whatistruelove
Thành viên O-H
Gần đây xe máy của tôi có hiện tượng tắt khóa điện mà máy vẫn nổ một lúc lâu, khi tăng ga lại có tiếng gõ. Thợ sửa xe giải thích là hiện tượng gõ bu-gi. Vậy xin cho biết nguyên nhân và cách phòng tránh? (Lê Hoàng - Nam Định).
Từ "gõ bu-gi" là của thợ chuyên ngành dùng để chỉ các hiện tượng sau đây: Dùng bu-gi không đúng chủng loại; bu-gi có chỉ số nhiệt thấp (bu-gi nóng) lắp cho động cơ có tỷ số nén cao (cần bu-gi lạnh). Nếu động cơ xe có tỷ số nén cao hơn 9 thì phải dùng loại bu-gi có chỉ số nhiệt từ 6 đến 8. Nếu lắp bu-gi có chỉ số nhiệt nhỏ hơn 6 thì chấu bu-gi thường bị quá nóng gây ra hiện tượng tự cháy hòa khí trước khi có tia lửa điện, gây hiện tượng rung giật, gõ máy và nóng máy khác thường.
Ngược lại, nếu dùng bu-gi lạnh cho động cơ xe máy có tỷ số nén lớn thì chấu bu-gi dễ bị bám muội than và muội than này cũng bị đốt nóng thành mồi lửa làm cháy hòa khí. Trường hợp bạn tắt khóa điện mà động cơ vẫn nổ có thể là do muội than bám ở chấu bu-gi hoặc muội than bám ở nấm xu-páp xả, ở đỉnh piston gây ra. Khi tháo bu-gi để kiểm tra bạn cần quan sát xem bu-gi xe bạn đang ở trạng thái nào sau đây:
- Phần sứ bọc cực giữa tráng hồng, cực điện không có vết cháy rỗ: đây là trường hợp bu-gi làm việc tốt. Tiếng gõ động cơ có thể do nguyên nhân khác (do xăng xấu, trị số octan nhỏ).
- Điện cực bị mòn, cháy vẹt, đóng muội than đen là do xăng cháy không hết.
- Điện cực và phần sức cách điện bám đầy tạp chất và có hiện tượng rạn nứt.
Hai hiện tượng sau chứng tỏ bu-gi bị hỏng do không lắp đúng loại, cần thay bu-gi mới. Dưới đây là các bu-gi thông dụng dành cho các mẫu xe Honda Dream dùng C6HSA, Spacy 125 dùng DPR7EA còn Suzuki Viva 110 dùng C6HSA, GN125 hoặc D8EA...
(Theo Ôtô xe máy)
Nếu member nào có cách giả thích khác thì cùng nhau thảo luận ?
Từ "gõ bu-gi" là của thợ chuyên ngành dùng để chỉ các hiện tượng sau đây: Dùng bu-gi không đúng chủng loại; bu-gi có chỉ số nhiệt thấp (bu-gi nóng) lắp cho động cơ có tỷ số nén cao (cần bu-gi lạnh). Nếu động cơ xe có tỷ số nén cao hơn 9 thì phải dùng loại bu-gi có chỉ số nhiệt từ 6 đến 8. Nếu lắp bu-gi có chỉ số nhiệt nhỏ hơn 6 thì chấu bu-gi thường bị quá nóng gây ra hiện tượng tự cháy hòa khí trước khi có tia lửa điện, gây hiện tượng rung giật, gõ máy và nóng máy khác thường.
Ngược lại, nếu dùng bu-gi lạnh cho động cơ xe máy có tỷ số nén lớn thì chấu bu-gi dễ bị bám muội than và muội than này cũng bị đốt nóng thành mồi lửa làm cháy hòa khí. Trường hợp bạn tắt khóa điện mà động cơ vẫn nổ có thể là do muội than bám ở chấu bu-gi hoặc muội than bám ở nấm xu-páp xả, ở đỉnh piston gây ra. Khi tháo bu-gi để kiểm tra bạn cần quan sát xem bu-gi xe bạn đang ở trạng thái nào sau đây:
- Phần sứ bọc cực giữa tráng hồng, cực điện không có vết cháy rỗ: đây là trường hợp bu-gi làm việc tốt. Tiếng gõ động cơ có thể do nguyên nhân khác (do xăng xấu, trị số octan nhỏ).
- Điện cực bị mòn, cháy vẹt, đóng muội than đen là do xăng cháy không hết.
- Điện cực và phần sức cách điện bám đầy tạp chất và có hiện tượng rạn nứt.
Hai hiện tượng sau chứng tỏ bu-gi bị hỏng do không lắp đúng loại, cần thay bu-gi mới. Dưới đây là các bu-gi thông dụng dành cho các mẫu xe Honda Dream dùng C6HSA, Spacy 125 dùng DPR7EA còn Suzuki Viva 110 dùng C6HSA, GN125 hoặc D8EA...
(Theo Ôtô xe máy)
Nếu member nào có cách giả thích khác thì cùng nhau thảo luận ?