chusy677
Tài xế O-H
Mercedes-Benz trải qua nhiều thời kỳ thăng trầm trong ngành công nghệ sản xuất xe hơi. Với nhiều dòng xe nổi bật mang đến nhiều tiếng tăm cho hãng xe. Thương hiệu xe Mercedes-Benz ngày nay đã trở thành một chuẩn mực cho sự sang trọng và quý phái. Hãy cùng nhìn lại 5 mẫu xe nổi bật tạo lên tên tuổi của hãng xe nổi tiếng này!
Đây là một chiếc xe ba bánh có động cơ, chạy bằng động cơ đốt trong. Phát minh này của Karl Benz đã đánh dấu 1 bước tiến vô cùng quan trọng trong lịch sử công nghệ ô tô toàn cầu.
Benz Patent-Motorwagen là chiếc xe hơi có kiểu dáng độc đáo, với thiết kế 3 bánh, chủ yếu được làm từ ống thép và ghế ngồi sử dụng chất liệu ván gỗ sơn màu nâu vàng đẹp mắt. Benz Patent Motorwagen không trang bị lò xo cho thiết bị lái và lắp động cơ xăng Benz 4 kỳ, xi lanh đơn dung tích 954cc cho phép xe đạt công suất 6 mã lực, tốc độ tối đa 16 km/h.
SSK được chế tạo từ năm 1928 đến năm 1932 và chỉ có 40 chiếc được sản xuất. Xe được thiết kế bởi Ferdinand Porsche huyền thoại. Đây cũng là lần cuối cùng ông hợp tác thiết kế với Mercedes-Benz.
SSK có khả năng đạt tốc độ tối đa 193 km/h. Vào thời điểm đó, SSK rất khó bị đánh bại.
Trong suốt lịch sử ngành công nghiệp ô tô, rất ít mẫu xe nào trở thành biểu tượng như Mercedes 300SL Gullwing. Nhiều người còn cho rằng nó là chiếc siêu xe thực sự đầu tiên trên thế giới.
Ra mắt vào năm 1954, đến nay Mercedes 300SL vẫn được coi là một trong những mẫu xe đẹp nhất của hãng xe sang Mercedes. Được trang bị hộp số sàn 4 cấp, chiếc xe có thể đạt tới tốc độ tối đa 262 km/h.
"Đứa con chung" của hai hãng được công bố vào tháng 11/2003 và dừng sản xuất vào năm 2010. Trong 7 năm, Mercedes SLR McLaren đã bán ra 2.157 chiếc, bao gồm phiên bản coupe và roadster.
SLR được trang bị động cơ V8 5,4 lít siêu nạp, có khả năng sản sinh công suất 617 mã lực. SLR cũng bao gồm một cánh gió phía sau, khi phanh gấp, sẽ nâng lên 65 độ. Đó là một trong những lý do tại sao không có siêu xe nào khác giống như Mercedes-Benz SLR Mclaren.
E-Class được giới thiệu vào năm 1993 với chữ E đặc biệt. Trong tiếng Đức, chữ E là viết tắt của động cơ phun xăng. Có thể nói Mercedes-Benz đã tích cóp những tinh hoa của 110 năm lịch sử vào dòng xe E-Class. E-Class được cung cấp dưới dạng sedan, wagon, coupe và mui trần.
1.Benz Patent-Motorwagen
Benz Patent-Motorwagen là chiếc xe hơi đầu tiên trên thế giới, được Karl Benz - người sáng lập Mercedes-Benz đăng ký chính thức vào ngày 29/1/1886.Benz Patent-Motorwagen là chiếc xe hơi có kiểu dáng độc đáo, với thiết kế 3 bánh, chủ yếu được làm từ ống thép và ghế ngồi sử dụng chất liệu ván gỗ sơn màu nâu vàng đẹp mắt. Benz Patent Motorwagen không trang bị lò xo cho thiết bị lái và lắp động cơ xăng Benz 4 kỳ, xi lanh đơn dung tích 954cc cho phép xe đạt công suất 6 mã lực, tốc độ tối đa 16 km/h.
2. SSK
SSK được chế tạo từ năm 1928 đến năm 1932 và chỉ có 40 chiếc được sản xuất. Xe được thiết kế bởi Ferdinand Porsche huyền thoại. Đây cũng là lần cuối cùng ông hợp tác thiết kế với Mercedes-Benz.
SSK có khả năng đạt tốc độ tối đa 193 km/h. Vào thời điểm đó, SSK rất khó bị đánh bại.
3. 300 SL
Sau hơn 60 năm, Mercedes 300SL vẫn được coi là một tượng đài trong thế giới xe hơi bởi vẻ đẹp cả về thiết kế và kỹ thuật vượt thời gian, khiến giá trị của nó tăng cao.Ra mắt vào năm 1954, đến nay Mercedes 300SL vẫn được coi là một trong những mẫu xe đẹp nhất của hãng xe sang Mercedes. Được trang bị hộp số sàn 4 cấp, chiếc xe có thể đạt tới tốc độ tối đa 262 km/h.
4. SLR McLaren
SLR McLaren là thành quả hợp tác giữa hãng xe Đức với McLaren. Lấy cảm hứng từ chiếc 300 SLR Uhlenhaut Coupé năm 1955, nó được mệnh danh là một siêu xe hiệu suất cao. Khi ra mắt, SLR McLaren được mệnh danh là "Mũi tên bạc của ngày mai".SLR được trang bị động cơ V8 5,4 lít siêu nạp, có khả năng sản sinh công suất 617 mã lực. SLR cũng bao gồm một cánh gió phía sau, khi phanh gấp, sẽ nâng lên 65 độ. Đó là một trong những lý do tại sao không có siêu xe nào khác giống như Mercedes-Benz SLR Mclaren.
5. E-Class
Mercedes-Benz E-Class được xem là dòng xe mang những giá trị cốt lõi và tiêu biểu nhất của hãng xe ngôi sao 3 cánh.(nguồn: vtc)