Động cơ Diesel là loại động cơ đốt trong kiểu piston sử dụng nhiên liệu diesel. nhiên liệu tự bốc cháy khi được phun tơi vào buồng đốt dưới áp suất và nhiệt độ cao của thanh khí vào cuối quá trình nén.
Tương tự như động cơ đốt trong, động cơ diesel cũng được phân loại dựa trên những đặc điểm cấu tạo, hình dáng, nguyên lý hoạt động …
Phân loại theo đặt điểm cấu tạo :
-Theo số xy lanh ta có: Động cơ một xy lanh, động cơ nhiều xy lanh….
-Theo Cách đặt xy lanh: động cơ đặt thẳng đứng, name ngang, thẳng hàng, động cơ chữ V, hình sao…
-Theo đặc điểm cấu tạo buồng đốt và nguyên tắc hình thành hoà khí :
+ Động cơ diesel dùng buồng đốt thống nhất: trong đó thể tích buồng đốt là một khối thống nhất các quá trình hình thành hoà khí và quá trình cháy thực hiện ở đây.
+ Động cơ diesel dùng buồng đốt dự bị: trong đó thể tích buồng đốt được ngăn làm hai phần – buồng đốt chính và buồng đốt dự bị. Buồng đốt dự bị có dung tích khá nhỏ thông thường chiếm khoảng 30~40% thể tích buồng đốt. Có trường hợp chỉ chiếm 10~15% thể tích buồng đốt. Giửa hai buồng có một hoặc vài lỗ nhỏ nối thông. Bố trí các lỗ thông trong buồng đốt dự bị không nhầm tạo ra dòng xoáy mạnh như trong buồng đốt xoáy lốc mà chỉ nhầm phối hợp tốt phương hướng của các lỗ thông với hình dạng buồng đốt chính, làm cho dòng chảy từ buồng đốt dự bị đi ra được phân bố đều và được hoà trộn nhanh với không khí trong buồng đốt chính. Nhiên liệu được phun vào buồng đốt dự bị. Theo nguyên tắc hình thành hoà khí có hai loại buồng đốt dự bị:
- Buồng đốt dự bị rối: Trước tiên việc trình hình thành hoà khí và quá trình cháy của nhiên liệu được thực hiện trong buồng đốt dự bị, qua đó tạo chênh áp suất giữa hai buồng đốt. Nhờ chênh áp đó sản vật cháy, nhiên liệu và không khí chưa cháy được phun ra buồng đốt chính để tiếp tục hình thành hoà khí và kết thúc quá trình cháy trong buồng đốt chính .
- Buồng đốt dự bị xoáy lốc: trong đó thể tích buồng đốt được ngăn làm hai phần – buồng đốt chính và buồng đốt xoáy lốc. Giữa hai buồng đốt này có buồng nối thông nhau nằm trên đường tiếp tuyến với buồng đốt xoáy lốc, nhờ đó tạo ra dòng xoáy lốc của môi chất ở đây vào cuối quá trình nén. Trước tiên việc hình thành hoà khí là nhờ nhiên liệu được phun tơi vào dòng xoáy lốc này, tiếp đó nhiên liệu bốc cháy tạo ra chênh áp giữa hai buồng đốt. Nhờ chênh áp sản vật cháy, nhiên liệu và không khí chưa cháy được phun ra buồng đốt chính để tiếp tục hình thành hoà khí và kết thúc quá trình cháy trong buồng đốt chính .
Phân loại theo chu trình công tác :
+ Động cơ diesel 2 kỳ: là động cơ mà chu trình công tác được thực hiện trong hai hành trình piston hoặ một vòng quay trục khuỷu.
+ Động cơ diesel 4 kỳ: là động cơ mà chu trình công tác được thực hiện trong bốn hành trình piston hoặc hai vòng quay trục khuỷu.
Phân loại theo phương pháp nạp của chu trình công tác :
+ Động cơ không tăng áp: là động cơ mà quá trình hút không khí vào xy lanh là do piston hút không khí trực tiếp từ khí trời (động cơ 4 kỳ) hoặc do không khí quét được nén tới áp suất đủ để thực hiện nạp đầy vào xy lanh(động cơ hai kỳ).
+ Động cơ tăng áp: là động cơ mà không khí hút vào xy lanh động cơ có áp suất lớn hơn áp suất khí trời, nhờ thiết bị tăng áp(động cơ bốn kỳ) hoặc việc quét xy lanh và nạp không khí thực hiện nhờ không khí có áp suất cao, mật độ khí nạp tăng làm tăng khối lượng khí nạp vào xylanh.
Tương tự như động cơ đốt trong, động cơ diesel cũng được phân loại dựa trên những đặc điểm cấu tạo, hình dáng, nguyên lý hoạt động …
Phân loại theo đặt điểm cấu tạo :
-Theo số xy lanh ta có: Động cơ một xy lanh, động cơ nhiều xy lanh….
Hình1 Một số kiểu động cơ nhiều xy lanh
Hình2 Động cơ kiểu chữ V
Hình 3 Động cơ đặt nằm ngang
+ Động cơ diesel dùng buồng đốt thống nhất: trong đó thể tích buồng đốt là một khối thống nhất các quá trình hình thành hoà khí và quá trình cháy thực hiện ở đây.
Hình 4: Kết cấu buồng đốt thống nhất
(a/ Buồng đốt không xoáy lốc. b, c/ Buồng đốt xoáy lốc )
- Buồng đốt dự bị rối: Trước tiên việc trình hình thành hoà khí và quá trình cháy của nhiên liệu được thực hiện trong buồng đốt dự bị, qua đó tạo chênh áp suất giữa hai buồng đốt. Nhờ chênh áp đó sản vật cháy, nhiên liệu và không khí chưa cháy được phun ra buồng đốt chính để tiếp tục hình thành hoà khí và kết thúc quá trình cháy trong buồng đốt chính .
- Buồng đốt dự bị xoáy lốc: trong đó thể tích buồng đốt được ngăn làm hai phần – buồng đốt chính và buồng đốt xoáy lốc. Giữa hai buồng đốt này có buồng nối thông nhau nằm trên đường tiếp tuyến với buồng đốt xoáy lốc, nhờ đó tạo ra dòng xoáy lốc của môi chất ở đây vào cuối quá trình nén. Trước tiên việc hình thành hoà khí là nhờ nhiên liệu được phun tơi vào dòng xoáy lốc này, tiếp đó nhiên liệu bốc cháy tạo ra chênh áp giữa hai buồng đốt. Nhờ chênh áp sản vật cháy, nhiên liệu và không khí chưa cháy được phun ra buồng đốt chính để tiếp tục hình thành hoà khí và kết thúc quá trình cháy trong buồng đốt chính .
Hình 5: Kết cấu buồng cháy dự bị
(a/ Buồng cháy dự bị xoáy lốc. b, c/ Buồng cháy dự bị rối )
+ Động cơ diesel 2 kỳ: là động cơ mà chu trình công tác được thực hiện trong hai hành trình piston hoặ một vòng quay trục khuỷu.
+ Động cơ diesel 4 kỳ: là động cơ mà chu trình công tác được thực hiện trong bốn hành trình piston hoặc hai vòng quay trục khuỷu.
Phân loại theo phương pháp nạp của chu trình công tác :
+ Động cơ không tăng áp: là động cơ mà quá trình hút không khí vào xy lanh là do piston hút không khí trực tiếp từ khí trời (động cơ 4 kỳ) hoặc do không khí quét được nén tới áp suất đủ để thực hiện nạp đầy vào xy lanh(động cơ hai kỳ).
+ Động cơ tăng áp: là động cơ mà không khí hút vào xy lanh động cơ có áp suất lớn hơn áp suất khí trời, nhờ thiết bị tăng áp(động cơ bốn kỳ) hoặc việc quét xy lanh và nạp không khí thực hiện nhờ không khí có áp suất cao, mật độ khí nạp tăng làm tăng khối lượng khí nạp vào xylanh.