Tìm Hiểu Cấu Tạo - Nguyên Lí Hoạt Động Của Hệ Thống Treo Khí Nén Điện Tử EAS

T
Bình luận: 3Lượt xem: 3,763

thanhtu0911

Tài xế O-H
Tìm Hiểu Cấu Tạo - Nguyên Lí Hoạt Động Của Hệ Thống Treo Khí Nén Điện Tử EAS
  • Trước đây, hệ thống treo sử dụng nhíp lá, lò xo xoắn hay gối cao su…nhưng chưa đáp ứng được đòi hỏi cao về độ êm dịu của xe con. Hệ thống treo khí nén cũng không phải là một phát minh mới, nó xuất hiện từ những năm 1950 cùng với hệ thống treo Mc Pherson.
  • Ngày nay, các nhà thiết kế ô tô đã ứng dụng nhiều thành tựu mới của công nghệ, kỹ thuật cơ – điện tử để cho ra đời hệ thống treo có tính năng tiên tiến. Đó là hệ thống treo khí nén điện tử EAS hiện đang dùng cho dòng xe cao cấp như Audi, BMW, ..
  • Với hệ thống treo này người lái có thể lựa chọn, điều chỉnh độ đàn hồi cho thích hợp với chế độ vận hành của xe trên đường thông qua công tắc điều khiển lựa chọn chế độ Comfort hay Sport. Chế độ “Comfort”: tạo sự êm dịu tối đa cho người ngồi trên xe còn chế độ “Sport” tăng độ ổn định và an toàn khi xe chạy ở tốc độ cao.
1. Các phần cấu tạo chính
  • Giảm xóc khí nén : Trong mỗi xi lanh, có một giảm chấn có chức năng để thay đổi lực giảm chấn theo 3 chế độ (mềm, trung bình, cứng), có một buồng khí chính và một buồng khí phụ để thay đổi độ cứng lò xo theo 2 chế độ (mềm, cứng).
  • Cảm biến độ cao xe : theo dõi khoảng cách giữa các thân xe và đòn treo nên hệ thống sẽ tạo ra tính năng hiệu quả trong việc phát hiện độ cao gầm xe để quyết định sự thay đổi lượng lượng khí trong xy lanh
  • Cảm biến tốc độ: ghi nhận và gửi tín hiệu tốc độ xe đến ECU của hệ thống treo, cảm biến tốc độ mang đến những ưu điểm nổi bật để giúp người điều khiển nắm bắt được tình hình tốc độ khi di chuyển.
  • Công tắc đèn phanh : Công tắc này được gắn vào giá bắt bàn đạp, nó bật khi đạp phanh và gửi tín hiệu đến ECU cho đến khi nhả chân phanh.
  • Cảm biến lái : Cảm biến lái được gắn vào cụm công tắc đèn xi nhan, nó phát hiện góc và hướng quay của tay lái hướng quay của vô lăng được phát hiện bởi các tín hiệu bật- tắt gửi đến ECU
  • ECU của hệ thống treo: Bộ chấp hành điều khiển hệ thống treo được trang bị ở mỗi đỉnh của mỗi xi lanh khí, có nhiệm vụ nhận tín hiệu từ tất cả các cảm biến để điều khiển lực của giảm chấn và độ cứng của lò xo, độ cao xe theo điều kiện hoạt động của xe thông qua bộ chấp hành điều khiển hệ thống.
2. Nguyên lí hoạt động
  • Hệ thống treo khí nén - điện tử hoạt động dựa trên nguyên lý không khí có tính đàn hồi khi bị nén. Với những ưu điểm và hiệu quả giảm chấn của khí nén, nó có thể hấp thụ những rung động nhỏ do đó tạo tính êm dịu chuyển động tốt hơn so với lò xo kim loại, dễ dàng điều khiển được độ cao sàn xe và độ cứng lò xo giảm chấn.
  • Khi hoạt động máy nén cung cấp khí tới mỗi xi lanh khí theo các đường dẫn riêng, do đó độ cao của xe sẽ tăng lên tương ứng tại mỗi xi lanh tuỳ theo lượng khí được cấp vào. Ngược lại độ cao của xe giảm xuống khi không khí trong các xi lanh được giải phóng ra ngoài thông qua các van
  • Bạn chọn chế độ "Comfort" thì ECU sẽ điều khiển lực giảm chấn là "mềm", độ cứng lò xo là "mềm" và chiều cao xe là "trung bình". Nhưng ở chế độ "Sport" cần cải thiện tính ổn định của xe khi chạy ở vận tốc cao .
3. Ưu điểm - Nhược điểm
  • Ưu điểm : lớn nhất của hệ thống này là mang đến độ êm ái và thoải mái tối đa cho người ngồi trong xe. Hệ thống này gần như tách biệt khoang cabin với những rung động và mấp mô của mặt đường, từ đó mang lại trải nghiệm êm ái và thoải mái tối đa cho hành khách. Bên cạnh đó, nỗi lo về các tình huống va chạm hông đối với ô tô cũng được giảm bớt phần nào nhờ khả năng nâng gầm đặc biệt mà các hãng ô tô lớn trang bị cho hệ thống treo khí nén điện tử của mình.
  • Nhược Điểm : những bộ công nghệ hiện đại như thế này chính là giá bán và khả năng ứng dụng. Với những gì mà hệ thống này đem lại, nó rõ ràng sẽ có giá không hề rẻ. Trên thực tế, công nghệ này mới chỉ được áp dụng cho dòng sedan hạng sang của Audi do hiệu quả vượt trội cũng như chi phí phát triển và vận hành đắt đỏ của mình.





Cấu taoh phuộc nhúng.gif
 

Mechanic1

Tài xế O-H
chào anh, em là sinh viên năm cuối hiện em cũng đang làm đồ án tốt nghiệp về hệ thống treo khí nén điện tử này. Nhưng hiện em có một thắc mắc là trong bộ phận giảm xóc khí nén thì độ cứng của bộ phận đàn hồi và lực giảm chấn của thanh giảm chấn có thể thay đổi dựa theo nguyên lý gì vậy ạ? Mong anh giải đáp, em cảm ơn nhiều ạ
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên