Tuổi trẻ chưa trải sự Đời

thietbixe
Bình luận: 19Lượt xem: 3,012

thietbixe

Tài xế O-H
Chào toàn thể anh em diễn đàn oto-hui.com, sau cơ số năm ra đi làm nên muốn chia sẻ những trải nghiệm mà bản thân đã trải qua. Ở đây là quan điểm của bản thân và không có đúng có sai, mang lại cho anh em một góc nhìn mới - nếu hay thì có thể rút ra cho mình một bài học hữu ích.

Đi học rồi ra đi làm và cuối cùng là kiếm " Tiền " - Thô nhưng Thật ( Không viện vào lý do Đam Mê )
Ra trường thì Hành trang là những kiến thức lý thuyết + thực hành non kém nhưng lại muốn làm việc nhẹ lương cao - Tuổi trẻ chưa trải sự đời .
Đi làm thì gò bó bản thân vào khuôn khổ cứng nhắc - không chịu đọc sách + phát triển kỹ năng mềm, ngoại ngữ - tin học, tầm sư học đạo các mối quan hệ chất lượng
Kết : Nên biết giá trị bản thân mình đang ở đâu, 1 tháng làm được bao nhiêu Tiền cho doanh nghiệp, xưởng, tổ chức thì khi đó mình sẽ nhận được mức lương tương xứng. Suy nghĩ tích cực, thái độ hòa nhã đồng nghiệp, ham học hỏi và biết Bán mình giá cao.
Khi năng lực mình tốt nhưng thiếu định hướng tốt thì khi đó mình đã ngược đãi bản thân. Nhiều người mình thấy rất giỏi trong công việc nhưng làm ở vị trí chưa tương xứng, môi trường xưởng - doanh nghiệp chưa được tốt dẫn đến không được phát huy hết khả năng của mình, với ở đó có thể người ta không công nhận giá trị của mình hoặc coi đó là điều đương nhiên.
Nhiều sinh viên, học viên học việc với mác thợ phụ "đôi lúc" gặp phải những chủ xưởng, thợ - doanh nghiệp Đì làm ngu người, sói mòn nhận thức (chính sách ngu dân). Nhiều lúc học việc " không lương " - ngay từ đầu mình đã coi mình và bán mình một cách rẻ mạt thì lấy gì được người khác coi trọng. Ai cũng cần phải sống - ăn, uống, ngủ, nghỉ. Nên nhớ ở đó học và làm thì sau cơ số thời gian thì mình đã làm được gì và giá trị đem lại là gì ?
Thực ra học ô tô nhiều người mặc định là cầm cờ lê mỏ lết, sửa ô tô - tay nghề giỏi ( Mình có nhắc ở trên - thì tay nghề giỏi được quy ra bằng tiền, giờ công), nhưng hiện nay có nhiều lĩnh vực khác đáp ứng yêu cầu công việc cũng như phù hợp về sở thích mình hơn. Nên có nhiều công việc chỉ liên quan đến 1 phần " NHỎ " ô tô nhưng mức lương cao, môi trường công việc tốt + giá trị năng lực của mình được công nhận, được cấp trên , mọi người tôn trọng.
 

P.Sang

Tài xế O-H
Hầu như học việc xin bán mình không lương ạ e mới ngộ ra giá đọc được bài của bác sớm hơn
 

Công Tý

Tài xế O-H
Chào toàn thể anh em diễn đàn oto-hui.com, sau cơ số năm ra đi làm nên muốn chia sẻ những trải nghiệm mà bản thân đã trải qua. Ở đây là quan điểm của bản thân và không có đúng có sai, mang lại cho anh em một góc nhìn mới - nếu hay thì có thể rút ra cho mình một bài học hữu ích.

Đi học rồi ra đi làm và cuối cùng là kiếm " Tiền " - Thô nhưng Thật ( Không viện vào lý do Đam Mê )
Ra trường thì Hành trang là những kiến thức lý thuyết + thực hành non kém nhưng lại muốn làm việc nhẹ lương cao - Tuổi trẻ chưa trải sự đời .
Đi làm thì gò bó bản thân vào khuôn khổ cứng nhắc - không chịu đọc sách + phát triển kỹ năng mềm, ngoại ngữ - tin học, tầm sư học đạo các mối quan hệ chất lượng
Kết : Nên biết giá trị bản thân mình đang ở đâu, 1 tháng làm được bao nhiêu Tiền cho doanh nghiệp, xưởng, tổ chức thì khi đó mình sẽ nhận được mức lương tương xứng. Suy nghĩ tích cực, thái độ hòa nhã đồng nghiệp, ham học hỏi và biết Bán mình giá cao.
Khi năng lực mình tốt nhưng thiếu định hướng tốt thì khi đó mình đã ngược đãi bản thân. Nhiều người mình thấy rất giỏi trong công việc nhưng làm ở vị trí chưa tương xứng, môi trường xưởng - doanh nghiệp chưa được tốt dẫn đến không được phát huy hết khả năng của mình, với ở đó có thể người ta không công nhận giá trị của mình hoặc coi đó là điều đương nhiên.
Nhiều sinh viên, học viên học việc với mác thợ phụ "đôi lúc" gặp phải những chủ xưởng, thợ - doanh nghiệp Đì làm ngu người, sói mòn nhận thức (chính sách ngu dân). Nhiều lúc học việc " không lương " - ngay từ đầu mình đã coi mình và bán mình một cách rẻ mạt thì lấy gì được người khác coi trọng. Ai cũng cần phải sống - ăn, uống, ngủ, nghỉ. Nên nhớ ở đó học và làm thì sau cơ số thời gian thì mình đã làm được gì và giá trị đem lại là gì ?
Thực ra học ô tô nhiều người mặc định là cầm cờ lê mỏ lết, sửa ô tô - tay nghề giỏi ( Mình có nhắc ở trên - thì tay nghề giỏi được quy ra bằng tiền, giờ công), nhưng hiện nay có nhiều lĩnh vực khác đáp ứng yêu cầu công việc cũng như phù hợp về sở thích mình hơn. Nên có nhiều công việc chỉ liên quan đến 1 phần " NHỎ " ô tô nhưng mức lương cao, môi trường công việc tốt + giá trị năng lực của mình được công nhận, được cấp trên , mọi người tôn trọng.
Đúng là phải giỏi mới là thợ nhưng giỏi hay không là do mình nói thật là e đi làm chưa có ai dạy nhiều cả chỉ xem họ làm và tối về tra tài liệu . Em khổ hơn bác học lớp 6 bỏ . Muốn giỏi lại phải học cả kiến thức phổ thông nữa
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Đúng là phải giỏi mới là thợ nhưng giỏi hay không là do mình nói thật là e đi làm chưa có ai dạy nhiều cả chỉ xem họ làm và tối về tra tài liệu . Em khổ hơn bác học lớp 6 bỏ . Muốn giỏi lại phải học cả kiến thức phổ thông nữa
Bác nói đúng. Tôi đã từng bắt thằng đệ mới toe, 6 tháng phải đọc xong 6 quyển sách phổ thông: Vật lý + Hóa học các lớp 10,11,12 trước khi học về ô tô. Trong khoảng thời gian đó, xe đạp, xe máy, máy bơm, quạt...đều bị bắt sửa hết. Tất cả xe máy của các chị em trong công ty đều được tôi bao sửa, và bắt nó làm
Kết quả: cứng ngoài mong đợi
 

Công Tý

Tài xế O-H
Bác nói đúng. Tôi đã từng bắt thằng đệ mới toe, 6 tháng phải đọc xong 6 quyển sách phổ thông: Vật lý + Hóa học các lớp 10,11,12 trước khi học về ô tô. Trong khoảng thời gian đó, xe đạp, xe máy, máy bơm, quạt...đều bị bắt sửa hết. Tất cả xe máy của các chị em trong công ty đều được tôi bao sửa, và bắt nó làm
Kết quả: cứng ngoài mong đợi
Vậy là bác là 1 người thầy thực sự rồi . Em cũng có 1 người thầy nhưng người đó không làm cùng nghành mà làm ngành khác . Lúc đó em chưa biết nhiều có thầy ở bên chỉ bảo từng tý một cuối cùng em cũng đã thành công
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Vậy là bác là 1 người thầy thực sự rồi . Em cũng có 1 người thầy nhưng người đó không làm cùng nghành mà làm ngành khác . Lúc đó em chưa biết nhiều có thầy ở bên chỉ bảo từng tý một cuối cùng em cũng đã thành công
Thầy bà gì đâu. Tôi chỉ là một thợ máy thôi mà
 

ducthuc200

Tài xế O-H
Bác nói đúng. Tôi đã từng bắt thằng đệ mới toe, 6 tháng phải đọc xong 6 quyển sách phổ thông: Vật lý + Hóa học các lớp 10,11,12 trước khi học về ô tô. Trong khoảng thời gian đó, xe đạp, xe máy, máy bơm, quạt...đều bị bắt sửa hết. Tất cả xe máy của các chị em trong công ty đều được tôi bao sửa, và bắt nó làm
Kết quả: cứng ngoài mong đợi
cụ thật dã man như con ngan,nhưng dù sao cũng có lý,nghĩ đi nghĩ lại không khổ cực sao có quả ngon cụ nhỉ
 

Hoàng Nhật

Tài xế O-H
Những người khổ luyện thành tài thì đáng trân trọng, nhưng số đấy ít, còn thành phần chưa học chưa làm thợ mà đã đòi kiếm tiền như những người khổ luyện, chỉ nhanh nhanh học mót mánh khóe khôn vặt, vậy các bác nghĩ sao khi trứng đòi khôn hơn vịt
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Những người khổ luyện thành tài thì đáng trân trọng, nhưng số đấy ít, còn thành phần chưa học chưa làm thợ mà đã đòi kiếm tiền như những người khổ luyện, chỉ nhanh nhanh học mót mánh khóe khôn vặt, vậy các bác nghĩ sao khi trứng đòi khôn hơn vịt
Thực ra, xét sâu xa thì họ là những người đáng thương hại, bác ạ. Họ thường không thể tự nghĩ ra những suy nghĩ kiểu vậy được, mà là có ai đó hoặc rất nhiều ai đó đã tác động làm cho họ nghĩ như vậy
Đầu tiên, họ sinh ra trong một môi trường quen lối sống, hành xử kiểu du kích. Trong một môi trường làng xã vốn có xu hướng cô lập xung quanh nên có cuộc sống và cách nghĩ rất đơn giản, đơn giản như việc gieo mạ là có lúa. Vì vậy, họ khá nghèo về cách suy nghĩ, đào sâu, chỉ quan sát bề nổi theo kiểu "chuồn chuồn bay thấp thì mưa..", họ truyền kinh nghiệm cho đời sau một cách đơn giản bằng truyền miệng (vì không có chữ, không được đi học), và đời sau cư thế mà dùng. Tri thức do không được trao đổi với bên ngoài, nên rất nghèo nàn (Trong hoàn cảnh đó, bí quyết thực sự có giá trị, vì xung quanh đều như vậy). Và nghèo nàn thì lại sợ, sợ rồi thì lại giấu thành bí quyết, và nhiều người lại muốn có bí quyết ấy mà lại không được học (vậy thì tìm cách ăn trộm thôi, và nhiều vụ trộm thành công và cả không thành công). . Cứ như vậy ngàn năm hun đúc nó trở thành điều gì đó còn kinh khủng hơn cả thói quen, khiến họ nghĩ rằng, trộm được ngon rồi
Rõ ràng, cái sự học lỏm nó di truyền trong Gen của người nông dân, trong văn hóa ứng xử, học tập. Gen này càng được vun đắp bởi chính bố mẹ, họ hàng và hàng xóm
Ngày xưa thì còn có vẻ được, chứ ngày nay, rõ ràng văn hóa gia đình ấy đã hại họ rồi. Trồng lúa nó khác hẳn việc nghiên cứu khoa học, và khác hẳn việc chữa ôtô. Nhưng có nhiều người không thay đổi nếp nghĩ cũ. Hàng ngày, hàng giờ, vẫn lớp lớp người thợ mới chỉ rình học lỏm vài chiêu nhỏ là dựng cờ khởi nghĩa bên kia đường của xưởng cũ, nơi họ mới học nghề trước đó ít lâu
Và cái gì cũng có giá của nó, vậy là trả giá thôi. Ăn trộm được Tịch tà kiếm phổ là luyện thôi, thấy ghi là phải tự thiến rồi mới luyện thành nội công. Thế là xẻo, và luyện thành công thật, hỉ hả và mãn nguyện. Nhưng đến chữ cuối cùng thấy viết là "không thiến vẫn luyện được". Thế là thất mẹ nó truyền luôn
Các cụ có dạy rằng, "của rẻ là của ôi", không trả giá thì chỉ có thế thôi, ăn bưởi là có thật (bưởi nhé, đừng nghĩ bậy)
Chốt, không làm mà đòi ăn thì gặp anh Huấn Hoa cứt lợn nhé
 

vuminhtien

Tài xế O-H
nói về câu chuyện của em, chưa trải đời như bác nói, khi ra trường mới bắt đầu đi làm, xin vào 1 gara, ngta nói với em là ngta sẵn sàng mời một người tay nghề giỏi trước đã, sau đó là mức lương lên đến hơn 20tr/th về để dạy nghề cho em, em k biết bác có hiểu cái cảm giác lúc đó của em k, nó thực sự là 1 ân huệ (nếu k nói quá thì đúng là ăn huệ của em khi đó vậy)
từ đó trở đi cho đến khi em nhận ra mọi thứ chẳng đẹp như mjk nghĩ, mọi thứ đâu vào đấy hết, vẫn là những sự sắp đặt có sẵn, ngta chỉ thêm có vài câu nói đã khiến cho em phải "cung phụng", "ngoan ngoãn" làm theo và "cống hiến" hết mjk, hết khả năng năng lực mjk có, bán sức khỏe cho công việc.
đúng là phải trải đời nhiều mới thấy giá trị bản thân của mjk bác ạ, muốn phát triển thì phải biết nắng nghe.
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
nói về câu chuyện của em, chưa trải đời như bác nói, khi ra trường mới bắt đầu đi làm, xin vào 1 gara, ngta nói với em là ngta sẵn sàng mời một người tay nghề giỏi trước đã, sau đó là mức lương lên đến hơn 20tr/th về để dạy nghề cho em, em k biết bác có hiểu cái cảm giác lúc đó của em k, nó thực sự là 1 ân huệ (nếu k nói quá thì đúng là ăn huệ của em khi đó vậy)
từ đó trở đi cho đến khi em nhận ra mọi thứ chẳng đẹp như mjk nghĩ, mọi thứ đâu vào đấy hết, vẫn là những sự sắp đặt có sẵn, ngta chỉ thêm có vài câu nói đã khiến cho em phải "cung phụng", "ngoan ngoãn" làm theo và "cống hiến" hết mjk, hết khả năng năng lực mjk có, bán sức khỏe cho công việc.
đúng là phải trải đời nhiều mới thấy giá trị bản thân của mjk bác ạ, muốn phát triển thì phải biết nắng nghe.
Họ nói câu gì mà kinh khủng thế ạ??
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
họ đánh vào tâm lý bác ạ, e k biết bác có hiểu k nhưng với em, ở thời điểm đó mà có một ng chủ thuê thợ với mức lương cao như thế về để dạy nghề cho thì em k có gì để nói nữa bác ạ
Tôi chỉ tò mò về câu thần chú của họ. Nếu anh em biết được thì nó dễ tránh ạ
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên