Serena_0144
Thành viên O-H
Tìm hiểu cấu tạo của một chiếc ô tô điện
Các xe ô tô chạy hoàn toàn bằng điện (EVs) đều được trang bị một hoặc nhiều motor điện thay thế cho động cơ đốt trong. Những chiếc xe này sử dụng một bộ nguồn ắc quy kéo để truyền năng lượng cho motor điện và phải được cắm ở các trạm sạc hoặc điện lưới. Bởi vì chạy bằng điện cho nên phương tiện không có khí thải và lược bỏ đi những bộ phận của hệ thống nhiên liệu lỏng thông thường như bình nhiên liệu, bơm nhiên liệu, đường ống nhiên liệu.Cấu tạo của một chiếc xe điện.
1. Ắc quy phụ: Trong một chiếc xe truyền động điện, nguồn pin phụ cung cấp năng lượng cho các thiết bị trên xe hoạt động.
2. Cổng sạc: Cổng sạc cho phép phương tiện kết nối với nguồn điện bên ngoài để sạc ắc-quy
3. Bộ chuyển đổi DC/DC: Thiết bị này chuyển đổi nguồn DC áp cao từ ắc quy thành nguồn DC áp thấp cần thiết để các thiết bị trên xe hoạt động & sạc lại cho ắc quy phụ.
4. Động cơ điện/Motor điện: Sử dụng năng lượng từ bộ nguồn ắc qui, motor này dẫn động các bánh xe. Vài phương tiện còn sử dụng tổ hợp động cơ – máy phát (motor generators) thực hiện cả 2 chức năng truyền động và tái sinh/hồi phục năng lượng.
6. Bộ điều khiển điện tử công suất (Power electronics controller): Bộ phận này quản lý dòng năng lượng điện được cung cấp bởi ắc quy, điều khiển tốc độ của motor điện và momen xoắn mà nó tạo.
7. Hệ thống làm mát (Thermat System): Hệ thống này duy trì một phạm vi nhiệt độ hoạt động thích hợp của động cơ/motor điện & các bộ phận khác.
8. Bộ ắc quy kéo: Lưu trữ điện để cung cấp cho motor.
9. Truyền động (điện) – Transmission (electric):
Ngày nay, xe điện thông thường có phạm vi hoạt động trong mỗi lần sạc ngắn hơn so với các phương tiện thông thường tương đương trong mỗi lần cung cấp đầy nhiên liệu. Hiệu quả & phạm vi lái xe của xe điện thay đổi đáng kể dựa trên điều kiện lái xe. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp bên ngoài có xu hướng giảm phạm vi vì phải sử dụng nhiều năng lượng hơn để điều chỉnh nhiệt độ cabin. Tốc độ xe cao làm cho phạm vi giảm vì năng lượng cần thiết để vượt qua lực cản tăng, so với chạy nhanh dần đều, tăng tốc đột ngột làm giảm phạm vi. Tải nặng hoặc tăng độ nghiêng đáng kể cũng làm giảm phạm vi hoạt động.
Theo: Cổng thông tin điện tử Cục Đăng Kiểm Việt Nam