Xe sử dụng khí tự nhiên có thể làm giảm đến 93% lượng khí CO, 33% lượng NOx và 50% lượng hydrocarbon khi so sánh với động cơ xăng.
Kết quả quan trắc của Bộ Tài nguyên - Môi trường tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và TP HCM cho thấy, những chất độc hại gây ô nhiễm phát thải từ phương tiện giao thông chủ yếu là khí ôxit cácbon (CO), ôxit nitơ (NOx), hơi xăng dầu, bụi, chì… Trong đó, xe máy là nguồn phát thải chính khí CO (chiếm 85%), xe tải phát thải khí lưu huỳnh và nitơ chiếm hơn 70%.
Trong khi đó, khí tự nhiên là tên gọi của hỗn hợp khí hydrocarbon no với thành phần chính là khí metan (CH4). Cũng giống như xăng, khí tự nhiên dễ bắt lửa, do đó có thể sử dụng làm nhiên liệu cho các động cơ đốt trong.
Ưu điểm lớn nhất của khí tư nhiên là giảm ô nhiễm môi trường. Xe sử dụng khí tự nhiên có thể làm giảm đến 93% lượng ôxít carbon thải ra, 33% lượng ôxít nitơ và đến 50% lượng hydrocarbon khi so sánh với động cơ xăng.
Hiện trên thế giới đang có xu hướng sử dụng khí tự nhiên cho các phương tiện giao thông. Chỉ riêng khu vực châu Á - Thái Bình Dương có khoảng 5 triệu phương tiện sử dụng khí tự nhiên.
Những nước có số phương tiện sử dụng khí tự nhiên nhiều là Pakistan với hơn hai triệu ô tô, Argentina và Brazil với hơn một triệu chiếc… Ở Thái Lan, những năm gần đây phương tiện giao thông sử dụng khí tự nhiên cũng trở nên phổ biến với khoảng 150.000 đầu xe và gần 350 trạm cung ứng khí.
Nhằm giảm lượng phát thải khí độc hại, Việt Nam đã thí điểm sử dụng các loại khí này. Hiện đã có 800 đầu xe buýt tại TP HCM chạy bằng khí tự nhiên và sắp tới, ứng dụng thí điểm với xe taxi và xe máy.
Để cổ vũ cho phong trào sử dụng khí tự nhiên, ngày 18/9 tại cửa khẩu Cầu Treo, Hà Tĩnh, Việt Nam đã tiếp nhận cờ của chuyến hành trình cổ động cộng đồng sử dụng nguồn khí tự nhiên thay cho nguồn năng lượng tạo ra nhiều khí thải độc hại cho môi trường và sức khỏe con người.
Theo Báo Đất việt
Kết quả quan trắc của Bộ Tài nguyên - Môi trường tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và TP HCM cho thấy, những chất độc hại gây ô nhiễm phát thải từ phương tiện giao thông chủ yếu là khí ôxit cácbon (CO), ôxit nitơ (NOx), hơi xăng dầu, bụi, chì… Trong đó, xe máy là nguồn phát thải chính khí CO (chiếm 85%), xe tải phát thải khí lưu huỳnh và nitơ chiếm hơn 70%.
Trong khi đó, khí tự nhiên là tên gọi của hỗn hợp khí hydrocarbon no với thành phần chính là khí metan (CH4). Cũng giống như xăng, khí tự nhiên dễ bắt lửa, do đó có thể sử dụng làm nhiên liệu cho các động cơ đốt trong.
Ưu điểm lớn nhất của khí tư nhiên là giảm ô nhiễm môi trường. Xe sử dụng khí tự nhiên có thể làm giảm đến 93% lượng ôxít carbon thải ra, 33% lượng ôxít nitơ và đến 50% lượng hydrocarbon khi so sánh với động cơ xăng.
Hiện trên thế giới đang có xu hướng sử dụng khí tự nhiên cho các phương tiện giao thông. Chỉ riêng khu vực châu Á - Thái Bình Dương có khoảng 5 triệu phương tiện sử dụng khí tự nhiên.
Những nước có số phương tiện sử dụng khí tự nhiên nhiều là Pakistan với hơn hai triệu ô tô, Argentina và Brazil với hơn một triệu chiếc… Ở Thái Lan, những năm gần đây phương tiện giao thông sử dụng khí tự nhiên cũng trở nên phổ biến với khoảng 150.000 đầu xe và gần 350 trạm cung ứng khí.
Nhằm giảm lượng phát thải khí độc hại, Việt Nam đã thí điểm sử dụng các loại khí này. Hiện đã có 800 đầu xe buýt tại TP HCM chạy bằng khí tự nhiên và sắp tới, ứng dụng thí điểm với xe taxi và xe máy.
Để cổ vũ cho phong trào sử dụng khí tự nhiên, ngày 18/9 tại cửa khẩu Cầu Treo, Hà Tĩnh, Việt Nam đã tiếp nhận cờ của chuyến hành trình cổ động cộng đồng sử dụng nguồn khí tự nhiên thay cho nguồn năng lượng tạo ra nhiều khí thải độc hại cho môi trường và sức khỏe con người.
Theo Báo Đất việt