Tìm hiểu về bộ chuyển đổi khí thải - Bầu catalyst

Nguyễn Xuân Giang
Bình luận: 2Lượt xem: 9,870

Nguyễn Xuân Giang

Giữ xe
Nhân viên
Bộ chuyển đổi xúc tác là một phần của hệ thống khí thải trên xe, có chức năng chuyển đổi khí thải độc hại (thường là NO, NO2, CO, HC...) thành những phân tử hóa học khác ít độc hại hơn (như N2, CO2, H2O...) trước khi nó thực sự rời khỏi hệ thống xả của chiếc xe. Bộ chuyển đổi xúc tác là một bộ phận có cấu tạo rất đơn giản, nhưng ảnh hưởng của nó đến việc giảm thiểu khí thải độc hại và bảo vệ môi trường là vô cùng to lớn.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động.

Những-điều-cần-biết-về-bộ-chuyển-đổi-xúc-tác-khí-thải-1.jpg
Bộ chuyển đổi xúc tác là một hộp bằng kim loại có chứa lõi lọc dạng tổ ong được làm bằng Ceramic hoặc kim loại. Chiếc lõi lọc này sẽ được phủ lên một lớp chất xúc tác giúp tạo ra phản ứng hóa học với các loại khí thải độc hại. Chất xúc tác này thường là những kim loại quý hiếm như vàng, bạch kim (Platinum), Rhodium, Palladium...

Thông thường sau khi đốt cháy nhiên liệu, động cơ sẽ thải ra những hợp chất chủ yếu như: CO2, N2, H2O. Theo lý thuyết các hợp chất này gần như vô hại với môi trường nếu quá trình đốt cháy nhiên liệu diễn ra một cách triệt để và "hoàn hảo" (trừ khí CO2 có thể gây nên hiệu ứng nhà kính nếu lượng thải ra quá nhiều). Tuy nhiên, trong thực tế thì không có gì có thể gọi là "hoàn hảo" được. Dù cho động cơ có tốt đến đâu đi nữa thì quá trình đốt cháy vẫn có thể tạo ra một lượng nhỏ những hợp chất rất độc hại khác như: CO, NOx, HC.

avi2.gif
Nhiệm vụ của bộ chuyển đổi xúc tác là biến những chất thải độc hại như CO, NOx, HC thành những hợp chất ít độc hại hơn (CO2) hoặc vô hại với môi trường (N2, H20). Để làm được điều này bộ chuyển đổi xúc tác phải được trang bị một chiếc lõi lọc dạng tổ ong với bề mặt được phủ một lớp kim loại quý hiếm để làm xúc tác cho các phản ứng khử và oxi hóa diễn ra trên bề mặt lõi lọc. Do đó, bề mặt lõi lọc phải tạo ra diện tích bề mặt lớn để các phản ứng diễn ra dễ dàng hơn, cũng như ít tiêu hao lớp kim loại quý hơn.​

Tuy nhiên, không phải 100% khí thải độc hải được sinh ra đều tham gia vào các phản ứng hóa học. Bộ chuyển đổi xúc tác chỉ có thể chuyển đổi khoảng 90% các hợp chất có hại cho môi trường thành các hợp chất ít độc hại hơn. Một số hãng xe cao cấp đã bổ sung thêm bộ lọc đặc biệt giúp tăng đáng kể hiểu quả làm việc của bộ chuyển đổi xúc tác, giúp bảo vệ môi trường.

Các dấu hiệu nhận biết khi bộ chuyển đổi xúc tác bị hư hỏng.

Những-điều-cần-biết-về-bộ-chuyển-đổi-xúc-tác-khí-thải-2-1.jpg
Bộ xúc tác khí thải có thể bị hư hỏng bởi các mảnh vụn trên đường, bị ô nhiễm bởi dầu động cơ, chất làm mát, hoặc bị tắc nghẽn gây cản trở sự lưu thông của khí thải. Các dấu hiệu nhận biết một bộ chuyển đổi xúc tác bị hư hỏng đó là hiệu suất kém, có khói đen thoát ra từ ống xả hoặc có mùi trứng thối trong ống xả, động cơ không nổ, tốn nhiên liệu và đèn check engine sáng. Hiện tượng động cơ mất lửa, cảm biến oxy bị lỗi hoặc các vấn đề liên quan đến nhiên liệu và phát thải khác có thể làm cho bộ chuyển đổi xúc tác bị quá nhiệt, dẫn đến hư hỏng.

Bộ chuyển đổi xúc tác có tuổi thọ khoảng 10 năm hoặc lâu hơn và chỉ nên thay thế khi cần thiết bởi vì nó khá mắc tiền.

Một số dấu hiệu nhận biết trên có thể giống với hư hỏng của các bộ phận khác trong hệ thống phát thải, do đó nên đưa xe đến garage để các kỹ thuật viên chẩn đoán toàn bộ hệ thống trước khi thay thế bộ chuyển đổi xúc tác mới.

Diễm Hằng
 

Hoàng Nhật

Thành viên O-H
Do đó, đôi khi nó thậmchí còn bị đánh cắp bởi những têntrộm muốn lấy các kim loại quý bêntrong.
Trộm kiểu gì vậy bác chui vào gầm bẻ gãy ống xả đem về nhà cắt vỏ lấy lõi bên trong à bác
 

Nguyễn Xuân Giang

Giữ xe
Nhân viên
Do đó, đôi khi nó thậmchí còn bị đánh cắp bởi những têntrộm muốn lấy các kim loại quý bêntrong.
Trộm kiểu gì vậy bác chui vào gầm bẻ gãy ống xả đem về nhà cắt vỏ lấy lõi bên trong à bác
Haha. Em sưu tầm, người viết viết vậy thì em để vậy luôn.
Bài viết chỉ nói là đánh cắp thôi chứ có nói là đánh cắp khi đang ở trên xe đâu bác. Có khi nào đang để ở xưởng thì sao.:)):D:D
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên