Tại sao khi về số lại có cảm giác xe bị gằn và giật mạnh

nguyentronghuong97
Bình luận: 0Lượt xem: 924

nguyentronghuong97

Tài xế O-H
Khi về số, đặc biệt là ở tốc độ cao và dồn số trước cua, xe sẽ có hiện tượng bị gằn và giật mạnh, làm cho quá trình chuyển số không được mượt mà, thậm chí là làm cho bánh sau bị khóa mất độ bám đường rất nguy hiểm. Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc thay đổi tỉ số truyền động và lực ma sát giữa lá bố và lá thép trong bộ ly hợp của xe mô tô.

tai-sao-khi-ve-so-lai-co-cam-giac-xe-bi-gan-va-giat-manh (1).jpg



1. Vòng tua máy (rpm) là gì?
RPM là viết tắt của 'revolutions per minute', số vòng quay mỗi phút của trục khuỷu (trục biến đổi chuyển động lên xuống của pít-tông thành chuyển động quay và truyền động đến ly hợp).​
tai-sao-khi-ve-so-lai-co-cam-giac-xe-bi-gan-va-giat-manh (2).jpg

Tay dên và trục khuỷu của Honda Sonic

tai-sao-khi-ve-so-lai-co-cam-giac-xe-bi-gan-va-giat-manh (3).jpg

Phần đế nồi của ly hợp kết nối với trục truyền động của hộp số.


2. Sự khác biệt giữa cấp số nhỏ và cấp số lớn trên xe mô tô.
Ở cấp số càng nhỏ (3 → 2 → 1), chúng ta có tỉ số truyền động trong hộp số càng lớn, lấy ví dụ ở số 1, bánh răng hộp số là 10 răng và bánh răng trục thứ cấp (nối ra nhông tải) là 20 răng, ta có tỉ số truyền là 2:1. Như vậy bánh răng hộp số quay 2 vòng mới làm bánh răng thứ cấp quay 1 vòng. Lúc này vòng tua máy càng cao xe sẽ có lực kéo mạnh nhưng tốc độ sẽ không được tối ưu.

Ở cấp số càng lớn (1 → 2 → 3), tỉ số truyền động càng thấp, ví dụ ở số 3, bánh răng hộp số là 20 răng và bánh răng trục thứ cấp (nối ra nhông tải) là 10 răng, ta có tỉ số truyền là 1:2. Như vậy bánh răng hộp số quay 1 vòng sẽ làm bánh răng thứ cấp quay 2 vòng. Vòng tua máy càng cao xe sẽ chạy càng nhanh nhưng lực kéo sẽ yếu.

Do vậy, càng lên số lực kéo của xe sẽ càng yếu nhưng tốc độ sẽ tăng, càng về nhiều số tốc độ sẽ giảm nhưng lực kéo sẽ tăng lên.​

tai-sao-khi-ve-so-lai-co-cam-giac-xe-bi-gan-va-giat-manh (5).jpg

Ly hợp trên xe FZ150i (phiên bản 2014)

3. Chuyện gì xảy ra khi chúng ta về số?
Lấy ví dụ chúng ta đi với vận tốc 50km/h ở số 3, lúc này vòng tua máy là 6.000 vòng/ phút. Xe chuyển động bình thường nghĩa là truyền động từ động cơ đến hộp số không bị ngắt quãng, bánh xe và động cơ hoạt động cùng một vận tốc. Về số 2, lúc này xe bị ghì lại và vòng tua máy tăng lên 7.500 vòng/ phút.

Khi ta về số tức tỉ số truyền thay đổi từ thấp lên cao, vận tốc xe sẽ giảm xuống.​

4. Khi về số, tại sao vận tốc xe giảm nhưng vòng tua máy trên đồng hồ lại tăng? Xe bị ghì lại do đâu?
Giả sử vận tốc theo cấp số thực tế như sau (FZ150i):​
  • 50 km/h - số 3 - vòng tua lý tưởng phải đạt 6.000 vòng/phút​
  • 40 km/h - số 2 - vòng tua lý tưởng phải đạt 6.000 vòng/phút​
  • 50 km/h - số 2 - vòng tua lý tưởng phải đạt 7.500 vòng/phút​
Khi đang chạy ở tốc độ 50 km/h ở số 3 (tương ứng với vòng tua 6.000 vòng/ phút), trả về số 2 thì:​
  • Tỉ số truyền thay đổi từ thấp lên cao, tốc độ trục khuỷu sẽ giảm tương ứng với vòng tua 6.000 ở số 2 là 40 km/h.​
  • Tuy nhiên bánh xe vẫn đang quay ở vận tốc 50 km/h. Có nghĩa là lúc này trục khuỷu của động cơ và bánh xe không đồng tốc lý tưởng với nhau.​
Chính xác hơn là lá bố (nhận truyền động từ động cơ) và lá thép (liên kết với truyền động của bánh xe) trong bộ ly hợp sẽ quay với 2 tốc độ khác nhau, lá bố (40 km/h) quay chậm hơn lá thép (50km/h), do vậy có 2 hiện tượng xảy ra:​
  • Lực ma sát làm cho lá bố quay theo tốc độ của lá thép, hay nói cách khác là bánh xe dẫn động ngược lên trục khuỷu và làm cho vòng tua máy tăng lên khoảng 7.500 vòng/ phút (tương xứng với tốc độ 50 km/h của xe ở số 2).​
  • Chuyển động quay của lá thép sẽ bị lực ma sát từ lá bố ngăn trở và từ đó bánh xe bị động cơ thắng/ghì lại.​
Càng về nhiều số thì tốc độ chênh lệch giữa lá bố và lá thép càng lớn, lực ma sát ngăn trở chuyển động của bánh xe sẽ càng mạnh, xe sẽ gằn và thậm chí dẫn đến hiện tượng khóa bánh sau.
tai-sao-khi-ve-so-lai-co-cam-giac-xe-bi-gan-va-giat-manh (4).jpg
Theo tinhte
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên