thắc mắc về nguyên lý hệ thống đánh lửa

automotive5490
Bình luận: 7Lượt xem: 1,125

daoduclam9100

Tài xế O-H
mấy sư huynh cho em hỏi : tại sao khi điện áp đánh lửa tăng thì lại khó đánh lửa ? " em xin chân thành cảm ơn mấy sư huynh ạ
Yêu cầu của hệ thống đánh lửa

- Tia lửa mạnh

Trong hệ thống đánh lửa, tia lửa được phát ra giữa các điện cực của các bugi để đốt cháy hỗn hợp hòa khí. Hòa khí bị nén có điện trở lớn, nên cần phải tạo ra điện thế hàng chục ngàn vôn để đảm bảo phát ra tia lửa mạnh, có thể đốt cháy hỗn hợp hòa khí.

- Thời điểm đánh lửa chính xác

Hệ thống đánh lửa phải luôn luôn có thời điểm đánh lửa chính xác vào cuối kỳ nén của các xy lanh và góc đánh lửa sớm phù hợp với sự thay đổi tốc độ và tải trọng của động cơ.

- Có đủ độ bền

Hệ thống đánh lửa phải có đủ độ tin cậy để chịu đựng được tác động của rung động và nhiệt của động cơ. Hệ thống đánh lửa sử dụng điện cao áp do bô bin tạo ra nhằm phát ra tia lửa điện để đốt cháy hỗn hợp hòa khí đã được nén ép. Hỗn hợp hòa khí được nén ép và đốt cháy trong xi lanh. Sự bốc cháy này tạo ra động lực của động cơ. Nhờ có hiện tượng tự cảm và cảm ứng tương hỗ, cuộn dây tạo ra điện áp cao cần thiết cho đánh lửa. Cuộn sơ cấp tạo ra điện thế hàng trăm vôn còn cuộn thứ cấp thì tạo ra điện thế hàng chục ngàn vôn.
 

automotive5490

Tài xế O-H
chính xác là "khi điện áp đánh lửa càng cao thì lại khó đánh lửa" , mình đọc được trong sách điện động cơ và điều khiển động cơ của PGS.TS Đỗ Văn Dũng, chương lý thuyết đánh lửa cho động cơ xăng
[MERGETIME="1426584905"][/MERGETIME]
Cụ cho em hỏi, tại sao cụ lại có câu hỏi như vây?
mình đọc trong sách chương đánh lửa , cuốn điện động cơ và điều khiển động cơ của PGS.TS Đỗ Văn Dũng , trường spkt tphcm, k hiểu đoạn này
[MERGETIME="1426584911"][/MERGETIME]
Cụ cho em hỏi, tại sao cụ lại có câu hỏi như vây?
mình đọc trong sách chương đánh lửa , cuốn điện động cơ và điều khiển động cơ của PGS.TS Đỗ Văn Dũng , trường spkt tphcm, k hiểu đoạn này
[MERGETIME="1426584954"][/MERGETIME]
Cụ cho em hỏi, tại sao cụ lại có câu hỏi như vây?
mình đọc trong sách chương đánh lửa , cuốn điện động cơ và điều khiển động cơ của PGS.TS Đỗ Văn Dũng , trường spkt tphcm, k hiểu đoạn này
 

tempra

Tài xế O-H
điện áp nguồn cao thì cao áp nó khỏe nhưng k an toàn,điện áp kích(xung điều khiển) khỏe thì dễ đánh lửa nhưng hay bị loạn lửa
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên