Tuy chỉ có kích thước nhỏ, nhẹ nhưng các loại động cơ tăng áp 2.0L lại rất mạnh mẽ và được sử dụng rất phổ biến trên các dòng xe ô tô hiện nay.
Trong những năm 1960, các loại động cơ lớn như V8 được sử dụng nhiều nhưng càng về sau kích thước và khối lượng động cơ giảm đi. Cho đến ngày nay khi bạn mua một chiếc xe mới có thể bạn sẽ bắt gặp động cơ tăng áp 2.0L.
Nhỏ, nhẹ và mạnh mẽ, các động cơ tăng áp 2.0L đã trở thành một trong những cấu hình động cơ phổ biến nhất được sử dụng bởi các nhà sản xuất ô tô đến từ Mỹ, Đức, Ý, Nhật Bản, Anh và Thụy Điển. Hiện nay có hàng triệu xe trên đường đang sử dụng cấu hình động cơ kiểu này, từ hatchback đến xe sedan sang trọng, SUV, xe sedan gia đình và cả những dòng xe thể thao đắt tiền.
Mẫu động cơ V6 2.0L tăng áp của Hyundai
Vậy động cơ tăng áp là gì ?
Động cơ tăng áp là tên gọi chung cho những động cơ được trang bị bộ tăng áp Turbo. Khí nạp sẽ được nạp vào động cơ một cách cưỡng bức thông qua cánh tuabin và cánh bơm bên trong bộ Turbo. Cánh tuabin sẽ nhận lực từ dòng khí thải động cơ và làm quay cánh bơm để có thể hút nhiều không khí hơn vào trong động cơ. Công nghệ này giúp động cơ có thể tạo ra sức mạnh cao gấp 1,5 lần so với thông thường. Một động cơ dung tích 2.0L thông thường sẽ có 4 xy-lanh, mỗi xy-lanh 0,5 lít. Khi được tăng áp, nó có thể tạo ra công suất tương đương một động cơ V6, V8 dung tích lớn hơn 50%.
Rất nhiều hãng xe đã đầu tư vào loại động cơ này từ Hyundai, Honda đến Land Rover và Mercedes-Benz. Giá xe được trang bị loại động cơ này thấp nhất là 24.775 USD trên Ford Focus ST và tăng lên 90.700 USD trên mẫu xe BMW 740e iPerformance.
Mẫu xe Ford Focus ST có trang bị động cơ tăng áp 2.0L
Động cơ 2.0L tăng áp mạnh mẽ nhất hiện đang được sử dụng trên mẫu xe Honda Civic Type R, sản sinh công suất cực đại 306 mã lực. Mẫu xe này được giới thiệu từ tháng 7/2017 với mức giá khởi điểm từ 34.000 USD.
Xem thêm: Hiểu đúng về dung tích xi lanh của động cơ?
Động cơ trên chiếc xe Volkswagen Beetle R-Line SEL 2017 là mẫu động cơ tăng áp 2.0L có công suất nhỏ nhất khi chỉ có 170 mã lực. Volkswagen là một trong những nhà sản xuất ô tô đầu tiên áp dụng kiểu động cơ này trên 7 mẫu xe của hãng.
Mẫu xe Volkswagen Beetle R-Line
Trong khi đó, Hyundai là nhà sản xuất ô tô đầu tiên sử dụng động cơ 2.0L tăng áp trong dòng sedan cỡ trung. Đó là một phân khúc xe hầu như chỉ trang bị động cơ V6 lớn hơn vào thời điểm đó. Năm 2011, Hyundai đã loại bỏ động cơ V6 trên mẫu Sonata và thay bằng động cơ 2.0L tăng áp. Nó đã thành công ngay lập tức. Hiện tại, Hyundai cũng sử dụng động cơ này ở cả hai mẫu SUV của mình là SantaFe Sport và Tucson. Sự thành công của những mẫu xe Hyundai đã kéo theo một làn sóng thay thế ồ ạt động cơ V6 trên những chiếc sedan cỡ trung và SUV sau này.
Theo Mike O'Brien, Phó Chủ tịch của Hyundai, cho biết: "Động cơ V6 3.3L của chúng tôi tạo ra mô-men xoắn cao nhất ở vòng tua máy 4.900 vòng/phút, trong khi động cơ bốn xy-lanh 2.0L tăng áp đạt được điều này ngay từ 1.300 vòng/phút và duy trì đến tận 4.000 vòng/phút."
Turbo tăng áp là bộ phận chính tạo nên sự thành công của mẫu động cơ tăng áp 2.0L
Các nhà sản xuất thường cố gắng cải tiến động cơ để có thể đạt đến mô-men xoắn cực đại ở tốc độ quay thấp nhất có thể nhằm hạn chế mức tiêu hao nhiên liệu và giúp xe có sức kéo tốt ngay từ những nhịp ga đầu tiên, đồng thời cố gắng duy trì mô-men xoắn cực đại này trong một dải tốc độ quay càng dài càng tốt.
Trên các động tăng áp 2.0L mô-men xoắn sẽ đạt cực đại tại dải vòng quay thấp.
Ngoài hiệu quả về việc gia tăng công suất, động cơ dung tích nhỏ còn giúp tiết kiệm nhiên liệu và đáp ứng các tiêu chuẩn khí thải nghiêm ngặt. Trên lý thuyết, ít xy-lanh hơn có nghĩa là ít bộ phận hơn, ít ma sát trong động cơ. Điều này làm cho động cơ hoạt động hiệu quả hơn, vì vậy ít tốn nhiên liệu hơn. Bên cạnh đó, động cơ nhỏ cũng mang lại những lợi ích khác, như hạ thấp trọng tâm xe, thu hẹp khoang động cơ, mở rộng khoang hành khách, nhường không gian cho nội thất và những tiện ích khác.
Nguồn: autoblog
Trong những năm 1960, các loại động cơ lớn như V8 được sử dụng nhiều nhưng càng về sau kích thước và khối lượng động cơ giảm đi. Cho đến ngày nay khi bạn mua một chiếc xe mới có thể bạn sẽ bắt gặp động cơ tăng áp 2.0L.
Nhỏ, nhẹ và mạnh mẽ, các động cơ tăng áp 2.0L đã trở thành một trong những cấu hình động cơ phổ biến nhất được sử dụng bởi các nhà sản xuất ô tô đến từ Mỹ, Đức, Ý, Nhật Bản, Anh và Thụy Điển. Hiện nay có hàng triệu xe trên đường đang sử dụng cấu hình động cơ kiểu này, từ hatchback đến xe sedan sang trọng, SUV, xe sedan gia đình và cả những dòng xe thể thao đắt tiền.
Mẫu động cơ V6 2.0L tăng áp của Hyundai
Vậy động cơ tăng áp là gì ?
Động cơ tăng áp là tên gọi chung cho những động cơ được trang bị bộ tăng áp Turbo. Khí nạp sẽ được nạp vào động cơ một cách cưỡng bức thông qua cánh tuabin và cánh bơm bên trong bộ Turbo. Cánh tuabin sẽ nhận lực từ dòng khí thải động cơ và làm quay cánh bơm để có thể hút nhiều không khí hơn vào trong động cơ. Công nghệ này giúp động cơ có thể tạo ra sức mạnh cao gấp 1,5 lần so với thông thường. Một động cơ dung tích 2.0L thông thường sẽ có 4 xy-lanh, mỗi xy-lanh 0,5 lít. Khi được tăng áp, nó có thể tạo ra công suất tương đương một động cơ V6, V8 dung tích lớn hơn 50%.
Mẫu xe Ford Focus ST có trang bị động cơ tăng áp 2.0L
Động cơ 2.0L tăng áp mạnh mẽ nhất hiện đang được sử dụng trên mẫu xe Honda Civic Type R, sản sinh công suất cực đại 306 mã lực. Mẫu xe này được giới thiệu từ tháng 7/2017 với mức giá khởi điểm từ 34.000 USD.
Xem thêm: Hiểu đúng về dung tích xi lanh của động cơ?
Động cơ trên chiếc xe Volkswagen Beetle R-Line SEL 2017 là mẫu động cơ tăng áp 2.0L có công suất nhỏ nhất khi chỉ có 170 mã lực. Volkswagen là một trong những nhà sản xuất ô tô đầu tiên áp dụng kiểu động cơ này trên 7 mẫu xe của hãng.
Mẫu xe Volkswagen Beetle R-Line
Trong khi đó, Hyundai là nhà sản xuất ô tô đầu tiên sử dụng động cơ 2.0L tăng áp trong dòng sedan cỡ trung. Đó là một phân khúc xe hầu như chỉ trang bị động cơ V6 lớn hơn vào thời điểm đó. Năm 2011, Hyundai đã loại bỏ động cơ V6 trên mẫu Sonata và thay bằng động cơ 2.0L tăng áp. Nó đã thành công ngay lập tức. Hiện tại, Hyundai cũng sử dụng động cơ này ở cả hai mẫu SUV của mình là SantaFe Sport và Tucson. Sự thành công của những mẫu xe Hyundai đã kéo theo một làn sóng thay thế ồ ạt động cơ V6 trên những chiếc sedan cỡ trung và SUV sau này.
Theo Mike O'Brien, Phó Chủ tịch của Hyundai, cho biết: "Động cơ V6 3.3L của chúng tôi tạo ra mô-men xoắn cao nhất ở vòng tua máy 4.900 vòng/phút, trong khi động cơ bốn xy-lanh 2.0L tăng áp đạt được điều này ngay từ 1.300 vòng/phút và duy trì đến tận 4.000 vòng/phút."
Turbo tăng áp là bộ phận chính tạo nên sự thành công của mẫu động cơ tăng áp 2.0L
Các nhà sản xuất thường cố gắng cải tiến động cơ để có thể đạt đến mô-men xoắn cực đại ở tốc độ quay thấp nhất có thể nhằm hạn chế mức tiêu hao nhiên liệu và giúp xe có sức kéo tốt ngay từ những nhịp ga đầu tiên, đồng thời cố gắng duy trì mô-men xoắn cực đại này trong một dải tốc độ quay càng dài càng tốt.
Trên các động tăng áp 2.0L mô-men xoắn sẽ đạt cực đại tại dải vòng quay thấp.
Ngoài hiệu quả về việc gia tăng công suất, động cơ dung tích nhỏ còn giúp tiết kiệm nhiên liệu và đáp ứng các tiêu chuẩn khí thải nghiêm ngặt. Trên lý thuyết, ít xy-lanh hơn có nghĩa là ít bộ phận hơn, ít ma sát trong động cơ. Điều này làm cho động cơ hoạt động hiệu quả hơn, vì vậy ít tốn nhiên liệu hơn. Bên cạnh đó, động cơ nhỏ cũng mang lại những lợi ích khác, như hạ thấp trọng tâm xe, thu hẹp khoang động cơ, mở rộng khoang hành khách, nhường không gian cho nội thất và những tiện ích khác.
Nguồn: autoblog