Ưu nhược điểm của các loại dẫn động phanh

A
Bình luận: 3Lượt xem: 6,030

autovn

Thành viên O-H
Ưu điểm: Lực tác dụng lên bàn đạp bé, vì vậy mà phanh khí nén thường được trang bị cho ôtô có tải trọng lớn, có khả năng điều chỉnh hệ thống phanh rơmoóc. Hệ thống phanh khí nén có thể cơ khí hóa quá trình điều khiển ôtô và có thể sử dụng không khí nén cho các bộ phận làm việc như hệ thống treo loại khí.
Nhược điểm:Sốlượng các cụm chi tiết khá nhiều, kích thước chung lớn và giá thành cao, độ nhạy nhỏ
 

Phạm Vỵ

Thành viên O-H
Ưu nhược điểm các loai dãn động phanh
1. Hệ thống phanh dẫn động bằng thủy lực: có ưu điểm độ nhạy cao vì dầu không bị nén khi tăng áp suất nhưng lực điều khiển trên bàn đạp cần lớn vì lực phanh tạo ra ở cơ cấu phanh là do sức đạp của người lái. Vì vậy nó chỉ được bố trí ở xe con và xe tải nhỏ và để giảm nhẹ lực bàn đạp người ta thường sử dụng kèm bộ trợ lực chân không.
2. Hệ thống phanh dẫn động bằng khí nén: có ưu điểm là lực điều khiển trên bàn đạp nhỏ vì chỉ để điều khiển van tổng phanh, còn lực phanh tạo ra ở cơ cấu phanh là do tác động của khí nén thông qua bầu phanh. Nhưng với dẫn động bằng khí nén lại có nhược điểm là độ nhạy kém (thời gian chậm tác dụng lớn) do khí bị nén khi chịu áp suất.
3. Hệ thống phanh dẫn động thủy-khí kết hợp: để tận dụng ưu điểm của cả hai loại dẫn động trên người ta sử dụng hệ thống dẫn động phối hợp giữa thủy lực và khí nén (còn gọi là hệ thống phanh thủy lực điều khiển khí nén) trên các ô tô tải, ô tô buýt trung bình và lớn. (Phạm Vỵ Trường ĐHBK Hà Nội)
 

nguyenvanbao

Thành viên O-H
em xin bổ xung một chút với hệ thống phanh khí nén có thể thực hiện thời gian phanh dài hơn mà không lo bị mất phanh còn vời hệ thống phanh thủy lợc thì nếu thời gian phanh kéo dài có thể gây nên tình trạng mất phanh do hiện tượng xâm thực :8:
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên