ta chia xẻ ra đây cho tất cả anh em có thâm niên trong nghề và anh em mới bắt đầu và anh em còn đang là sinh viên .
chuyện thế này .hôm nay em có hỏi một ông thợ già rất có kinh nghiệm trong nghề là .giấu của quả pisston ở đâu xác định thế nào .ông ta bảo là có giấu đánh trên đỉnh rồi .em lại hỏi nếu quả không có giấu trên đỉnh thì sao.ông ta nói thì sẽ có chữ F quay về đằng trước phía đầu máy .em lại hỏi nếu quả lại không có chữ F thì xác định thế nào ông ta pó tay .câu hỏi thứ 2 em hỏi là xác định giấu tay biên thế nào nếu không có giấu trên tay vì có con giấu đánh về đằng trước nhưng có con đánh giấu lại lấy chiều về đằng sau và nhiều con tay biên không có giấu xác định thế nào .lắp thế nào cho đúng ?ông ta cũng bó tay . mà thực tế có quả pisston và tay biên như vậy thật .không hề có bất cứ giấu gì .theo các bác giấu tay biên nếu không có giấu và piss ton không có giấu xác định thế nào cho đúng.nếu lắp sai nó ảnh hửng gì đến động cơ ? em xin các cao thủ máy cho ý kiến cho anh em học hỏi. thanks ! nếu có hứng thú thì đổ em tí xăng nha . há há !
 

thohaui

Thành viên O-H
Ngoài cách xác định chiều của cụm piston - thanh truyền dựa vào dấu trên đỉnh piston thì em còn biết một cách nữa: Bác cầm quả piston đứng ở đầu máy sao cho vấu lưỡi gà (ác bạc) của bạc đầu to thanh truyền ở bên tay trái thì đó là chiều lắp của piston về phía đầu máy. Đây là kinh nghiệm hồi đi thực hành ông thầy chủ nhiệm truyền lại cho tụi em đó ạ
Các bác bổ xung thêm nhé!!!
 

james

Thành viên O-H
Các bác nào biết xin cho ý kiến nha .đừng cười em vì anh em ta chia xẻ ra đây cho tất cả anh em có thâm niên trong nghề và anh em mới bắt đầu và anh em còn đang là sinh viên .
chuyện thế này .hôm nay em có hỏi một ông thợ già rất có kinh nghiệm trong nghề là .giấu của quả pisston ở đâu xác định thế nào .ông ta bảo là có giấu đánh trên đỉnh rồi .em lại hỏi nếu quả không có giấu trên đỉnh thì sao.ông ta nói thì sẽ có chữ F quay về đằng trước phía đầu máy .em lại hỏi nếu quả lại không có chữ F thì xác định thế nào ông ta pó tay .câu hỏi thứ 2 em hỏi là xác định giấu tay biên thế nào nếu không có giấu trên tay vì có con giấu đánh về đằng trước nhưng có con đánh giấu lại lấy chiều về đằng sau và nhiều con tay biên không có giấu xác định thế nào .lắp thế nào cho đúng ?ông ta cũng bó tay . mà thực tế có quả pisston và tay biên như vậy thật .không hề có bất cứ giấu gì .theo các bác giấu tay biên nếu không có giấu và piss ton không có giấu xác định thế nào cho đúng.nếu lắp sai nó ảnh hửng gì đến động cơ ? em xin các cao thủ máy cho ý kiến cho anh em học hỏi. thanks ! nếu có hứng thú thì đổ em tí xăng nha . há há !

theo kn của em nếu piston không có dấu thì các bác nên để ý cái đỉnh piston có lõm của xupap hay ko-lõm của xupap nạp to hơn xp xả,cẩn thận hơn nữa thì lôi cái nắp máy ra coi rồi ráp cho đúng.còn ráp piston với thanh truyền thì theo kinh nghiệm của bác "thohaui " thì ổn rồi.
 
B

bao45th1

Khách
Các bạn thân mến! Việc dấu của biên và dấu của piston đều có trong tài liệu hướng dẫn của mỗi loại động cơ khi ta tiến hành tháo lắp, kiểm tra và sữa chữa. Thông thường thì theo các qui định sau :
1. Piston ở đính thường có dấu hoặc mũi tên, khi lắp vào bạn phải để mũi tên (hoặc dấu của đỉnh piston) hướng về phía trước tức là phía két nước hay quạt làm mát của động cơ.
2. Trên biên(thanh truyền) có 2 mặt 1 bên có chữ hoặc số và 1 bên không có hay chữ và số rất ít. Bạn phải để mặt có chữ số nhiều về phía trước. (đôi lúc bạn tháo chốt piston ra không để ý) có thể bạn lắp lộn bên. cho nên khi cho nổ máy bạn sẽ thấy có rất nhiều hiện tượng xảy ra. Không khéo trâu lành thành trâu què đó.
Mình chỉ góp ý như thế thôi.
Bạn nào có gì hay chia sẽ tiếp nha!
 

thayboixemvoi

Bằng lái hạng Dê
Dấu để lắp tay biên dựa vào chiều quay của trục cơ và đường dầu bôi trơn ắc piston (màu đỏ) theo hình bên dưới:



Còn dấu của piston thì dựa vào hình dáng, vị trí của các chi tiết xung quanh như: xu páp, bu gi, kim phun, vòi phun nhớt làm mát....
 

datauto

Thành viên O-H
Trước khi tháo quả (piston) người thợ sẽ để ý trên quả của động cơ này có dấu gì
thông thường thì có dấu mũi tên chỉ về đầu máy, hoặc chữ F
nếu không dấu thì xác định bằng cách như bác tho haui nói ( xin hỏi thầy nào chủ nhiệm bác tho haui đấy ạ )
còn về thứ tự piston thì nhất thiết phải có ạ! 1 2 3 4 5 6... nếu quả mới thì không sao, nếu cũ thì do quá trình ăn mòn khác nhau nên mỗi quả là khác nhau, khi lắp không theo đúng như ban đầu thì sẽ gây ra dung sai lớn hoặc nhỏ ( hở hoặc bó )
hư hại trục cơ lòng xi lanh... ( kể cả xu pap cũng phải đánh dấu như ban đầu tháo ra )
 

ninhtinh

Thành viên O-H
với máy dầu thì bít tông lõm bạn cứ quay chiều lõm về bên nào có kim phun trên mặt máy là ok . với loại bittong điểm lõm ở giữa thì sẽ có dấu hoặc ở váy bitongs có khía dãnh cho vòi phun dầu bôi trơn và làm mát bitston. tay biên thì rất nhiều loại xe lắp khác nhau cho nên tốt nhất là khi tháo tay biên bạn lên đánh dấu triều tiến nhé. mình chỉ biết bấy nhiêu thui. :cp
 

datauto

Thành viên O-H
với máy dầu thì bít tông lõm bạn cứ quay chiều lõm về bên nào có kim phun trên mặt máy là ok . với loại bittong điểm lõm ở giữa thì sẽ có dấu hoặc ở váy bitongs có khía dãnh cho vòi phun dầu bôi trơn và làm mát bitston. tay biên thì rất nhiều loại xe lắp khác nhau cho nên tốt nhất là khi tháo tay biên bạn lên đánh dấu triều tiến nhé. mình chỉ biết bấy nhiêu thui. :cp
bác ở miền nào ạ? nếu ở hà nội thì bác cho em nick yahoo em trao đổi với bác chút ạ!
thank bác!
 

nguyen_nhut6789

Thành viên O-H
còn một cách nữa nek pác để lắp đúng thứ tự piston khi trên quả piston k có dấu gì hết thì trước khi tháo ra pác dùng cái đục, đục nhẹ lên đầu pistn để đánh dấu thứ tự piston...vd: piston số 1 thì đục vào 1 dấu, số 2 thì 2 dấu, v.v..piston k thể lắp lẫn được nha pác vì trong quá trình làm việc các piston nó bị mài mòn khác nhau.thanh truyền nếu bí quá thì cứ làm như đánh dấu piston là ok rồi k cần phải suy nghĩ cái này cái nọ phức tạp hại não lắm...một vài điều chia sẽ với pác chủ thớt và a e trong diễn đàn...
 

bungati2012

Thành viên O-H
Ngoài cách xác định chiều của cụm piston - thanh truyền dựa vào dấu trên đỉnh piston thì em còn biết một cách nữa: Bác cầm quả piston đứng ở đầu máy sao cho vấu lưỡi gà (ác bạc) của bạc đầu to thanh truyền ở bên tay trái thì đó là chiều lắp của piston về phía đầu máy. Đây là kinh nghiệm hồi đi thực hành ông thầy chủ nhiệm truyền lại cho tụi em đó ạ
Các bác bổ xung thêm nhé!!!

bác ơi nhưng trường hợp bác nói thì đấy là bittong đã được lắp vào tay biên rồi ,nên tar mới nhìn dc kai dấu ở tay biên
.nhưng mà trường hợp tay biên chưa lắp vào bittong,mà bitstong lại không có dấu ,thế mới có chuyện bác ạ
theo e thì nếu quả bittong mà không có dấu thì tar lắp chiề nào cũng dc.
công ty họ làm đi dc 3 năm thì mình làm đi dc 2.5 năm là dc ròi các bác nhỉ :D

---------- Post added at 01:15 PM ---------- Previous post was at 01:10 PM ----------

còn một cách nữa nek pác để lắp đúng thứ tự piston khi trên quả piston k có dấu gì hết thì trước khi tháo ra pác dùng cái đục, đục nhẹ lên đầu pistn để đánh dấu thứ tự piston...vd: piston số 1 thì đục vào 1 dấu, số 2 thì 2 dấu, v.v..piston k thể lắp lẫn được nha pác vì trong quá trình làm việc các piston nó bị mài mòn khác nhau.thanh truyền nếu bí quá thì cứ làm như đánh dấu piston là ok rồi k cần phải suy nghĩ cái này cái nọ phức tạp hại não lắm...một vài điều chia sẽ với pác chủ thớt và a e trong diễn đàn...

nói thật với bác là,xe có bệnh cần bổ máy thì tar mới bổ.mà khi bổ máy thì vừa bổ vừa phải ngâm cứu xem nó hỏng ở đâu mà chữa.nên là cái đánh dấu chi tiết như thế không bác thợ nào lại sơ xuất mà quên dc.
 

lu quoc duc

Thành viên O-H
thứ nhất em xin trả lời bác bất cứ pittong nào cũng có buồng đốt riêng biệt và hướng của buồng đốt phải quay về hướng kim phun còn những pittong có buồng đốt ở giữa như máy komatsu thì chiều pittong chiều nào cũng được, còn về thanh truyền thì nhà chế tạo có dấu luôn luôn quay về hướng về trục cam đó là những kinh kinh nghiệm của em mong các bác chỉ giáo thêm nha.
 

Engine 16

Thợ Phụ !
làm việc lên bám theo kỹ thuật trên sách vở .kinh nghiệm chỉ để ta tham khảo thêm cho việc suy đoán thui .bác nhớ điều này cho em .
bác ơi nhưng trường hợp bác nói thì đấy là bittong đã được lắp vào tay biên rồi ,nên tar mới nhìn dc kai dấu ở tay biên
.nhưng mà trường hợp tay biên chưa lắp vào bittong,mà bitstong lại không có dấu ,thế mới có chuyện bác ạ
theo e thì nếu quả bittong mà không có dấu thì tar lắp chiề nào cũng dc.
công ty họ làm đi dc 3 năm thì mình làm đi dc 2.5 năm là dc ròi các bác nhỉ :D

---------- Post added at 01:15 PM ---------- Previous post was at 01:10 PM ----------



nói thật với bác là,xe có bệnh cần bổ máy thì tar mới bổ.mà khi bổ máy thì vừa bổ vừa phải ngâm cứu xem nó hỏng ở đâu mà chữa.nên là cái đánh dấu chi tiết như thế không bác thợ nào lại sơ xuất mà quên dc.
 

Engine 16

Thợ Phụ !
Đầu tiên em cảm ơn các bác đã tham gia thảo luẩn đề tài của em .ý kiến của các bác rất hay .nhưng em xin bổ xung thêm theo các hiểu của em nha .
[/IMG]
[/IMG]
tại sao pisston lại phải có chiều .lý do này không phải do kinh nghiệm mà lắp được .ta lên chú ý đến kỹ thuật trên nguyên lý của nó .pisston nào cũng phải có độ lệch tâm của ắc pisston và pisston cái ắc này không thể ở chính tâm quả được nó làm vậy để tăng tuổi thọ và giảm tiếng gõ quả do lực ép ngang .
-Khi áp lực trong kỳ nén hoặc kỳ nổ tác động lên píttông, một phần của lực này tác động lên phần váy píttông, làm cho nó tỳ lên thành xy-lanh. Lực này được gọi là lực ép ngang.
Lực ép ngang có hai loại: Lực ngang chính và lực ngang phụ.
Lực ngang chính xuất hiện trong kỳ nổ, còn lực ép ngang phụ xuất hiện trong kỳ nén.
-Tiếng gõ píttông (gõ cạnh)
Tiếng gõ píttông là tiếng động phát ra khi pittông đập vào thành xy-lanh. Tiếng gõ này cũng được gọi là “gõ cạnh”.
Tiếng gõ píttông xuất hiện khi hướng của lực ép ngang chuyển từ kỳ nén sang kỳ nổ. Tiếng gõ píttông chịu ảnh hưởng của khe hở píttông. Khe hở píttông càng lớn, tiếng gõ càng mạnh. Trong một số động cơ, đường tâm của píttông và đường tâm của chốt pittông lệch nhau một khoảng nhỏ để làm giảm tiếng gõ píttông.
-Tác dụng của khoảng lệch tâm trong píttông
Trong động cơ có píttông lệch tâm, hướng lực ngang của pittông thay đổi từ hướng lực ngang chính sang hướng lực ngang phụ vào gần cuối kỳ nén. Nhờ thế, tiếng gõ píttông giảm xuống, vì rằng hướng lực ngang của pittông đã thay đổi trước khi pittông nhận áp lực nổ.
+ kết luận pisston nào cũng vậy tính từ tâm ắc thì 2 bên xẽ có trọng lượng khác nhau bên nào có trọng lượng lớn hơn sẽ nằm bên tay phải chúng ta trước mặt ta nhìn thấy sẽ là chiều của nó và quay về đầu máy .đây là những xe nổ theo chiều kim đồng hồ còn có xe nổ ngược chiều kim đồng hồ như honda đời cũ đầu máy lại ở bên lái nó nổ ngược chiều kim đồng hồ thì chiều pisston lại phải ngược lại trên hình vẽ các bác thấy rất rõ về khoảng lệch tâm này đấy nhìn xem .
-xác định dấu tay biên như sau những xe có nỗ phun dầu trên tay biên để bôi trơn ắc và thành xy lanh cái nỗ này với xe nổ theo chiều kim đồng hồ thì cái nỗ này lằm bên tay trái chúng ta để khi nổ máy nó mới phun lên trên được .xe nổ ngược chiều kim đồng hồ thì phải lắp ngược lạ nha
+ còn những xe không có nỗ phun dầu này thì ắc gô bạc tay biên đó nó lằm bên tay chái chúng ta và quay về hứơng lọc dầuđây là theo quy ước trên sách vở có ghi .
CÁC BÁC ĐỔ EM TÍ XĂNG NHA .KHÀ KHÀ !
 

thayboixemvoi

Bằng lái hạng Dê
Đầu tiên em cảm ơn các bác đã tham gia thảo luẩn đề tài của em .ý kiến của các bác rất hay .nhưng em xin bổ xung thêm theo các hiểu của em nha .


tại sao pisston lại phải có chiều .lý do này không phải do kinh nghiệm mà lắp được .ta lên chú ý đến kỹ thuật trên nguyên lý của nó .pisston nào cũng phải có độ lệch tâm của ắc pisston và pisston cái ắc này không thể ở chính tâm quả được nó làm vậy để tăng tuổi thọ và giảm tiếng gõ quả do lực ép ngang .
-Khi áp lực trong kỳ nén hoặc kỳ nổ tác động lên píttông, một phần của lực này tác động lên phần váy píttông, làm cho nó tỳ lên thành xy-lanh. Lực này được gọi là lực ép ngang.
Lực ép ngang có hai loại: Lực ngang chính và lực ngang phụ.
Lực ngang chính xuất hiện trong kỳ nổ, còn lực ép ngang phụ xuất hiện trong kỳ nén.
-Tiếng gõ píttông (gõ cạnh)
Tiếng gõ píttông là tiếng động phát ra khi pittông đập vào thành xy-lanh. Tiếng gõ này cũng được gọi là “gõ cạnh”.
Tiếng gõ píttông xuất hiện khi hướng của lực ép ngang chuyển từ kỳ nén sang kỳ nổ. Tiếng gõ píttông chịu ảnh hưởng của khe hở píttông. Khe hở píttông càng lớn, tiếng gõ càng mạnh. Trong một số động cơ, đường tâm của píttông và đường tâm của chốt pittông lệch nhau một khoảng nhỏ để làm giảm tiếng gõ píttông.
-Tác dụng của khoảng lệch tâm trong píttông
Trong động cơ có píttông lệch tâm, hướng lực ngang của pittông thay đổi từ hướng lực ngang chính sang hướng lực ngang phụ vào gần cuối kỳ nén. Nhờ thế, tiếng gõ píttông giảm xuống, vì rằng hướng lực ngang của pittông đã thay đổi trước khi pittông nhận áp lực nổ.
+ kết luận pisston nào cũng vậy tính từ tâm ắc thì 2 bên xẽ có trọng lượng khác nhau bên nào có trọng lượng lớn hơn sẽ nằm bên tay phải chúng ta trước mặt ta nhìn thấy sẽ là chiều của nó và quay về đầu máy .đây là những xe nổ theo chiều kim đồng hồ còn có xe nổ ngược chiều kim đồng hồ như honda đời cũ đầu máy lại ở bên lái nó nổ ngược chiều kim đồng hồ thì chiều pisston lại phải ngược lại trên hình vẽ các bác thấy rất rõ về khoảng lệch tâm này đấy nhìn xem .
-xác định dấu tay biên như sau những xe có nỗ phun dầu trên tay biên để bôi trơn ắc và thành xy lanh cái nỗ này với xe nổ theo chiều kim đồng hồ thì cái nỗ này lằm bên tay trái chúng ta để khi nổ máy nó mới phun lên trên được .xe nổ ngược chiều kim đồng hồ thì phải lắp ngược lạ nha
+ còn những xe không có nỗ phun dầu này thì ắc gô bạc tay biên đó nó lằm bên tay chái chúng ta và quay về hứơng lọc dầuđây là theo quy ước trên sách vở có ghi .
CÁC BÁC ĐỔ EM TÍ XĂNG NHA .KHÀ KHÀ !



Có mấy vấn đề góp ý và thỉnh giáo cụ Mod hoangkien nha:
-Thứ nhất: cám ơn cụ đã viết một bài khá dài, nếu gõ nhiều chữ mà không quen thì cụ tách ra làm 2-3 đoạn cho nó đỡ mỏi tay kẻo gõ sai lỗi chính tả, cái này dân thường như bọn em còn phải gõ nắn nót chứ mod phải chú ý cẩn thận hơn.
-Thứ hai: xin hỏi cụ cái bài này cụ lấy từ nguồn nào thế, trang nước ngoài hay trong tài liệu trong trường dạy nghề hoặc do cụ biên soạn ra ( cụ để ý các chỗ tôi đã bôi màu )

Theo tôi cái mà cụ đã "gõ" chỉ áp dụng cho 1 số loại động cơ nhất định chứ không thể "vơ đũa cả nắm" như thế được nhé.
Ai làm về vấn đề máy văn móc này đều phải biết qua về vẽ kỹ thuật, vậy nhìn cái hình vẽ về piston của động cơ có lẽ là mới nhất của hãng KOMATSU 125E-5 SERIES xem cái sự lệch giữa 2 tâm ắc và piston ở chỗ nào nhỉ?????




Em phải đổ xăng cho cụ hay là cụ phải đổ xăng cho em đây?????
 

Engine 16

Thợ Phụ !
Hì em cũng là dân sửa chữa thui học kém lên chính tả nhiều khi em không phân biệt được các bác thông cảm .nhưng mà em viết sai nhưng mà nghĩ vẫn đúng .ngãy xưa em rất rốt chính tả và viết cũng rất xấu .các bác bỏ qua cho em .hê hê . còn về vấn đề vơ đũa vơ cả lắm này em nhận là sai đó là em nói cái chung trên hầu hết các xe .các bác ra xưởng cầm quả pisston cũ ngắm thử xem có phải như em nói không nha có những xe chế tạo bằng cân nhau là có nhưng rất ít .em cảm ơn các bác đã bổ xung nha.


Em phải đổ xăng cho cụ hay là cụ phải đổ xăng cho em đây?????
thui bác NVHIEPBK để em đi.
 

thayboixemvoi

Bằng lái hạng Dê
Mình là lính mới, thấy bài của bác khá hay nên cũng có vài ý thế này.
Thứ nhất, mình đồng ý với bạn về vấn đề không thể vơ đũa cả nắm. Tùy từng loại máy và tùy từng hãng mà cách làm của họ khác nhau, có thể lệch cũng có hãng không lệch, sự lệch này theo mình khó phân biệt được bằng mắt thường. Theo hình của bác "hoangkien" thì chắc vẽ phóng đại lên cho dễ hiểu (cái này mình đọc qua trong giáo trình trường BKHN. Tiện đây cũng xin báo với bác rằng, nếu bác mang một hình vẽ chế tạo ra để so sánh thì em phục, chứ bác đưa hình trong cattalog ra để xem nó có lệch hay không thì em không phục đâu ạ. Vì sao ư, vì nếu em là họ thì em cũng vẽ như thế...

Bác cũng thông cảm tôi chỉ là anh thợ “a ma tơ”, tự học và làm theo hướng dẫn trong cái “Shop manual” để sửa chữa là chính nên không có cái bản vẽ chế tạo nào để thuyết phục bác được.

Cái nick của bác có 2 chữ cuối “bk” chắc là từ Bách khoa đi ra rồi, xin hỏi bác một chút là “cái sự lệch” mà ta đang bàn nó có thông số nào cụ thể không.

Hay là ta chơi theo kiểu người thật việc thật như thế này nhé: chọn lấy một quả piston + một vài dụng cụ đo như panme hoặc thước cặp + hý hoáy độ 5-10 phút là ra kết quả ngay ấy mà. ( tối qua đọc bài của cụ chủ thớt xong thấy băn khoăn quá lên tôi phi ngay xuống xưởng đo đo đạc đạc mấy quả piston của động cơ MITSUBISHI 6D22T thấy “khoảng lệch tâm” chẳng “lệch” tẹo nào)

Tôi không có được cái may mắn là được đào tạo qua một lớp thiết kế chế tạo về động cơ, nhưng tôi nghĩ như thế này thì đúng hơn: trọng tâm của quả piston không được nằm trên đường thẳng đi qua tâm của 2 đầu lỗ ắc.

Xét về câu chữ một chút, bác đã “gõ” như vầy:
-”có thể lệch” = chưa chắc đã đúng hoặc chưa gặp bao giờ = không chắc chắn lắm.
-”cũng có hãng không lệch” = thường xuyên gặp anh “lệch” + thỉnh thoảng cũng gặp em cân tâm.
Vậy “có thể lệch cũng có hãng không lệch” = ?????

Các bác cho thêm ý kiến nha.
 

Engine 16

Thợ Phụ !
Tùy hãng bác ạ có hãng và có dòng xe thiết kết máy nghiêng có xe thiết kế thẳng có hãng nghiêng về bên trái có xe nghiêng về bên phải cũng đều tính toán cho pisston đó cụ ạ.
 

nguyen_nhut6789

Thành viên O-H
cái các pác đang pàn luận người ta gọi là độ lệch tâm của chốt piston...các pác biết tại sao người ta phải làm như vậy k? pác hoangkien cũng đã đưa ảnh minh hoạ lên cho các pác xem rồi đó:69:

Ngày xưa hầu như tất cả các dòng xe đều có chốt piston nằm ở giữa nhưng trong quá trình vận hành nhà chế tạo phát hiện ra rằng động cơ bị rung( vấn đề nhỏ) và có hiện tượng bị lật sang một bên và vấn đề động cơ lật này được các nhà chế tạo phát hiện ra nó nằm ở ngay chốt piston.Người ta gọi nó là lực ngang. Sau đó người ta mới thử dịch chuyển tâm chốt piston qua lại để xem kết quả cuối cùng người ta thấy khi dịch chuyển tâm chốt piston qua phải (đứng từ đầu xe nhìn vào và đối với đ/c quay cùng chiều kim đồng hồ) thì lực này được giảm lại động cơ chạy êm hơn. Lực này luôn hướng về bên phải (hướng từ đầu xe nhìn vào, đ/c quay cùng chiều kim đồng hồ).
Nhược điểm là phần đuôi bên này và phần đầu bên kia bị mòn...

Và ngày nay các dòng xe đời mới cũng áp dụng hình thức này...e chỉ có vài ý vậy thôi pác nào chuyên hơn nữa thì bổ sung giúp e nha... e thanks trước...
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên