THANHDATSPKTVL
Tài xế O-H
Theo như nhà sản xuất với công nghệ CVVD ( Continuously Variable Valve Duration) của Hyundai giúp tối ưu hóa cả hiệu suất động cơ và hiệu quả nhiên liệu lại thân thiện với môi trường.
Mới đây, tập đoàn ô tô Hyundai đã phát triển công nghệ mới áp dụng cho động cơ đốt trong gọi là van biến thiên liên tục (CVVD). Công nghệ này có thể hiểu là công nghệ điều khiển phối khí trục cam theo điều kiện lái xe. Được biết, đây là công nghệ đầu tiên trên thế giới sẽ xuất hiện trên động cơ Smartstream G1.6 T-GDi mới, sớm được trang bị trên các dòng xe Hyundai và Kia.
Công nghệ điều khiển phối khí trục cam, điều chỉnh thời gian đóng và mở xupap nạp và xả đã được các nhà sản xuất ô tô nghiên cứu và áp dụng trên những chiếc xe ngày nay như: VVT-i của Toyota, VTEC của Honda, VANOS của BMW, Dual AVCS của Subaru, MIVEC của Mitsubishi…
Xem thêm: Hệ thống VVT-i của Toyota
Theo Hyundai, công nghệ van biến thiên liên tục CVVD giúp tối ưu hóa cả hiệu suất động cơ và hiệu quả nhiên liệu mà lại thân thiện với môi trường. Công nghệ điều khiển van điều chỉnh thời gian đóng và mở xupap theo điều kiện lái xe. Với công nghệ này của Huyndai giúp cho hiệu suất tăng 4% và cải thiện 5% hiệu quả nhiên liệu. Hơn nữa, giảm thiểu lên tới 12% lượng khí thải giúp thân thiện với môi trường hơn.
Để đạt được điều đó, hệ thống CVVD cho phép điều khiển linh hoạt chu kỳ đóng mở xupap nhằm tối ưu hóa quá trình vận hành của động cơ cho mục tiêu tiết kiệm nhiên liệu hoặc tối ưu hóa công suất sinh ra theo thời gian thực tùy thuộc vào nhu cầu vận hành của xe (ví dụ như khi người lái chọn chế độ ECO hay SPORT.
Ông Albert Biermann, Chủ tịch và Trưởng phòng Nghiên cứu và Phát triển của Tập đoàn Hyundai Motor cho biết: “Sự phát triển của công nghệ CVVD là một ví dụ điển hình. Chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực đổi mới của mình để đưa ra các thay đổi mô hình và đảm bảo tính bền vững của mô hình kinh doanh của chúng tôi.”
Cho đến nay, hiệu suất và khả năng tiết kiệm nhiên liệu của động cơ đốt trong đã được chi phối bởi công nghệ điều khiển van biến thiên điều chỉnh thời gian đóng-mở xupap và điều điều khiển cả hành trình có ích của xupap(độ sâu của xupap).
So với những công nghệ điều khiển phối khí của hãng như CVVT, CVVL trước đây không thể điều chỉnh thời gian mở của van, vì thời gian đóng van phụ thuộc vào thời gian mở và không thể đáp ứng với các tình huống lái xe khác nhau. Giải pháp của công nghệ CVVD là điều chỉnh thời gian mở van.
Khi xe đang duy trì tốc độ không đổi và cần mômen xoắn thấp, CVVD sẽ mở van nạp cho đến giữa và đóng van gần cuối hành trình nén. Điều này giúp cải thiện hiệu quả nhiên liệu bằng cách giảm sức cản do nén. Mặt khác, khi công suất động cơ cao, chẳng hạn như khi xe đang lái ở tốc độ cao, van nạp được đóng lại khi bắt đầu hành trình nén để tối đa hóa lượng không khí sử dụng cho quá trình nổ, tăng cường mômen xoắn để cải thiện sự tăng tốc.
Bên cạnh công nghệ phối khí thông minh CVVD mới, động cơ G1.6 T-GDi mới, còn được trang bị công nghệ tuần hoàn khí thải áp suất thấp (LP EGR) để tối ưu hóa hiệu quả nhiên liệu hơn nữa. Hệ thống tuần hoàn khí thải áp suất thấp này trích một phần khí cháy của động cơ vào lại buồng đốt để làm mát buồng đốt và giảm lượng khí thải NOx.
Xem thêm: Hệ thống tuần hoàn khí thải EGR
Động cơ G1.6 T-GDi cũng có hệ thống áp suất thấp giúp chuyển hướng khí thải bị cháy ra phía trước turbo, để tăng hiệu quả trong điều kiện tải cao. Động cơ G1.6 T-GDi mới, máy I4 này có công suất 180 mã lực và mômen xoắn cực đại 265Nm.
Ngoài ra, động cơ mới này còn có hệ thống quản lý nhiệt tích hợp giúp làm nóng hoặc làm lạnh động cơ đến nhiệt độ tối ưu nhanh chóng và hệ thống phun trực tiếp mạnh mẽ, đạt được áp suất phun 350bar, (cao hơn động cơ T-GDi trước đó là 250bar). Bên cạnh đó, theo tính toán ma sát động cơ giảm 34% với việc áp dụng các bộ phận chuyển động ma sát thấp.
Theo nhà sản xuất, động cơ Smartstream G1.6 T-GDi mới với công nghệ phối khí thông minh CVVD sẽ được trang bị trên chiếc Hyundai Sonata Turbo.
Cám ơn các bác đã theo dõi.
Mới đây, tập đoàn ô tô Hyundai đã phát triển công nghệ mới áp dụng cho động cơ đốt trong gọi là van biến thiên liên tục (CVVD). Công nghệ này có thể hiểu là công nghệ điều khiển phối khí trục cam theo điều kiện lái xe. Được biết, đây là công nghệ đầu tiên trên thế giới sẽ xuất hiện trên động cơ Smartstream G1.6 T-GDi mới, sớm được trang bị trên các dòng xe Hyundai và Kia.
Công nghệ điều khiển phối khí trục cam, điều chỉnh thời gian đóng và mở xupap nạp và xả đã được các nhà sản xuất ô tô nghiên cứu và áp dụng trên những chiếc xe ngày nay như: VVT-i của Toyota, VTEC của Honda, VANOS của BMW, Dual AVCS của Subaru, MIVEC của Mitsubishi…
Xem thêm: Hệ thống VVT-i của Toyota
Theo Hyundai, công nghệ van biến thiên liên tục CVVD giúp tối ưu hóa cả hiệu suất động cơ và hiệu quả nhiên liệu mà lại thân thiện với môi trường. Công nghệ điều khiển van điều chỉnh thời gian đóng và mở xupap theo điều kiện lái xe. Với công nghệ này của Huyndai giúp cho hiệu suất tăng 4% và cải thiện 5% hiệu quả nhiên liệu. Hơn nữa, giảm thiểu lên tới 12% lượng khí thải giúp thân thiện với môi trường hơn.
Để đạt được điều đó, hệ thống CVVD cho phép điều khiển linh hoạt chu kỳ đóng mở xupap nhằm tối ưu hóa quá trình vận hành của động cơ cho mục tiêu tiết kiệm nhiên liệu hoặc tối ưu hóa công suất sinh ra theo thời gian thực tùy thuộc vào nhu cầu vận hành của xe (ví dụ như khi người lái chọn chế độ ECO hay SPORT.
Cho đến nay, hiệu suất và khả năng tiết kiệm nhiên liệu của động cơ đốt trong đã được chi phối bởi công nghệ điều khiển van biến thiên điều chỉnh thời gian đóng-mở xupap và điều điều khiển cả hành trình có ích của xupap(độ sâu của xupap).
So với những công nghệ điều khiển phối khí của hãng như CVVT, CVVL trước đây không thể điều chỉnh thời gian mở của van, vì thời gian đóng van phụ thuộc vào thời gian mở và không thể đáp ứng với các tình huống lái xe khác nhau. Giải pháp của công nghệ CVVD là điều chỉnh thời gian mở van.
Khi xe đang duy trì tốc độ không đổi và cần mômen xoắn thấp, CVVD sẽ mở van nạp cho đến giữa và đóng van gần cuối hành trình nén. Điều này giúp cải thiện hiệu quả nhiên liệu bằng cách giảm sức cản do nén. Mặt khác, khi công suất động cơ cao, chẳng hạn như khi xe đang lái ở tốc độ cao, van nạp được đóng lại khi bắt đầu hành trình nén để tối đa hóa lượng không khí sử dụng cho quá trình nổ, tăng cường mômen xoắn để cải thiện sự tăng tốc.
Xem thêm: Hệ thống tuần hoàn khí thải EGR
Động cơ G1.6 T-GDi cũng có hệ thống áp suất thấp giúp chuyển hướng khí thải bị cháy ra phía trước turbo, để tăng hiệu quả trong điều kiện tải cao. Động cơ G1.6 T-GDi mới, máy I4 này có công suất 180 mã lực và mômen xoắn cực đại 265Nm.
Ngoài ra, động cơ mới này còn có hệ thống quản lý nhiệt tích hợp giúp làm nóng hoặc làm lạnh động cơ đến nhiệt độ tối ưu nhanh chóng và hệ thống phun trực tiếp mạnh mẽ, đạt được áp suất phun 350bar, (cao hơn động cơ T-GDi trước đó là 250bar). Bên cạnh đó, theo tính toán ma sát động cơ giảm 34% với việc áp dụng các bộ phận chuyển động ma sát thấp.
Theo nhà sản xuất, động cơ Smartstream G1.6 T-GDi mới với công nghệ phối khí thông minh CVVD sẽ được trang bị trên chiếc Hyundai Sonata Turbo.
Cám ơn các bác đã theo dõi.