Tài liệu đông cơ Diesel

mstkemdau
Bình luận: 1Lượt xem: 2,400

quang duy nang

Tài xế O-H
CHƯƠNG I: HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU BƠM CAO ÁP PF

I. KHÁI NIỆM VỀ BƠM CAO ÁP PF:

1. Khái niệm :

Hệ thống nhiên liệu PF sử dụng trên các loại động cơ Diesel cở nhỏ 1,2 xy lanh như YANMAR, KUBOTA, BÔNG SEN hoặc trên các động cơ nhiều xy lanh cở lớn như máy phát điện, máy tàu thuỷ,...



Hình 1-1: Động cơ sử dụng bơm cao áp PF.

2. Công dụng

Bơm cao áp PF có các công dụng sau :

- Tiếp nhiên liệu sạch từ thùng chứa đến kim phun

- Ép nhiên liệu với áp lực > 360 kg/cm2 đưa lên kim phun vào trong xilanh đúng thời điểm

- Cung cấp nhiên liệu cho động cơ tùy theo yêu cầu hoạt động của động cơ

II. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động hệ thống nhiên liệu bơm PF




1. Sơ đồ cấu tạo:






Hình 1-2. Sơ đồ hệ thống nhiên liệu bơm cao áp PF

2. Cấu tạo các bộ phận:

- Bơm cao áp là bộ phận chính của hệ thống nhiên liệu trên động cơ Diesel. Nó cần một sự chính xác và bền chắc cao để có thể kéo dài tuổi thọ mà không sai




lệch hay hư hỏng. Vì thế các chi tiết của bơm phải đuợc nghiên cứu kỹ lưỡng chế tạo với độ chính xác cao, vật liệu tốt, khó hao mòn.






Hình 1-3. Cấu tạo bơm cao áp PF

1. Đầu nối ống cao áp

2. Van cao áp

3. X 3. Xilanh bơm

4. Piston bơm

5. Thanh răng

6. Chụp lò xo trên

7. Lò xo piston

8. Vòng răng

9. Ống dẫn hướng

10. Vỏ bơm


Một bơm cao áp PF gồm các bộ phận như sau :

- Van cao áp : khi áp lực nhiên liệu cao hơn áp lực của lò xo van cao áp, van mở ra để nhiên liệu đến kim phun. Khi thời gian phun chấm dứt, áp lực nhiên liệu giảm, lò xo đẩy van đóng lại. Trong khi đóng phần hình trụ phía dưới đi vào trong bệ tạo áp thấp làm giảm áp lực nhiên liệu đến kim phun. Nhờ thế kim phun được dứt khoát, tránh tình trạng rỉ dầu nơi đót kim phun trước và sau khi phun.

- Xy lanh bơm : có một hay hai lỗ, lỗ dầu ra ở phía vít chặn xy lanh, vít chặn xy lanh ngoài nhiệm vụ định vị xilanh còn có nhiệm vụ chịu sức tác dụng của áp lực dầu về để tránh xói mòn vỏ bơm.

- Piston bơm : thường có lằn vặt xéo trên hay phía dưới để phân lượng nhiên liệu, đuôi piston có hai tay ăn ngàm với hai rãnh chữ U ở khâu răng và trên tay của đuôi piston đều có dấu. Khi ráp dấu trên tay của piston phải trùng với dấu trên rãnh chữ U.

- Vòng răng và thanh răng : có nhiệm vụ định lượng nhiên liệu đưa đến kim phun, trên vòng răng và thanh răng đều có dấu, khi ráp phải chú ý cho chúng trùng nhau.












Hình 1-4. Các dấu của bơm PF

3. Nguyên lý hoạt động




Để hiểu rõ nguyên lý hoạt động bơm cao áp PF, ta tạm chia ra ba giai đoạn : Nạp nhiên liệu, Khởi sự bơm và Chấm dứt bơm





A. Nạp dầu B. Ép dầu khởi phun C. Phun D. Dứt phun E. Tắt máy

Hình 1-5. Nguyên lý làm việc bơm PF

1. Nạp nhiên liệu: Khi động cơ làm việc, lúc piston bơm xuống thấp nhất nhiên liệu ở xung quanh xilanh vào xilanh bơm bằng cả hai lỗ dầu vào và dầu ra.











2. Khởi sự bơm : Đến thì phun dầu, cốt cam gắn ở động cơ điều khiển piston bơm đi lên ép nhiên liệu trong xilanh. Lúc piston đi lên, khi nào đỉnh piston đóng hết 2 lỗ dầu ở xilanh thì nhiên liệu bắt đầu ép ( ta gọi là điểm khởi phun ). Khi áp lực dầu ép tăng lên mạnh hơn áp lực của lò xo van cao áp, van mở ra nhiên liệu đưa đến kim phun để phun vào xylanh động cơ.

3. Chấm dứt bơm : Piston tiếp tục đi lên ép nhiên liệu, đến khi lằn vặt xéo ở piston mở lỗ dầu xả, dầu từ trên đỉnh piston theo lỗ khoan giữa piston tràn ra ngoài xi lanh. Thì phun chấm dứt ( ta gọi là điểm dứt phun ), piston tiếp tục đi lên cho hết khoảng chạy của nó.








Hiện tượng phun rớt: Ngay sau khi bơm cao áp dứt bơm, van kim trong đót kim đóng, nơi đầu kim phun vẫn còn nhiễu vài giọt nhiên liệu, đó là hiện tượng phun rớt. Phun rớt làm tiêu hao nhiên liệu, động cơ nhả khói đen và đóng muội than trên đầu kim phun. Để cải tiến tình trạng này người ta dùng van thoát dầu cao áp được thiết kế với hình dáng đặc biệt để :

Van cao áp có công dụng:




+ Ngăn không cho dầu từ ống cao áp về bơm và kiểm soát sơ bộ áp lực
17 – 25 kg/cm2





b, c. Dứt phun nhiên liệu

a. Nhiên liệu bơm lên kim

C. Mặt côn đóng kín bệ van

T. Đai van cao áp

A. Thể tích tạo giảm áp

Hình 1-6. Cấu tạo đặc biệt của van thoát nhiên liệu cao áp

- Nếu rãnh thông từ buồng cao đến kim phun luôn luôn mở, độ muộn thời gian giữa lúc piston bơm bắt đầu đẩy nhiên liệu và lúc kim phun phun nhiên liệu trở nên kéo dài hơn, và ngay cả khi rãnh thông đóng lại, sự cắt nhiên liệu không được thực hiện đúng. Để ngăn ngừa hiện tượng này, thời điểm cung cấp dừng lại, lò xo van cao áp xuống và phần đai van cao áp tiếp xúc với bệ van cao áp, làm cắt sự thông giữa kim phun và buồng cao áp của bơm.

+ Cải thiện tính phun ( chống hiện tượng nhỏ giọt )

- Van cao áp tiếp tục đi xuống cho đến khi mặt côn C tiếp xúc với bệ van cao áp. Do đai van cao áp đã cắt sự thông giữa kim phun và buồng cao áp nên khi van cao áp đi xuống thể tích trong bệ van cao áp tăng lên và áp suất trong bệ van giảm đi. Nó làm ngừng sự phun từ kim phun hầu như ngay lặp tức và ngăn ngừa hiện tượng nhỏ giọt




4. Nguyên lý thay đổi lưu lượng nhiên liệu







1. Xilanh

2. Lỗ nạp

3. Piston

4. lằn vạt xéo

5. Thanh răng

Hình 1-7. Nguyên lý thay đổi lưu lượng nhiên liệu

- Nguyên lý thay đổi lưu lượng nhiên liệu của bơm PF là xê dịch thanh răng để xoay piston cho rãnh xiên của nó mở sớm hay mở trễ lỗ thoát dầu

- Giai đoạn tăng ga: Khi ta xoay piston qua trái cạnh xiên sẽ mở trễ lỗ thoát dầu, nhiên liệu bơm đi nhiều, vận tốc trục khuỷu động cơ tăng

- Giai đoạn giảm ga: Khi ta xoay piston qua phải cạnh xiên sẽ mở sớm lỗ thóat dầu, nhiên liệu bơm đi ít, vận tốc trục khuỷu động cơ giảm

- Giai đoạn tắt máy: Nếu xoay piston tận cùng qua phía phải rãnh đứng của piston sẽ đối diện với lỗ thoát dầu , lưu lượng nhiên liệu lúc này là số 0, Giai đoạn tắt máy

5. Bộ điều tốc cơ khí bơm cao áp PF

a.



Cấu tạo






Hình 1-9. Bộ điều tốc cơ khí bơm PF

1. Chiều tăng ga

2. Chiều giảm ga

3. Khâu trượt

4. Quả tạ

5. Piston

6 .Vòng răng

7. Thanh răng

8. Cần liên hệ

9. Lò xo điều tốc

10. Bánh răng trục khuỷu

b. Nguyên lý hoạt động

- Hoạt động bộ điều tốc cơ khí PF dưạ trên nguyên lý sau :

+ Nếu vận tốc trục khuỷu tăng, lực li tâm mạnh đẩy hai quả tạ bung ra, thắng lực căng lò xo điều tốc đẩy cần liên hệ 8 và thanh răng 7 về phía giảm nhiên liệu

+ Nếu vận tốc trục khuỷu giảm, lực li tâm yếu, hai quả tạ xếp lại, lò xo điều tốc kéo cần liên hệ 8 và thanh răng 7 về tăng nhiên liệu

- Các trường hợp hoạt động của bộ điều tốc PF được mô tả như sau :

+ Điều khiển núm ga

Tăng ga : kéo núm ga về phía tăng ga, lò xo điều tốc 9 kéo cần liên hệ 8 và thanh răng 7 về phía tăng nhiên liệu cho động cơ để đáp ứng trường hợp tăng ga

Giảm ga : kéo núm ga về phía giảm ga, lò xo điều tốc 9 kéo cần liên hệ 8 và thanh răng 7 về phía giảm nhiên liệu cho động cơ để đáp ứng trường hợp giảm ga

+ Núm ga cố định, mức tải thay đổi

Mức tải giảm : ví dụ động cơ ổn định ở số vòng quay 1000 vòng/phút

Nếu xảy ra trường hợp mức tải giảm đột xuất, động cơ trở nên nhẹ,vận tốc trục khuỷu tăng,lực li tâm mạnh đẩy hai quả tạ bung ra thắng lực căng lò xo điều tốc đẩy cần liên hệ 8 và thanh răng 7 về phía giảm nhiên liệu cung cấp cho động cơ để ổn định số vòng quay 1000 vòng/phút

Mức tải tăng : tốc độ động cơ như trên

Nếu mức tải động cơ tăng lên đột xuất, động cơ trở nên nặng, tốc độ trục khuỷu giảm, lực li tâm yếu, hai quả tạ xếp lại, lò xo điều tốc kéo cần liên hệ 8 và thanh răng 7 về phía tăng nhiên liệu cho động cơ để ổn định số vòng quay 1000 vòng/phút.

6. Đặc điểm của bơm cao áp PF :

- Bơm PF không có cốt cam nằm trong bơm

- Bơm được gắn bên hông động cơ

- Mỗi xylanh động cơ có một bơm riêng biệt, nhờ thế mà ống dẫn từ bơm cao áp đến kim phun ngắn.

- Kích thước đường kính piston 4 ¸ 40 mm, khoảng chạy từ 5 ¸ 35 mm, lưu lượng cung cấp một lần phun từ 25 ¸ 3800 mm3.

* Giải thích kí hiệu ghi trên thân bơm :

Ví dụ : Ở vỏ bơm có ghi APF 1 A 70 A 2123556

1 2 3 4 5 6

1) APF : Loại bơm cá nhân của Mỹ

A : American Bosch

PF : Bơm cá nhân

2) 1 : số piston bơm (1 piston)

3) A : Cỡ bơm A : Cỡ nhỏ; B : Cỡ trung; Z : Cỡ lớn

4) 70 : đường kính piston tính bằng 1/10mm (7mm)

5) A : Đặc điểm thay thế tùy theo cỡ bơm

6) Đặc điểm của nhà chế tạo ấn định để thay đổi các phụ tùng.

III. Bơm cao áp PM trên máy YANMAR

1. Cấu tạo

1. Xilanh bơm

11.Bánh răng trục cam

2. Van dầu về

14.Cần bơm tay

7. Vít chỉnh lưu



lượng
11.Bánh răng trục cam

8.Lò xo điều tốc

3. Van bi

13. Miếng cân bơm

4. Quả tạ

5. Cam

8. Núm ga

6. Bộ điều tốc

12 Bánh răng trục khuỷu

  1. Lò xo
15. Đệm đẩy








Hình 1-10. Bơm cao áp và bộ điều tốc bơm PM

- So với bơm cao áp PF, bơm cao áp YANMAR có cấu tạo đơn giản hơn nhiều vì không có thanh răng và vòng răng. Piston bơm là một đoạn thép hình trụ đơn giản. Việc định lượng nhiên liệu bơm đi được thực hiên nhờ van dầu về 4

- Bơm vận chuyển do trục cam của động cơ dẫn động. van thoát dầu về 4 bố trí giữa xilanh bơm và van thoát nhiên liệu cao áp 3. Nếu van 4 cho nhiên liệu trở về nhiều thì lượng dầu bơm đi ít, giảm ga. Nếu van 4 đóng kín, nhiên liệu bơm đi nhiều, tăng ga. Núm điều khiển 9 và bộ điều tốc 5 điều khiển van 4

2. Nguyên lý hoạt động

- Thì nạp nhiên liệu : khi cam chưa đội, lò xo piston đẩy piston đi xuống mở lỗ nạp, nhiên liệu tự tràn vào trong xilanh bơm nếu thùng chứa nằm phía trên ( phải qua bơm tiếp vận nếu thùng chứ nằm phía dưới )

- Thì phun và dứt phun nhiên liệu : khi cam đội, piston di chuyển lên đến khi lỗ nạp bị cạnh ngang của đầu piston bơm án lại thì khởi phun bắt đầu, piston tiếp tục di chuyển lên, van thoát dầu cao áp mở cho nhiệu đến kim phun xịt vào xilanh động cơ. Vì piston không có cạnh vạt xéo nên khoảng chạy, thì khởi phun và dứt phun không thay đổi. thì dứt phun khởi sự lúc đệm đẩy đi xuống

3. Nguyên lý thay đổi lưu lượng nhiên liệu

Phương pháp định lượng này tùy thuộc vào vị trí của van đầu về

- Van xả đóng hết vào sát bệ nhiên liệu không về được,nhiên liệu đưa lên kim tối đa khi có tải tối đa

- Van xả hé mở ít, nhiên liệu về ít, nhiên liệu đưa lên kim giảm phù hợp với chế độ có tải ít hay không tải

- Van xả mở hết nhiên liệu xả về hết, không đưa lên kim, động cơ ngưng hoạt động ứng với trường hợp tắt máy.

CHƯƠNG II: SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG BƠM CAO ÁP PF

A. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HƯ HỎNG HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU BƠM PF TRÊN ĐỘNG CƠ.

I. Mục đích

- Giúp cho học viên có thể xác định được tình trạng hoạt động của bơm cao áp PF trên động cơ

II. Chuẩn bị

- Động cơ có sử dụng bơm cao áp PF ( chắc chắn rằng động cơ vẫn hoạt động tốt)

- Nhiên liệu, dầu bôi trơn

- Các dụng cụ cần thiết cho quá trình kiểm tra vận hành

III. phương pháp thực hiện

1. Đối với động cơ sử dụng một bơm PF

- Kiểm tra nhiên liệu ở thùng chứa ( nếu hết thì phải thêm vào ), kiểm tra sự rò rỉ nhiên liệu ở các khâu nối.

- Xả gió hệ thống nhiên liệu

- Để thanh răng ở vị trí phun dầu tối đa

- Quay máy, nếu động cơ không nổ thì kiểm tra theo thứ tự như sau :

Bước 1 : Kiểm tra độ kín khít của van cao áp bằng cách

Cách 1

- Gắn vào bơm một áp kế chịu được 500 kg/ cm2

- Để thanh răng ở vị trí phun dầu tối đa và quay máy nâng áp suất lên 250 kg/cm2, sau đó quay máy cho piston bơm xuống ĐCD

- Quan sát trong 10 giây, nếu áp kế không tụt quá 20kg/cm2 là van cao áp tốt

Cách 2

- Mở ống dầu cao áp, kéo thanh răng về vị trí tắt máy

- Đưa hơi có áp lực từ 4 – 5 kg/cm2 vào đường dầu vào, quan sát mức dầu trên đầu bơm cao áp

- Nếu không có sủi bọt thì van kín.

Bước 2 : Kiểm tra độ kín khít của piston bơm và xilanh ( giả sử van tốt )

+ Tháo van cao áp ra

+ Quay máy theo chiều chạy cho piston bơm xuống ĐCD cho nhiên liệu trào ra rồi quay từ từ cho dầu ngưng trào

+ Quan sát mực dầu ngưng trào này, nếu mực dầu lồi lên chứng tỏ piston bơm và xilanh bị mòn.

Bước 3 : Nếu van cao áp, piston-xilanh bơm tốt thì ta tháo kim ra gắn vào bơm một kim phun mới đã được điều chỉnh, sau đó quay máy, nếu động cơ nổ chứng tỏ kim phun củ bị hỏng

2. Đối với động cơ sử dụng nhiều bơm PF

Giết từng máy để xác định xem máy nào có vấn đề. Có vấn đề thì ta làm các bước như phần trên

B. PHƯƠNG PHÁP THÁO RÁP BƠM CAO ÁP PF

I. Mục đích

- Giúp cho học viên có thể tháo ráp kiểm tra sửa chữa bơm cao áp PF.

II. Chuẩn bị

- Một bơm cá nhân PF cần kiểm tra tháo lắp

- Các dụng cụ cần thiết cho việc lắp ráp kiểm tra

- Dầu rửa và giẻ lau

III. Phương pháp thực hiện

1. Tháo bơm cao áp PF từ động cơ ra

- Quay máy để cam không đội bơm cao áp

- Tháo ống dầu cao áp lên kim phun

- Tháo các ống dầu đến và ống dầu hồi

- Tháo các bulong bắt bơm và động cơ

- Lấy bơm cao áp ra khỏi động cơ

2. Tháo rời

* Lưu ý quan trọng trước khi tháo :

+ Mặt bàn thợ và hàm bàn kẹp phải được bọc kim loại mềm như nhôm, thau lá hay chì để tránh làm trầy sướt chi tiết bơm.

+ Rửa sạch bên ngoài bơm trước khi tháo chi tiết bơm

+ Các chi tiết tháo ra phải ngâm trong dầu gasoil sạch

+ Không được dùng dụng cụ sắc bén bằng kim loại cứng như sắt, thép để cạo sạch chi tiết bơm.

* Qui trình tháo như sau :

- Tháo khoen chận nơi đáy bơm

- Lấy ống dẫn lò xo, piston bơm, khâu răng và chén chận ra.

- Tháo vít chặn thanh răng

- Rút thanh răng khỏi thân bơm.

* Chú ý : Không nên tháo mũi chỉ gắn nơi thân bơm và các khoen chêm (Shim) nếu cần tháo nên ghi dấu trước. Trường hợp khoen chêm bị thất lạc nên gắn mũi chỉ thế nào khi thanh răng ở phía cúp dầu (stop) đầu mũi chỉ nằm ngay 0 nơi thanh răng.

- Dùng chìa khóa tháo đầu ống nối.

- Lấy lò xo van cao áp ra.

- Dùng cảo để cảo bệ van cao áp ra. Van cao áp phải được lắp vào thành bệ của nó cho khỏi lộn.

- Tháo vít kềm xilanh và đệm khí

- Đẩy xilanh ra khỏi thân từ dưới lên trên lắp piston và xilanh của nó thành từng bộ và để trên giấy sạch.

- Tháo vít xả gió và đệm kín không cần tháo mũi chỉ số chêm của nó

3. Kiểm tra sửa chữa bơm cao áp PF :

Sau một thời gian hoạt động phải kiểm tra sửa chữa các chi tiết của bơm :

- Thân bơm : kiểm tra nếu bị nứt, thì có thể hàn hoặc gia công nguội, nếu hư quá phải thay mới.

- Piston xylanh : dùng kính phóng đại để kiểm tra mặt ngoài của piston và xilanh bơm.Nếu có vết trầy, chứng tỏ có chất bẩn trong nhiên liệu

- Van và đế cao áp : dùng kính phóng đại kiểm tra, nếu mòn, khuyết rỗ mặt nơi phần côn hay phần trụ cần xoáy phần côn, phần trụ không được xoáy cát mà chỉ lau lại bằng mỡ.

- Đệm đẩy :mòn khuyết nơi đầu ốc hiệu chỉnh khoảng hở quá nhiều giữa chốt và con lăn cần tiện mới hay thay thế.

- Lò xo cao áp :nứt hay cong, thay mới hoặc nắn thẳng.

- Ống xoay và vòng răng : vít vòng răng bị hư, rãnh chữ U của xoay ống bị mòn khuyết, cần thay mới hoặc hàn đắp.

- Lò xo piston : nứt hay rỗ mặt, cong vênh cần thay mới.

- Vít kềm xylanh :răng bị mòn sướt, chuôi bị cong cần thay mới

- Các rắc co :lờn răng hoặc bó răng cần thay mới.

4. Ráp bơm cao áp PF :

- Trước khi ráp phải nhúng lại các chi tiết trong dầu gasoil sạch. Tuyệt đối không dùng vải lau, vì sợi bông trong vải có thể làm kẹt hỏng piston bơm, xilanh bơm và các chi tiết khác.

* Qui trình lắp như sau :

Lưu ý : Ốc định vị bắt vào lỗ dài

- Lắp xilanh vào thân bơm hướng rãnh đứng về phía vít kềm xilanh. Ráp vít kềm xilanh và đệm kín, siết chặt vít kềm có đệm kín, xilanh bơm có thể di động khoảng ngắn lên xuống.

- Rửa sạch van cao áp và bệ của nó ráp toàn bộ vào bên trên của xilanh.

- Để lò xo vào, ráp và siết chặt đầu ống nối. Muốn cho vị trí lò xo và đệm kín của van cao áp được ổn định ta siết vào và tháo nhiều lần trước khi siết chặt và đúng lực siết.

- Lắp thử piston vào xilanh, piston phải di động trơn trong mọi vị trí của xilanh sau đó lấy ra để lắp các chi tiết khác.




- Ráp thanh răng vào lỗ nơi than bơm sau đó lắp vòng răng vào sao cho dấu nơi thanh răng và vòng răng ngay nhau( nếu không có dấu : ráp sao cho khi kéo thanh răng về tắt máy, rãnh đứng phải trùng với lỗ dầu về ( lỗ dài trên xilanh) )







Hình 2-1. Dấu ráp của bơm PF

- Lắp piston, lò xo,chén chận và ống dẫn lò xo như sau :

+ Lắp piston vào xilanh sao cho dấu nơi tai của đuôi piston ngay với dấu nơi rãnh chử U của vòng răng

+ Lắp lò xo

+ Nâng piston lên vừa tầm để lắp chén chận lò xo

+ Lắp ống dẫn lò xo

+ Lắp khoen chận

- Lắp các chi tiết khác

5. Lắp bơm cao áp vào động cơ




5.1 Loại có dấu ở cửa sổ thân bơm
1. Dấu ở đệm đẩy

2. Dấu ở vỏ bơm

3. Ốc khóa

4. Thân bơm

5. Đệm đẩy

6. Cam Hình 2-2. Dấu cân bơm

- Chùi thật sạch mặt bắt bơm ở bơm và động cơ.

- Quay cốt máy cho đệm đẩy bơm cao áp xuống điểm chết dưới

- Bắt bơm vào động cơ, siết đai ốc cho đều và đúng lực siết. - Quay cốt máy động cơ theo chiều chạy đến lúc piston lên đến tử điểm thượng cuối thì nén và dấu phun dầu sớm (chữ I hay F) ở bánh trớn hay puly ngay dấu chỉ thị.

- Nhìn dấu ở cửa sổ thân bơm, dấu này phải ngay với lằn gạch của chụp đệm đẩy.

+ Nếu lằn gạch ở đệm đẩy nằm cao hơn dấu cửa sổ thì ta phải hiệu chỉnh đệm đẩy ở động cơ đi xuống hoặc thêm chêm ở mặt bắt bơm.

+ Nếu lằn gạch ở đệm đẩy nằm thấp hơn dấu cửa sổ thì ta phải điều chỉnh đệm đẩy đi lên hay bớt chêm ở mặt bắt bơm.

- Kiểm tra một lần nữa bằng cách quay cốt máy khi dấu phun sớm ở bánh đà ngay chỉ thị đứng, piston động cơ đang ở cuối nén đầu nổ thì lằn gạch ở đệm đẩy trùng với lằn gạch cửa sổ.

5.2. Loại không có dấu ở cửa sổ thân bơm :

- Những bơm cao áp cỡ nhỏ thường không có cửa sổ cân bơm hoặc trường hợp dấu cân bơm không rõ, ta áp dụng phương pháp ngưng trào. Cơ bản của phương pháp này là : lúc piston mở các lỗ nạp và thoát dầu sẽ trào ra ở rắc co ráp van thoát cao áp (đã tháo van ra). Khi piston tiến lên bít lỗ nạp và thốt để khởi sự bơm thì dầu sẽ ngưng trào.

a. Xác định lằn vạt xéo :

- Chùi thật sạch mặt bắt bơm ở bơm và động cơ.

- Quay cốt máy cho đệm đẩy điều khiển bơm xuống

- Bắt bơm vào động cơ, siết đai ốc cho đều và đúng lực siết.

- Gắn ống nhiên liệu từ thùng chứa qua 2 lọc đến bơm.

- Tháo ốc lục giác, lấy van cao áp ra rồi gắn ốc lục giác và lò xo lại.Siết chặt ốc lục giác lại.

- Để thanh răng ở vị trí trung bình.

- Cho nhiên liệu thông từ thùng chứa đến bơm.

- Quay cốt máy xuống tử điểm hạ, nhiên liệu sẽ trào ra ở ốc lục giác (dùng khay hứng dầu trào xuống đất).

- Tiếp tục quay cho đến khi nào nhiên liệu vừa ngưng trào (dùng ngón tay phủi ở đầu lục giác để biết chính xác) thì dừng lại.

- Di chuyển thanh răng qua lại một tí.

- Nếu dầu vẫn ngưng trào là piston có vạt xéo dưới. Ta cân bơm theo phương pháp ngưng trào mạch đóng

- Nếu dầu trào lại là piston có vạt xéo trên. Ta cân bơm theo phương pháp ngưng trào mạch hở

b. Cân bơm theo phương pháp ngưng trào mạch đóng

- Để thanh răng vị trí nào cũng được trừ stop

- Lấy van cao áp ra

- Tiếp tục quay cốt máy theo chiều chạy, cho pis-ton bơm xuống ĐCD và cho nhiên liệu trào ra rồi từ từ quay cho đến khi nào ngưng trào thì dừng lại (lưu ý ngưng trào ở cuối thì ép)

- Nhìn dấu phun dầu sớm ở bánh trớn hay puly dấu phải ngay dấu chỉ thì đứng.

+ Nếu dấu ở puly chưa đến dấu chỉ thị tức là bơm đã cân sớm, ta phải tháo bơm ra vặn ốc hiệu chỉnh đệm đẩy xuống hay thêm chêm ở mặt bắt bơm.






+ Nếu dấu đã qua rồi ta phải hiệu chỉnh đệm đẩy lên hay bớt chêm ở mặt bắt bơm.




Hình 3-3. Dấu cân bơm PF


- Ráp bơm lại và thử lại bằng cách quay cốt máy cho dầu trào ra rồi từ từ quay đến lúc dầu vừa dứt trào thì ngưng lại, lúc này dấu phun dầu sớm ở bánh trớn ngay chỉ thị đứng.

- Ráp van cao áp, xả gió cho động cơ phát hành.

c. Cân bơm theo phương pháp dầu trào mạch hở




- Để thanh răng ở vị trí cầm chừng, không lấy van cao áp ra





Hình 2-4. Cân bơm theo phương pháp dầu trào mạch hở

- Dùng đoạn ống nhựa trong gắn vào đoạn ống cao áp rồi lắp vào bơm như hình vẽ

- Quay cốt máy theo chiều chạy cho pis-ton bơm xuống cho nhiên liệu vào ống nựa trong cho tới nửa ống. Sau đó quay từ từ và theo dõi mức nhiên liệu trong ống nhựa trong, khi thấy nhiên liệu vừa nhích lên trong ống nhựa trong thì dừng lại ( đây là thời điểm khởi phun )

- Nhìn dấu phun dầu sớm ở bánh trớn hay puly dấu phải ngay dấu chỉ thì đứng.

+ Nếu dấu ở puly chưa đến dấu chỉ thị tức là bơm đã cân sớm, ta phải tháo bơm ra vặn ốc hiệu chỉnh đệm đẩy xuống hay thêm chêm ở mặt bắt bơm + Nếu dấu đã qua rồi ta phải hiệu chỉnh đệm đẩy lên hay bớt chêm ở mặt bắt bơm.

- Ráp bơm lại và thử lại bằng cách quay cốt máy từ từ và quan sát nhiên liệu vừa dâng lên trong ống nhựa trong, lúc này dấu phun dầu sớm ở bánh trớn ngay chỉ thị đứng.

- Xả gió, cho động cơ phát hành

6. Xác định kích thước hiệu chỉnh :

- Muốn hiệu chỉnh đệm đẩy hay thêm bớt đệm một cách chính xác và chỉ làm một lần thực hiện như sau :

Ví dụ : Khi dầu đã ngưng trào mà dấu ở puly chưa ngay dấu chỉ thị tức đã cân sớm ta thực hiện như sau :

+ Khóa dầu lại, tháo ốc lục giác ra, lấy van cao áp ra.

+ Dùng so kế ( hay thước kẹp ) sỏ cây đường kính lối 3 ly vào lỗ bệ van cho đụng đầu piston bơm.

+ Quay volant từ từ cho dấu ở puly ngay dấu chỉ thị

+ Xem so kế ( hay thước kẹp ) để biết piston di chuyển bao nhiêu.

+ Chỉnh đệm đẩy xuống ( hay thêm chêm ) theo số liệu vừa đo.

C. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH THỜI ĐIỂM PHUN BƠM PF

I. Mục đích

- Giúp cho học viên biết phương pháp điều chỉnh thời điểm phun dầu của bơm cao áp PF

II. Chuẩn bị

- Động cơ sử dụng bơm cá nhân PF

- Nhiên liệu, dầu bôi trơn, nước làm mát

- Các dụng cụ cần thiết cho quá trình công tác

III. Phương pháp thực hiện

- Sau khi cho động cơ phát hành, để động cơ nổ ổn định. Lên xuống ga và lắng nghe tiếng nổ của động cơ để xác định bơm đang cân sớm hay trể. Có hai phương pháp điều chỉnh thời điểm phun là điều chỉnh đệm đẩy hoặc thêm bớt chêm vào mặt bắt bơm với động cơ.

1. Điều chỉnh bằng đệm đẩy

- Khóa nhiên liệu

- Tháo ống dẫn dầu cao áp từ bơm đến kim phun và ống dầu đến

- Tháo ốc bắt bơm vào động cơ, lấy bơm ra khỏi động cơ

- Nếu cần cân sớm, hiệu chỉnh ốc hiệu chỉnh sao cho đệm đẩy đi lên (hiệu chỉnh cho đệm đẩy dài ra)












Hình 2-5. Điều chỉnh bằng đệm đẩy

1. Dấu ở đệm đẩy 2. Dấu cố định ở vỏ bơm

3. Ốc khóa 4. Thân bơm

5. Đệm đẩy 6. Cam

- Nếu cần cân trể, hiệu chỉnh ốc hiệu chỉnh sao cho đệm đẩy đi xuống ( hiệu chỉnh cho đệm đẩy ngắn lại)

- Ráp bơm cao áp vào động cơ, xiết các ốc nối cho đều và đúng lực xiết

- Ráp các ống dẫn dầu

- Mở khóa nhiên liệu

- Xả gió bơm và kim phun

- Khởi động động cơ kiểm tra lại nếu chưa được thì làm lại từ đầu

2. Điều chỉnh bằng cách thêm, bớt đệm ở mặt bơm

- Khóa nhiên liệu

- Tháo các ống dẫn dầu đến bơm và đến kim phun

- Tháo ốc bắt bơm vào động cơ, lấy bơm ra khỏi động cơ

- Nếu cân trể ta thêm đệm vào mặt bắt bơm vào động cơ












Hình 2-6. Điều chỉnh bằng cách thêm bớt đệm

- Nếu cân sớm ta bớt đệm vào mặt bắt bơm vào động cơ

- Ráp bơm cao áp vào động cơ

- Ráp các ống dầu đến bơm và đến kim

- Xả gió bơm cao áp, kim phun

-Khởi động động cơ, kiểm tra lại xem được chưa nếu chưa được thì làm lại

D. PHƯƠNG PHÁP XẢ GIÓ TRONG HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU BƠM PF

I. Mụch đích

- Giúp cho học viên biết cách xả gió trong hệ thống nhiên liệu bơm PF sau khi sửa chửa bơm, súc rửa các bộ phận trong hệ thống nhiên liệu hoặc hết nhẵn nhiên liệu đột xuất

II. Chuẩn bị

- Động cơ sử dụng bơm PF hoạt động được cần xả gió

- Nhiên liệu, dầu bôi trơn, nước làm mát

- Các dụng cụ cần thiết cho quá trình công tác

III. Phương pháp thực hiện

Thao tác xả gió một bơm PF như sau :

- Nạp đầy nhiên liệu vào thùng chứa

- Nới lỏng vít xả gió A trên nắp bầu lọc thứ cấp, nhiên liệu từ thùng chứa sẽ chảy xuống bầu lọc và thốt ra nơi con vít này có lẫn bọt không khí.

1. Bơm cao áp 6. Thùng chứa




2. Ốc xả gió 7. Khóa dầu
3. Ống cao áp 8. Lọc dầu

4. Kim phun 9. Ống dầu đến bơm

5. Ống dầu về 10. Ốc xả cặn

A. Vít xả gió nơi bầu lọc

B. Rắc co nối ống dầu cao áp tại kim phun

Hình 2-7. Phương pháp xả gió bơm PF

- Đến khi dầu thốt ra không có bọt là hết không khí trong bầu lọc. Khóa vít xả gió

- Tiến hành xả gió tại bơm cao áp PF như sau :

+ Kéo thanh răng đến vị trí stop

+ Nới lỏng vít xả gió (2), dầu lẫn bọt sẽ trào ra đến khi hết bọt là sạch gió trong bơm. Khóa vít xả gió (2)

+ Xả gió kim phun nhiên liệu bằng cách nới lỏng rắc co B của kim phun, kéo thanh răng bơm đến vị trí lưu lượng tối đa, quay máy hoặc bơm tay bơm cao áp cho nhiên liệu bơm lên kim. Sẽ thấy dầu và gió trào ra nơi rắc co đang nới lỏng. hết bọt là được. Siết cứng rắc co

+ Bơm tay hoặc quay máy vài vòng, nghe tiếng dầu phun “ kít kít “ là khởi động được

CHƯƠNG III: KIM PHUN NHIÊN LIỆU

I. CÔNG DỤNG, PHÂN LOẠI

1. Công dụng :

Kim phun nhiên liệu được lắp vào nắp máy của động cơ có các công dụng sau:

- Phun nhiên liệu vào buồng đốt động cơ dưới dạng sương mù.

- Ngăn ngừa nhiên liệu va trực tiếp vào thành xilanh và đỉnh piston.

- Phối hợp với các dạng đặc biệt của buồng đốt để hơi nhiên liệu hòa trộn với không khí có áp suất và nhiệt độ cao tạo thành hổn hợp tự bốc cháy, có khả năng cung cấp cho động cơ một công suất lớn và suất tiêu hao nhiên liệu ít nhất.

2. Phân loại :

Căn cứ vào sự khác nhau của đót kim và lổ tia, kim phun được chia làm 2 loại:

-Kim phun đót kín

- Kim phun đót hở

Kim phun đót kín chia ra làm 2 loại

- Kim phun đót kín lỗ tia kín

- Kim phun đót kín lỗ tia hở

II. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động các loại kim phun đót kín:




1. Kim phun đót kín lỗ tia kín.
a.Cấu tạo :









1. Đường dầu vào

2. Đường dầu

3. Thân bơm

4.Đường dầu

5. Đĩa nối

6. Nắp chụp

7. Đầu nối ống cao áp

8.Lỗ dầu về

9. Đệm chỉnh

10. Lò xo

11. Cây đẩy

12. Đót kim

Hình 3-1. Kim phun đót kín lổ tia kín

- Kim phun được cấu tạo gồm một thân kim và trên đó có các lỗ để bắt đường ống dầu từ bơm cao áp đến và đường dầu trở về thùng chứa.Trong kim phun có khoan một lổ nhỏ để dẩn dầu cao áp đến đót kim, bên trong thân kim chứa cây đẩy lò xo, phía trên lò xo là vít để điều chỉnh sức nén của lò xo, trên cùng là chụp đậy. Đót kim nối với thân kim nhờ một khâu nối, bên trong đót kim có đường dầu cao áp đến phòng chứa dầu cao áp. Dưới cùng là lỗ tia phun nhiên liệu luôn đóng lại nhờ van kim.




- Van kim có dạng hình trụ, một đầu tựa vào cây đẩy nơi thân kim, đầu còn lại có hai mặt côn, mặt côn lớn là nơi tác dụng của dầu cao áp để nâng kim lên, mặt côn nhỏ để đậy kín van.
1. Đầu mút van kim

2. Đót kim

3. Van kim

4. Lỗ dầu

5. Bọng dầu

6. Chuôi kim

Hình 3-2. Đót kim kín lổ tia kín

- Loại đót kín lổ tia kín chỉ có một lỗ tia chính khi không làm việc van kim luôn đậy kín lỗ tia và ló ra ngoài một cái chuôi. Lỗ tia được đẩy kín nên ít bị ngẹt do đóng muội than và nhiên liệu phun ra khỏi lỗ tia dưới dạng hình côn rỗng .

- Đặc điểm chính của loại kim phun này là tiết diện lưu thông của van kim thay đổi theo hành trình của van kim. Các loại kim phun có chuôi trên đót kim thường dùng chuôi hình chóp cụt. Bằng cách thay đổi góc côn trên chuôi kim phun ta có thể thay đổi tiết diện lưu thông hình vành khăn giữa lổ tia và chuôi kim phun, góc phun nhiên liệu kim phun này thường rất rộng .

- Kim phun kín lỗ tia kín thường sử dụng trong các loại động cơ có buồng đốt ngăn cách. Áp lực phun của kim vào khoảng 100 ÷ 140 kg/cm2

b. Nguyên lý hoạt động :

Khi động cơ hoạt động, nhiên liệu từ bơm cao áp theo đường ống dẫn dầu cao áp vào kim phun xuống phía dưới đót kim nằm tại bọng chứa dầu cao áp. Bình thường lò xo luôn đè van kim đóng các lỗ tia. Đến thì cung cấp nhiên liệu, nhờ bơm cao áp làm cho áp suất nhiên liệu tăng tác dụng vào mặt côn lớn của van kim. Áp suất này tăng dần đến khi lớn hơn lực nén của lò xo, van kim bị áp suất dầu nhấc lên làm mở các lỗ tia để phun nhiên liệu vào xilanh động cơ dưới dang sương mù.

1.Van kim

2.Đót kim

3.Mặt côn

4.Lỗ phun














Hình 3-3. Đót kim loại chuôi dài

- Đến khi dứt phun áp suất nhiên liệu nhỏ hơn sức nén lò xo. Lò xo đẩy van kim đóng lại làm nhiên liệu không phun ra nửa. Độ nhấc lên của kim thường từ 0,3-1,1mm và được không chế giữa đót kim và thân kim.

- Một phần nhỏ nhiên liệu có thể rò rỉ qua khe hở giữa van kim và đót kim lên trên theo đường ống dẫn dầu về trở về thùng chứa lượng dầu này rất quan trọng vì nó cần thiết cho việc làm sạch và mát kim phun.

Áp suất khi phun nhiên liệu có thể điều chỉnh đựơc nhờ vào vít điều chỉnh trên lò xo hoặc thay đổi miếng chêm khi không có vít điều chỉnh. Nếu tăng sức nén lò xo thì áp suất phun tăng lên và ngược lại. Áp suất lò xo tăng thì tia nhiên liệu càng dài và càng sương. Nhưng áp suất phun không được tăng một cách tuỳ tiện vì nó còn tuỳ thuộc vào tình trạng bơm cao áp và dạng buồng đốt.

2. Kim phun đót kín lỗ tia hở.

a.Cấu tạo

- Loại kim phun này cũng có một ti kim nhưng không có chuôi đậy kín lỗ tia, ti kim có hai mặt côn, mặt lớn là nơi tác dụng của dầu cao áp và mặt nhỏ dùng để đậy kín van kim. Ở đầu đót kim nhô ra dạng chổm lồi trên chổm có khoang nhiều lỗ nhỏ đường kính khoảng 0,1÷0,35mm và nghiêng khoảng 120 độ ÷ 125 độ đối với kim phun nhiều lỗ tia. Đối với kim phun loại hở một lỗ tia thì ở đầu đót kim không có chổm lồi và lổ tia được khoan thẳng góc vói mặt phẳng có đầu đót kim.



1. Đường dầu vào

2. Thân kim

3. Lỗ dầu

4. Đĩa nối

5. Nắp chụp

6. Đầu nối ống cao áp

7. Lỗ dầu

8. Lỗ dầu về

9. Đệm chỉnh áp suất

10. Lò xo cap áp

11. Cây đẩy

12. Chốt định vị




Hình 3-4. Kim phun đót kín nhiều lỗ tia
1. Đầu mút của van kim

2. Đót kim

3. Van kim

4. Lỗ dầu

5. Bọng dầu

6. Lỗ tia

δ. Góc độ tia phun nhiên liệu

Hình 3-5. Đót kim kín lổ tia hở

- Áp lực phun của kim phun đót kín lỗ tia hở thường lớn hơn 170kg/cm2

III. Kim phun loại hở:

- Loại này không có van kim đóng kín lỗ tia hay van, nghĩa là đường dẫn dầu trong thân kim luôn luôn thông với buồng đốt và nhiên liệu được phun vào buồng đốt khi có sự chênh lệch áp suất giữa buồng đốt và áp suất nhiên liệu trên hệ thống nhiên liệu. Tiết diện lưu thông của kim phun loại hở không thay đổi, nếu chênh lệch áp suất trong khi cung cấp nhiên liệu đạt tới 20 - 30MN/m2 , thì chất lượng phun tốt ,nhiên liệu phun bị xé nhỏ dưới dạng sương mù. Áp suất phun còn phụ thuộc vào tốc độ và chế độ công suất của động cơ, ở chế độ tồn tải ứng với số vòng quay cực đại từ 1500 ÷ 1600v/phút đến số vòng quay không tải 500 ÷ 600v/phút, trong phạm vi này áp suất phun dao động từ 10 ÷ 25 lần . Do vậy trong trường hợp công suất cực đại thì áp suất phun có thể đạt tới 150 ÷ 200 MN/m2 . Nhưng cũng không tránh khỏi áp suất phun chỉ đạt 5÷ 15 MN/m2 ứng với chế độ không tải. Vì vậy không thể đảm bảo quá trình phun nhiên liệu vào động cơ luôn có chất lượng tốt trong suốt thời gian động cơ làm việc.

- Ngoài ra kim phun loại hở còn có hiện tượng nhỏ giọt. Sau khi bơm cao áp đã cắt nhiên liệu. Hiện tượng này xảy ra khi áp suất dư trong kim phun lớn hơn áp suất của buồng đốt hoặc có dao động áp suất trong hệ thống nhiên liệu, phun nhiên liệu nhỏ giọt ảnh hưởng không ít đến hoạt động của động cơ như : dễ gây muội than làm nghẹt các lỗ tia của kim phun nhiên liệu không cháy hết hồn tồn gây tổn hao nhiên liệu và ô nhiễm môi trường.

- Với kim phun loại hở kết cấu đơn giản nhưng do có hiện tượng nhỏ giọt trong giai đoạn đầu và cuối quá trình cung cấp nhiên liệu. Mặt khác chất lượng nhiên liệu còn phụ thuộc nhiều vào tốc độ của động cơ nên hiện nay hầu như không sử dụng

CHƯƠNG IV: SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG KIM PHUN NHIÊN LIỆU

A. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA KIM PHUN TRÊN BĂNG THỬ

I. Mục đích:

- Giúp cho học viên có thể xác định được tình trạng của kim phun trên băng thử.

II. Chuẩn bị:

- Kim phun cần xác định tình trạng hư hỏng.

- Bàn thử kim.

- Các dụng cụ cần thiết cho quá trình làm việc.

III. Phương pháp thực hiện :

- Ráp kim phun lên băng thử rồi lần lược thực hiện các bước sau.

1. Xả gió :

- Khóa van dẫn dầu đến đồng hồ áp lực.

- Ấn mạnh cần bơm tay vài lần để xả gió đến khi nào thấy nhiên liệu



phun ra ở đầu đót kim.
2. Kiểm tra tình trạng phun dầu :

1. Bình đựng nhiên liệu

2. Kim phun cần kiểm tra

3. Khóa dầu

4. Bình hứng dầu

Hình 4-1 Bàn thử kim phun

- Khóa van cao áp dẫn đến đồng hồ áp lực.

- Ấn mạnh cần bơm tay.




- Dùng bình hứng dầu để dưới đót kim khoảng 3cm. Cho kim xịt dầu ra, xem số lỗ tia có đủ không. Nếu nghẹt phải dùng cây soi để thông, cẩn thận không để cây bị gãy trong lỗ.




Hình 4-2. Kiểm tra kim phun nhiên liệu nhiều lỗ tia




- Để ý góc độ phun dầu, nếu bị xéo phải thông lỗ kim lại bằng dụng cụ chuyên dùng.





A. Góc độ phun dầu bị xéo B. Góc độ phun dầu tốt

Hình 4-3. Kiểm tra góc độ phun dầu

3. Kiểm tra và điều chỉnh áp lực thoát:

- Mở van cho dầu đến đồng hồ áp lực.

- Ấn cần tay bơm cho đồng hồ áp lực tăng lên đến khi nào thấy dầu thoát ra khỏi đót kim.

- Ghi lại áp lực cao nhất mà đồng hồ chỉ ( áp lực thoát). So sánh áp lực đo được với áp lực nhà chế tạo qui định. Nếu không có chỉ dẫn thì các loại kim đót kin lỗ tia kín là 100 - 140 kg/cm2. Đót kín lỗ tia hở 175 kg/cm2.

- Nếu áp lực thấp hơn qui định thì ta vặn ốc chỉnh vào hay thêm chêm. Nếu áp lực cao hơn qui định ta vặn ốc chỉnh ra hay bớt chêm để giảm lực căng của lò xo khi nào đúng lực chỉ định.

4. Kiểm tra kim có bị nhiễu trước áp lực thoát :

- Ấn cần bơm tay cho áp lực lên khoảng 4-5 kg/cm2 dưới áp lực thoát.

- Với áp lực này dầu không được rỉ ra ở đót kim.

- Nếu có dầu rỉ ra là mặt côn ở van kim và đót không kín. Nếu rỉ ra ở khâu nối là do vặn ốc chưa đúng áp lực, mặt tiếp xúc không tốt. Phải tháo kim xoáy lại bằng cát và nhớt.

5. Kiểm tra kim nhiễu sau áp lực thoát:

- Khố van dầu lên đồng hồ áp lực.

- Dùng giấy mềm lau sạch và khô đầu đót kim. Ấn mạnh cần bơm tay cho dầu phun ra ở đót kim. Nếu kim khô là tốt. Nếu ướt là kim bị nhiễu sau áp lực thốt. Có thể là mặt con nhỏ của kim tiếp xúc chưa tốt với bệ van kim hoặc kim bị nghẹt do dùng dầu bẩn hay bị trầy xướt. Phải xoáy thân kim với mở trừu và dầu nhớt.

6. Kiểm tra sự mòn của kim và đót kim ( kiểm tra áp lực ngả ) :

- Mở van cho dầu lên đồng hồ áp lực.

- Ấn cần bơm tay cho áp lực dầu thấp hơn áp suất phun 10%. Giữ cần bơm tay, nhìn đồng hồ áp lực xem áp lực ngả. - Nếu áp lực ngả không quá 15 kg/cm2 trong 50 giây là tốt. Nếu kim cũ thì không quá 30 giây. Nếu áp lực ngả trong thời gian thấp hơn thì phải thay mới kim và đót. ( không thay riêng lẻ).

7. An toàn trong lúc kiểm tra :

- Khi thử kim phun trên băng thử, không nên để tay dưới lỗ tia vì áp lực dầu mạnh có thể thấm qua da gây nguy hại cho sức khoẻ.

- Bảo dưỡng tốt mũi kim và các mặt tiếp xúc chính xác khác.

- Không dùng vải để lau chùi. Chỉ được phép dùng dầu gasol để tẩy hoặc rửa sạch các chi tiết.

- Dụng cụ, bàn kẹp, tay người công tác phải thật sạch.

B. PHƯƠNG PHÁP THÁO RÁP KIM PHUN

I. Mục đích:

- Giúp cho học viên có thể tháo ráp được các loại kim phun thông dụng.

II. Chuẩn bị:

- Động cơ có kim phun cần tháo ráp hay kim phun rời cần tháo ráp.

- Dầu gasol sạch.

- Dụng cụ phục vụ cho quá trình làm việc.

III. Phương pháp thực hiện:

1. Tháo kim phun ra khỏi động cơ :

- Nhỏ một vài giọt dầu vào các ốc bắt ống dẫn dầu để tẩy rỉ sét và tháo được dễ dàng.

- Mở các ống dẫn dầu đến và ống dầu về.

- Bít các đầu ống để tránh bụi bẩn xâm nhập vào trong.

- Tháo các ống bắt kim phun và lấy kim phun ra khỏi động cơ.

- ( Nếu kim phun bị kẹt cứng vì muội than thì dùng đòn bẩy xeo len đồng thời dùng búa cho kim xoay nhẹ qua lại, muội than sẽ tách rời ra ).

2. Tháo rời từng bộ phận của kim phun :

- Rửa sạch bên ngồi của kim phun. Dùng bàn chải cước thau tẩy sạch muội than, dùng dao cạo muội than băng thau là hoặc tôn mài cạnh bén .Tuyệt đối không dùng lưỡi cưa thép mài bén để cạo. Tránh va chạm vòi phun vào mũi kim phun.

- Kẹp thân kim vào bàn kẹp có cặp mỏ hàn phụ bằng kim khí mềm.

- Tháo nắp chụp chận lò xo và xả lò xo bằng cách nới lỏng vít hiệu chỉnh áp suất phun và tán khóa

- Lấy lò xo, đũa đẩy ra khỏi thân kim phun

- Kẹp thân kim phun trên bàn kẹp và trở ngược đầu.

- Tháo khâu nối đót kim và lấy đót kim ra khỏi thân..

- Tháo và lấy van kim ra khỏi đót kim.

- Nếu van kim bị kẹt trong đót kim, dùng dụng cụ đặc biệt để tháo và sữa chữa lại.

- Dùng dụng cụ đặc biệt để tháo đót kim bị kẹt nơi khâu nối đót kim.

3. Ráp kim phun.

- Kẹp thân kim phun vào bàn kẹp, đầu đót kim lên trên

- Đặt đót kim vào đầu ép của thân kim phun.

- Ráp ống chụp đót kim và siết chặt vào thân cho dúng lực siết.

- Kẹp thân kim phun trở ngược đầu lại.

- Ráp cây đẩy vào vị trí.

- Ráp lò xo và chén chận lò xo phía trên.

- Vặn và siết chặt đai ốc chụplò xo.

- Ráp ốc điều chỉnh và đai ốc khố.

- Ráp nút xã gió

- Ráp các ống dẫn dầu và dầu về.

Chú ý : Trước khi ráp cần phái xúc rửa thật sạch bằng dầu gasoil. Ráp và siết chặt phần vòi phun trước khi ráp bộ phận khác. Nới ốc hiệu chỉnh trước khi ráp đai ốc chụp lò xo.

C. SỬA CHỮA VÀ PHỤC HỒI KIM PHUN

I. Mục đích :

- Giúp cho học viên biết cách sửa chữa và phục hồi các loại kim phun bị hư hỏng

II. Chuẩn bị :

- Kim phun cần sửa chữa phục hồi

- Thiết bị máy móc phục hồi

- Dụng cụ cần thiết cho quá trình phục hồi

III. Phương pháp thực hiện :

- Rửa sạch bên ngoài kim phun ( lưu ý tránh va chạm đầu vòi phun ).

- Tháo rời các chi tiết

- Rửa sạch các chi tiết của kim phun. Súc rửa vòi phun

- Dùng bàn chải cước bằng thau chải sạch đầu kim phun để tẩy muội than.có thể dùng lá nhôm hoặc thau mài bén để cạo muội than đống cứng chặt. Tuyệt đối không dùng lưỡi cưa thép mài bén dùng để cạo, hoặc bàn chải cước thép












Hình 4-4. Sửa chữa và phục hồi kim phun

a. Bộ nạo

e. Nạo sạch phòng chứa van kim

b. Chùi sạch van kim

g. Thông lỗ tia

c. Chùi đót kim

h. Làm sạch mạch nạp nhiên liệu

d. Nạo sạch đường nhiên liệu trong đót

- Dùng que kim loại đường kính cỡ 1.5 mm thông các mạch dầu đến phòng chứa dầu cao áp của kim phun.

- Dùng nạo bằng thau cạo muội than trong phòng cao áp

- Dùng cái nạo côn cạo muội than nơi mặt côn của bệ van kim

- Dùng cây que soi có đường kính thích hợp với lỗ tia để thông lỗ đối với loại nhiều lỗ tia, dùng cước thép có đường kính vừa lỗ tia thông các lỗ bị nghẹt do muội than gây nên.

Chú ý : Cọng cước chỉ có thể ló ra khỏi cán kẹp độ 2 mm để khỏi bị gãy hoặc cong khi thông. Lúc thông lỗ tia không được để cọng cước bị kẹt và gãy trong lỗ tia. Nếu xảy ra kẹt hoặc gãy thì vòi phun vô dụng.

- Đối với loại một lỗ tia, dùng que soi to hơn bằng gỗ cứng, chui từ trong ra, xoay theo chiều qua lại để tẩy hết muội than.

- Lau sạch van kim, kẹp đuôi van kim vào máy xoáy kim. Bôi ít mỡ trơn vào miếng nỉ kích thước 100mm x 25mm . Cho máy xoáy kim quay. Đặt miếng nỉ lên trên thân van kim. Căng hai đầu miếng nỉ bằng tay đọn di chuyển tới lui từ than đến mũi van kim cho đến khi tẩy hết vết bẩn và được phẳng.




-Rà mặt tiếp xúc giữa đầu ép của thân kim và van kim. Bôi cát xốy nhuyễn trên mặt phẳng với nhớt. Đặt mặt phẳng cần tháo lên bàn mài. Kềm vững và di chuyển theo hình số 8. Khi mặt rà được liền và phẳng thì rà lại với nhớt cho thật bóng.



Hình 4-5. Rà mặt phẳng theo hình số 8

Chú ý : Trước khi xoáy lại với nhớt phải tẩy thật sạch cát xoáy của lần xoáy trước đó, trường hợp đầu ép của thân kim phun có chốt dẫn hướng ta có thể nhổ chốt này lên để xoáy phẳng và gắn lại sau khi hồn tất công tác.

- Xoáy hai mặt côn của van kim và bệ van kim

- Bắt đót kim vào máy xoáy kim












Hình 4-6. Xoáy van kim và đót kim

- Dùng que nhỏ thấm ít cát xoáy bôi vào mũi của van kim

- Đặt van kim vào đót kim đến khi hai mặt côn chạm nhau

- Cho máy xoaý đồng thời di động van kim ra vào cho mặt được phẳng.

- Tiếp tục công tác trên nhiều lần đến khi hoàn tất

- Súc rửa bên trong và ngoài các chi tiết thật sạch và thấm dầu nhớt xoáy lại cho bóng đến khi hoàn tất.

- Kiểm tra các chi tiết khác để sửa chữa hoặc thay thế

- Lò xo yếu phải thay mới. Cây đẩy cong phải sửa thẳng.

- Đệm kín hư hỏng cần thay mới.

- Rửa sạch các chi tiết và ráp lại

CHƯƠNG V: HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU BƠM CAO ÁP PE

I. Khái niệm và công dụng:

1.Khái niệm: - Hệ thống nhiên liệu này được phổ biến trên các động cơ Diesel ôtô máy kéo như : MTZ, IFA, KAMAS, TOYOTA, MERCEDECES, HYNO, ISUZU.

2. Công dụng bơm cao áp PE :

Bơm cao áp PE dùng trên động cơ Diesel có công dụng :

- Tiếp nhận nhiên liệu sạch từ thùng chứa đến bơm.

- Ép nhiên liệu lên áp lực cao ( từ 360 kg/cm2 ) đưa đến kim phun đúng thời điểm và phù hợp với thứ tự thì nổ của động cơ.

- Phân phối lưu lượng đồng đều cho các xilanh và tuỳ theo yêu cầu hoạt động của động cơ.

II. Sơ đồ hệ thống nhiên liệu bơm cao áp PE

1. Sơ đồ hệ thống nhiên liệu














Hình 5-1. Hệ thống nhiên liệu bơm cao áp PE

1. Thùng chứa

2. Bơm tiếp vận

3. Lọc tinh

4. Bơm cao áp

5. Bộ phun dầu sớm

6. Bộ điều tốc

7. Kim phun

8. Đường dầu

3. Nguyên lý hoạt động hệ thống nhiên liệu bơm cao áp PE

- Khi động cơ làm việc nhiên liệu từ thùng chứa (1)được bơm lên bằng bơm tiếp vận (2) đặt ở bên hông tổ bơm. Nhiên liệu từ bơm tiếp vận được đẩy đến bầu lọc nhiên liệu (3). Bầu lọc nhiên liệu có thể có một hoặc hai bầu lọc tùy theo từng trường hợp. Bầu lọc nhiên liệu đầu tiên ( nhiên liệu từ bơm tiếp vận đến ) gọi là bầu lọc sơ cấp. Bầu lọc thứ hai ( bầu lọc cuối ) là bầu lọc thứ cấp

- Nhiên liệu từ lọc đưa vào buồng chứa dầu trong thân bơm (4). Để cấp cho các piston bơm cao áp. Đến thì phun nhiên liệu (7), cam đẩy piston ép nhiên liệu tạo áp suất cao. Được dẫn đến kim phun bằng các ống dầu cao áp. Nhiên liệu dư ở kim phun được hồi về thùng chứa ( có loại hồi dầu dư về bầu lọc) - Nhiên liệu từ buồng chứa dầu trong bơm cao áp được hồi về thùng chứa dầu qua van tràn. Lượng nhiên liệu này có tác dụng không để dầu trong buồng chứa dầu có áp suất quá cao do bơm tiếp vận tạo ra.

III. Cấu tạo, nguyên lý làm việc bơm cap áp PE

1. Cấu tạo

- Bơm cao áp PE là một loại bơm gồm nhiều tổ bơm PF ghép chung thành một khối, có cốt cam điều khiển nằm trong thân bơm và điều khiển chung bởi một thanh răng cụ thể. Cấu tạo của một bơm cao áp Bosch PE gồm có :

- Một thân bơm (vỏ bơm) : được đúc bằng hợp kim nhôm trên đó có dự trù các lỗ để bắt ống dầu đến, ống dầu về, ốc xả gió, lỗ xỏ thanh răng, vít chận thanh răng, vít kềm xylanh …Thân bơm có thể chia làm 3 khoang (phần) trong đó có chứa các chi tiết sau :

- Phần trên : là phòng chứa nhiên liệu thông giữa các xilanh với nhau . Các vít kềm xilanh chỏi ở lỗ nhiên liệu ra của xilanh. Một van an tồn để điều chỉnh áp lực nhiên liệu vào các xilanh .

- Phần giữa (cửa sổ mặt tiền bơm) : bên trong chứa các cặp piston xilanh tương ứng với số xilanh của động cơ, các vòng răng và thanh răng điều khiển. Trên vòng răng có vis xiết để có thể điều chỉnh vị trí tương đối của piton và xilanh.











Hình 5-2. Cấu tạo tổng quát bơm cao áp PE

1. Lò xo cao áp

2. Van cao áp

3. Đường dầu vào

4. Piston bơm

5. Lò xo piston

6. Chén chận lò xo

7. Bộ con lăn

8. Cam

9. Thanh răng

- Phần dưới : bên trong có chứa cốt bơm hai đầu tựa lên hai bạc đạn lắp ở nắp đậy cốt bơm. Cốt bơm có số bướu cam bằng số xilanh động cơ và có cam sai tâm để điều khiển bơm tiếp vận bắt ở hông bơm. Trên các bướu là các đệm đẩy có bánh răng, ở đệm đẩy có vít điều chỉnh và đai ốc chận. Dưới cốt bơm là đáy bơm có các nắp đậy, bên trong chứa dầu nhờn để bôi trơn. Cốt bơm một đầu được lắp một khớp nối (hoặc bộ phun sớm tự động và khớp nối) nối với trục truyền động tự động. Đầu còn lại lắp quả tạ và chi tiết bộ điều tốc cơ năng (hoặc để trống, nếu bộ điều tốc áp thấp)

- Trên xilanh là bệ van cao áp, van cao áp, lò xo và trên cùng là ốc lục giác dẫn nhiên liệu đến kim phun.

- Ngoài ra còn có một bơm tiếp vận loại piston gắn ở hông bơm được điều khiển bởi cam sai tâm của cốt bơm và bộ tiết chế cơ năng hay áp thấp liên hệ với thanh răng để điều chỉnh tốc độ động cơ .

2. Nguyên lý hoạt động ( như PF )

- Khi động cơ hoạt động, cốt bơm điều khiển bơm tiếp vận hút nhiên liệu từ thùng chứa qua hai lọc rồi đến bơm ở lại phòng chứa nhiên liệu nơi thân bơm. Một phần nhiên liệu qua van an tồn trở về thùng chứa.

- Nạp nhiên liệu : Piston bơm xuống ĐCD, nhiên liệu nạp vào xylanh bằng cả hai lỗ dầu nơi xylanh.











A. Nạp nhiên liệu B. Khởi sự phun C. Phun D. Dứt phun E. Tắt máy

Hình 6-3. Nguyên lý hoạt động PE

- Khởi sự bơm : Cốt bơm điều khiển piston đi lên ép nhiên liệu đưa đến kim phun. Lúc pis-ton đi lên, khi đỉnh pis-ton đóng hai lỗ dầu lại thì áp lực nhiên liệu trong xilanh sẽ tăng lên, khi áp lực dầu đủ lớn để thắng được sức ép của lò xo van cao áp, van cao áp sẽ mở ra, nhiên liệu sẽ được đưa đến kim phun để phun vào buồng đốt của động cơ.

- Chấm dứt bơm nhiên liệu : Khi cạnh vạt xéo phía dưới nơi piston bơm vừa hé mở lỗ dầu về, dầu tràn ra ngoài xilanh làm cho áp suất dầu trong xilanh giảm xuống, van cao áp sẽ đóng lại. Áp suất dầu trong đường ống cao áp và kim phun sẽ giảm xuống, kim phun sẽ được đóng lại, nhiên liệu không còn được phun vào trong buồng đốt động cơ nữa, thì phun dầu chấm dứt.

- Khi muốn tắt máy, người ta kéo cần tắt máy, pis-ton bơm sẽ được xoay đến vị trí sao cho rãnh đứng trùng với lỗ dầu trên xilanh nên khi pis-ton đi lên ép nhiên liệu, dầu trong xilanh sẽ thoát ra ngoài, áp lực dầu trong xilanh không thể tăng cao được nên dầu không thể mở van cao áp để vào trong ống cao áp

- Nhờ cốt bơm có các mấu cam với cấu tạo phù hợp với thứ tự thì nổ động cơ nên nhiên liệu được đưa đến kim phun đúng lúc, đúng thì. Tất cả các xilanh bơm đều có một áp lực nhiên liệu vào như nhau và điều khiển chung bởi một thanh răng nên nhiên liệu ở các xilanh tăng giảm đồng đều.

3. Nguyên lý thay đổi lưu lượng nhiên liệu

- Muốn thay đổi tốc độ động cơ ta điều khiển thanh răng xoay piston qua lại. Khi thanh răng xoay làm xoay các vòng răng. Các vòng răng kéo piston xoay theo nhờ hai tai của piston xỏ vào rãnh của vòng răng.














Hình 5-4. Nguyên lý thay đổi lưu lượng nhiên liệu

- Nếu piston ép nhiên liệu càng nhiều thì lượng phun càng lớn. Tức là lằn vạt xéo càng lâu mở lỗ dầu về thì nhiên liệu đưa đến kim phun càng nhiều. Rãnh đứng trên piston nằm ngay tại vị trí lỗ dầu về, nhiên liệu không bị ép dù piston có chuyển động lên xuống dầu không cung cấp động cơ ngừng.

IV. Bộ phun dầu sớm trên bơm PE

1. Cấu tạo

- Cũng như đánh lửa sớm tự động trên động cơ xăng. Trên động cơ Diesel khi tốc độ càng cao, góc độ phun dầu phải càng sớm để nhiên liệu đủ thời gian hòa trộn tự bốc cháy phát ra công suất lớn nhất. Do đó, trên hầu hết các động cơ Diesel đều có trang bị bộ phun dầu sớm tự động.

- Với piston có lằn vạt xéo phía trên thì điểm khởi phun thay đổi và dứt phun cố định, với piston có lằn vạt xéo cả trên lẫn dưới thì điểm khởi phun và dứt phun đều thay đổi. Do đó đối với piston có lằn vạt xéo phía trên và cả trên lẫn dưới đôi khi không cần trang bị bộ phun dầu sớm tự động.




- Đối với piston có lằn vạt xéo phía dưới thì điểm khởi phun cố định, điểm dứt phun thay đổi. Thông thường các bơm cao áp PE đều có lằn vạt xéo phía dưới nên phải trang bị bộ phun dầu sớm tự động.






1. Mâm thụ động

5. Tán

9. Vỏ ngoài

2. Vít châm dầu

6. Long đền chêm

10. Mâm chủ động

3. Vít xả gió

7. Quả tạ

11. Vít đậy

4. Trục lắp quả tạ

8. Vỏ trong

12. Lò xo

Hình 5-4: Cấu tạo bộ phun dầu sớm

- Bộ phận này gồm : một mâm nối thụ động được bắt vào đầu cốt bơm cao áp, nhờ chốt then hoa và đai ốc giữ.

- Một mâm nối chủ động có khớp nối để nhận truyền động từ động cơ. Chuyển động quay của nâm chủ động truyền qua mâm thụ động qua hai quả tạ.

Trên mâm thụ động có ép hai trục thẳng góc với mâm, hai quả tạ quay trên hai trục này. Đầu lồi còn lại của quả tạ tỳ chốt của mâm chủ động, hai quả tạ được kềm vào nhau nhờ hai lò xo tựa vào trục, đầu còn lại tỳ vào chốt ở mâm chủ động. một miếng chêm nằm trên lò xo để tăng lực lò xo theo định mức. Một bọc dính với mâm chủ động có nhiệm vụ bọc hai quả tạ và giới hạn tầm di chuyển của chúng.

Tất cả cơ cấu vừa kể được che kín bằng một bọc ngoài cũng vặn vào bề mặt có ren của mâm thụ động. các vòng đệm kín bằng cao su hóa học bảo đảm độ kín giữa bọc và mâm chủ động. nhờ vậy mà bên trong tồn bộ có đầy dầu nhớt bôi trơn.

2. Nguyên lý làm việc bộ phun dầu sớm ly tâm của hãng BOSCH

- Khi động cơ làm việc, nếu vận tốc tăng, dưới tác dụng của lực ly tâm hai quả tạ văng ra do mâm thụ động quay, đối với mâm chủ động theo chiều chuyển động của cốt bơm, do đó làm tăng góc phun sớm nhiên liệu. Khi tốc độ giảm thì lực ly tâm yếu nên hai quả tạ xếp vào, lò xo quay mâm thụ động cùng với trục cam đối với mâm chủ động về phía chiều ngược lại. Do đó làm giảm góc độ phun sớm nhiên liệu.

3. Đặc điểm bơm cao áp PE

a. Giải thích ký hiệu ghi trên vỏ bơm

Ví dụ

PE

6

A

70

B

4

1

2

R

S

114

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

PES

6

A

70

A

1

2

3

R

S

64

1- Chỉ loại bơm cao áp cá nhân có chung một cốt cam bơm.Cốt được điều khiển qua khớp nối. Nếu có thêm chữ S là cốt bơm bắt trực tiếp vào mặt bích của động cơ và không qua khớp nối.

2- Chỉ số xylanh bơm cao áp (bằng số xylanh động cơ)

3- Kích thước bơm (A : cỡ nhỏ; B : cỡ trung; Z : cỡ lớn; M : cỡ thật nhỏ’ P : đặc biệt; Zw : cỡ thật lớn)

4- Chỉ đường kính piston bơm tính theo 0.1 ly (70 = 7 ly)

5- Chỉ đặc điểm thay thế các bộ phận trong bơm khi ráp bơm (gồm có : A, B, C, Q, K, P)

6- Chỉ vị trí dấu ghi nơi đầu cốt bơm

Nếu số lẻ : 1, 3, 5 thì dấu ở đầu cốt bơm

Nếu số chẵn : 2, 4 , 6 thì dấu nằm bên phải nhìn từ cửa sổ

7- Chỉ thị bộ điều tốc (0 : không có bộ điều tốc)

1 – Bộ điều tốc ở phía trái

2 – Bộ điều tốc ở phía phải

8- Chỉ thị vị trí bộ phun dầu sớm

0 – Không có bộ phận phun dầu sớm

1 – Bộ phun dầu sớm phía trái

2 – Bộ phun dầu sớm phía phải

9- Chỉ có hoặc không có bơm tiếp vận

Nếu không có ghi số nghĩa là có bơm tiếp vận

Nếu có ghi số thì không có bơm tiếp vận gắn vào.

Nếu ghi số 3 : có 1 lỗ để gắn bơm tiếp vận nhưng chưa được đậy lại

Nếu ghi số 4 : có 2 lỗ gắn bơm tiếp vận, phía trái gắn bơm, phía phải đậy lại

Nếu ghi số 5:có 2 lỗ gắn bơm tiếp vận, phía phải gắn bơm, phía trái đậy lại.

9- Chiều quay của bơm nhìn từ đầu cốt nối với động cơ

R : Chiều quay phải theo kim đồng hồ

L : Chiều quay trái ngược kim đồng hồ.

10&11- Đặc điểm của nhà chế tạo :

Nếu bơm PE do các nước khác chế tạo theo bằng sáng chế Bosch thì có ký hiệu riêng ở phía trước.

Ví dụ : Ký hiệu : RO (Bơm Bosch do Rumani chế tạo)

ND (Bơm Bosch do Nippon Denso Nhật chế tạo)

Ngồi ra bơm cao áp PE của Mỹ có ghi thêm hàng chữ :

TIMED FOR PORT CLOSING : Cân góc độ phun dầu theo phương pháp dầu trào mạch đóng (piston có vạt xéo dưới)

TIMED FOR PORT OPENING : Cân góc độ phun đầu theo phương pháp dầu trào mạch hở (piston có vạt xéo trên).:

b. Đặc điểm của bơm piston :

- Lằn vạt xéo phía trái (nhìn từ đầu piston) thì trên đuôi piston có ghi chữ N hay L, bộ điều tốc nếu có thì gắn ở bên trái bơm.

- Lằn vạt xéo phía phải, thì trên đuôi piston có ghi chữ R bộ điều tốc nếu có thì gắn bên phải bơm.

V. BỘ ĐIỀU TỐC :

1. Công dụng:

- Khi ô tô máy kéo làm việc tải trọng trên động cơ luôn luôn thay đổi. Nếu thanh răng của bơm cao áp hoặc bướm tiết lưu giữ nguyên một chỗ thì khi tăng tải trọng, số vòng quay của động cơ sẽ giảm xuống, còn khi tải trọng giảm thì số vòng quay tăng lên. Điều đó dẫn đến trước tiên làm thay đổi tốc độ ô- tô, thứ hai là động cơ buộc phải làm việc ở những chế độ không có lợi.

- Để giữ cho số vòng quay của trục khuỷu động cơ không thay đổi, khi chế độ tải trọng khác nhau thì đồng thời cần phải thay đổi lượng nhiên liệu cấp vào xylanh, còn khi giảm tải thì giảm lượng nhiên liệu cấp vào xylanh.

- Khi luôn luôn có sự thay đổi tải trọng thì không thể dùng tay mà điều chỉnh lượng nhiên liệu cấp vào xylanh. Công việc ấy được thực hiện tự động nhờ một thiết bị đặc biệt trên bơm cao áp, gọi là bộ điều chỉnh tốc độ vòng quay hay gọi tắt là bộ điều tốc.

2. Phân loại :

Hiện nay có rất nhiều loại bộ điều tốc. Phân loại bộ điều tốc có thể theo các loại sau:

- Loại cơ khí, loại áp thấp, loại cơ thủy lực và loại điện từ.

3. Bộ điêu tốc cơ khí :

Bộ điều tốc cơ khí có rất nhiều loại: loại một chế độ, loại hai chế độ, loại nhiều chế độ…Thông dụng nhất trên ô tô máy kéo hiện nay là bộ điều tốc cơ khí nhiều chế độ. Trong phần này ta tìm hiểu về bộ điều tốc cơ khí nhiều chế độ.

A. BỘ ĐIỀU TỐC CƠ KHÍ NHIỀU CHẾ ĐỘ BƠM CAO ÁP PF, PE

1. Cấu tạo: Có 04 bộ phận chính:

a-Bộ phận động lực: Trục cam bơm cao áp truyền tới quả văng. Hai quả văng văng ra do lực ly tâm.

b-Hệ thống tay đòn: gồm hệ thống tay đòn, thanh kéo, trục tay đòn,..nối với bộ phận động lực và thanh

răng điều khiển lưu lượng nhiên liệu.

c-Thanh răng điều khiển: Thanh răng điều khiển vòng răng làm tăng nhiên liệu hay làm giảm nhiên liệu(đưa nhiên liệu vào ít hay nhiều).

d-Lò xo điều tốc

2. Nguyên lý làm việc:Nguyên lý làm việc của bộ điều tốc cơ khí nhiều chế độ trên bơm cao áp PF, PE :

a .Khởi động động cơ:

Khi khởi động, kéo cần ga theo chiều tăng nhiên liệu. Qua trung gian hệ thống đòn, kéo thanh răng qua chiều tăng nhiên liệu, động cơ khởi động dễ dàng hơn. Sau khi khởi động, trục khuỷu quay làm trục cam bơm cao áp quay, lực ly tâm của hai quả văng (quả tạ) bung ra đẩy con trượt đi ra tỳ lên tay đòn cân bằng với sức căng lò xo, qua trung gian hệ thống tay đòn, điều khiển thanh răng về chiều giảm dầu, tốc độ giảm xuống, lực ly tâm cân bằng với lực lò xo, hai quả văng ở vị trí thẳng đứng.



Hình 5-5 : Bộ điều tốc khi khởi động

1-Thanh răng 2,3,4,9: Hệ thống tay đòn 5: Trục gắn con trượt

6: Quả văng (quả tạ)



Hình 5- 6: Bộ điều tốc Chạy cầm chừng

b . Bộ điều tốc làm việc khi thay đổi tải:

Động cơ diesel đang làm việc ở chế độ ổn định. Nếu giữ nguyên vị trí cần ga, sau đó ô tô leo dốc (tải tăng), tốc độ động cơ giảm, lực ly tâm của hai quả văng giảm theo, hai quả văng xếp lại, lò xo điều tốc thắng lực ly tâm nên đẩy con trượt đi vào, qua trung gian hệ thống tay đòn và cần điều khiển kéo thanh

răng về chiều tăng lượng nhiên liệu. Khi giảm tải (xe đang xuống dốc), tốc độ động cơ có khuynh hướng tăng lên, lực ly tâm hai quả văng tăng theo, hai quả văng bung ra thắng sức căng lò xo điều tốc, thông qua hệ thống đòn kéo thanh răng về chiều giảm dầu, tốc độ động cơ giảm lại, đến khi ổn định hai quả văng ở vị trí thẳng đứng, cân bằng với sức căng điều tốc.



Hình 5-7a



Hình 5-7b

: Bộ điều tốc làm việc khi thay đổi tải

c/ Giới hạn tốc độ cực đại động cơ

Vì một lý do nào đó, tốc độ động cơ vượt quá tốc độ giới hạn, lúc này lực ly tâm quả văng lớn, hai quả văng bung ra hết đẩy con trượt đi ra, thông qua hệ thống đòn đẩy thanh răng về vị trí cúp dầu, động cơ ngừng tắt máy.

B. BỘ ĐIỀU TỐC ÁP THẤP (CHÂN KHÔNG) :

- Bộ điều tốc áp thấp nhiều chế độ thường được sử dụng trên động cơ diesel vận tải.

- Ưu điểm của bộ điều tốc này là cấu tạo đơn giản, kích thước nhỏ, không có các chi tiết mài mòn, phạm vi hoạt động tương đối rộng. Trong phạm vi tốc độ đó, bộ điều tốc áp thấp đảm bảo độ đồng đều như nhau.

1. Cấu tạo:

Bộ điều tốc áp thấp trên xe Toyota và Isuzu gồm hai phần:

- Ống khuyết tán: Trong ống khuyếch tán có cánh bướm, ống Ventury, các khâu nối. Hệ thống màng. Ống khuyết tán nằm giửa bình lọc gió và ống góp hút, tại tiết diện nhỏ nhất của ống đặt một cánh bướm ga được điều khiển bằng bàn đạp ga.

- Bộ điều tốc được chia thành hai ngăn bằng một màn da. Phía ngăn áp thấp thông với họng khuyến tán nhờ ống 10, ở ngăn này còn có một lò xo nhỏ và chốt tỳ có tác dụng làm tăng độ ổn định của bộ điều tốc khi động cơ chạy cầm chừng. Một vít điều chỉnh 12 dùng để điều chỉnh lực nén của lò xo nhỏ.



Hình 5-8: Bộ điều tốc chân không

1: Ống khuyếch tán, 2: Cánh bướm ga, 3: Màng da 1: Ống khuyết tán,2: Ống Ventury, 3: Khâu nối, 4: Lỗ thông hơi khí trời, 5: Cần giới hạn, 6; Hướng tăng ga, 7:Hướng giảm ga, 8: Chốt tựa, 9: áp thấp, 10: Ống nối mềm, 11: Hướng lọc gió, 12: vít điều chỉnh.

2. Nguyên lý làm việc:

Nguyên tắc cơ bản của bộ điều tốc chân không là dựa trên tốc độ không khí qua ống khuyếch tán thay đổi, làm áp thấp phát sinh ngay tại họng thay đổi, dẫn đến sự di chuyển của màng và thanh răng làm tăng giảm nhiên liệu.

Khi cánh bướm gió ở vị trí nhất định, nếu thay đổi số vòng quay của động cơ (n) thì tốc độ không khí đi qua họng sẽ thay đổi theo và do đó làm thay đổi áp suất ở họng. Càng tăng số vòng quay động cơ thì áp thấp ở ngăn áp thấp càng tăng. Sự chênh áp giửa ngăn áp thấp và ngăn khí trời lớn, gây ra áp lực đẩy màng, ép lò xo điều tốc, kéo thanh răng sang phải về phía giảm nhiên liệu. Nếu giảm số vòng quay động cơ thì áp thấp sẽ giảm, lò xo điều tốc sẽ đẩy màng và thanh răng sang trái về phía tăng nhiên liệu. Trường hợp tốc độ động cơ không đổi, nếu thay đổi vị trí cánh bướm gió (thay đổi tiết diện không khí đi qua họng) sẽ dẫn đến thay đổi tốc độ không khí tại họng và làm áp thấp thay đổi. Cánh bướm gió đóng càng nhỏ thì áp thấp càng lớn, kéo màng và thanh răng về phía trái giảm lượng nhiên liệu. Các chế độ làm việc của bộ điều tốc bao gồm các chế độ sau:

a-Khởi động động cơ:

Khi động cơ không hoạt động, cả hai ngăn đều thông với khí trời, lò xo điều tốc sẽ đẩy màng và thanh răng sang phía tăng nhiên liệu, làm giàu nhiên liệu, động cơ khởi động dễ dàng. Sau khi động cơ khởi động xong, áp thấp phát sinh tại ngăn áp thấp kéo màng và thanh răng về phía giảm nhiên liệu tương ứng với vị trí cánh bướm gió.

b-Chế độ cầm chừng:

Cánh bướm gió đóng gần kín họng khuyếch tán, áp thấp lớn làm màng bị hút, ép lò xo kéo thanh răng vềphía ít nhiên liệu tương ứng với tốc độ cầm chừng của động cơ. Vào lúc này, màng bộ điều tốc tiếp xúc với chốt tỳ để giảm bớt sự rung động của màng, tăng độ ổn định của bộ điều tốc.



Hình 5- 9: các độ hoạt động của bộ điều tốc

c-Tốc độ tối đa:

Cánh bướm gió mở lớn, áp thấp nhỏ, lò xo điều tốc đẩy màng và thanh răng về phía tăng nhiên liệu đến vị trí đạt tốc độ tối đa ấn định của bộ điều tốc.

d-Chế độ quá tải:

Cần ga ở vị trí tối đa, động cơ làm việc ở chế độ tồn tải. Tiếp tục tăng tải thì tốc độ động cơ giảm, áp thấp giảm dần so với lúc đầy tải. Lò xo điều tốc đẩy màng về phía tăng nhiên liệu để đáp ứng chế độ quá tải.

e-Stop động cơ:

Kéo nút tắt máy ở cabine tài xế. Lúc đó đẩy màng và thanh răng về chiều tắt máy, ngưng cung cấp nhiên liệu.

VI.CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU:

1.Bình lọc nhiên liệu

- Lọc nhiên liệu có nhiệm vụ lọc sạch nước và các tạp chất cơ học lẫn trong nhiên liệu. Lọc nhiên liệu trong hệ thống cung cấp nhiên liệu diesel có nhiệm vụ phải đảm bảo tách tồn bộ nước và giữ từ 99 đến 99,5% số tạp chất cơ học với kích thước lớn hơn 2 đến 3mm có trong nhiên liệu trước khi chúng được cung cấp đến bơm cao áp. Để đảm bảo yêu cầu trên trong hệ thống nhiên liệu người ta thường bố trí 2 đến 3 bầu lọc với các mức độ lọc khác nhau.

- Tuỳ theo mức độ lọc tạp chất cơ học người ta chia bầu lọc nhiên liệu làm hai loại: bầu lọc thô và bầu lọc tinh.

a. Bầu lọc thô:

Lọc thô đặt giữa thùng chứa và bơm truyền nhiên liệu. Lõi lọc có thể làm bằng lưới thau, đá xốp hay bằng giấy xốp gấp thành nếp hoặc nhiều phím lá thau hình vành khăn xếp lại. Phía dưới đáy bình có một nút để xả nước hay cặn bẩn.
















Hình 5-10: Lọc thô

b. Bầu lọc tinh:

Lọc tinh đặt giữa bơm tiếp vận và bơm cao áp, lọc tinh có nhiệm vụ lại những hạt bụi nhỏ. Lõi lọc làm bằng chỉ bố quấn nhiều lớp bằng nỉ xếp chồng lên nhau hoặc bằng giấy xốp chồng lên nhau hoặc bằng giấy xốp dày hơn lọc thô. Trên nắp lọc tinh có nút xả gió,dưới đáy có nút xả cặn bẩn.















Hình 5-11: Lọc tinh

Ngoài ra bầu lọc cũng được phân loại theo vật liệu và kết kấu của phần tử lọc.

Trên động cơ Diesel đời mới thường lắp các bình lọc tách nước và tạp chất có thiết bị cảnh báo, bình lọc nhiên liệu 3 cấp ( lọc sạch 99.9% nước tự do, 97.5% các tạp chất khác ).

2. Bình lọc không khí

Có nhiệm vụ lọc sạch các bụi bẩn trước khi đi vào xylanh động cơ.

Khi động cơ hoạt động không khí được hút vào lõi lọc. Tại đây bụi bẩn được giữ lại và không khí sạch tiếp tục di chuyển vào xylanh động cơ.









Hình 5-12: Lọc gió


Ngoài ra đối với động cơ Diesel, đặc biệt là động cơ lắp trên ô tô, máy kéo và máy công trình thường xuyên phải hoạt động ở môi trường nhiều bụi nên phải dùng bình lọc 3 tầng. Ở tầng 1 được lọc theo nguyên tắc quán tính ly tâm, tầng 2 bụi lớn, nặng được giữ trên mặt dầu nhờn còn tầng 3 được lọc qua lõi lọc tẩm dầu với các dạng cấu tạo khác nhau. Một số động cơ Diesel lắp trên xe đời mới còn dùng bình lọc khô 3 tầng: trong đó tầng 1 là tầng quán tính ly tâm, 2 tầng còn lại là các phần tử lọc giấy khô.




Hình 5-13: Lọc gió 3 tầng

1. Khay chứa dầu

2. Lõi lọc

4. Đầu ra

5. Cánh dẫn hướng cho không khí nạp

6. Nắp

7. Lỗ thông

8. Lưới lọc

9. Ống hút

10. Khung chèn

11. Đầu bình lọc

12. Bát dầu

3.Thân

3. Bơm tiếp vận: (Bơm tay)

a. Nhiệm vụ

- Hút nhiên liệu từ buồng chứa đến bơm cao áp

- Đảm bảo lượng nhiên liệu cần thiết đủ để làm mát bơm cao áp

b. Phân lọai

- Bơm truyền nhiên liệu đang sử dụng trong động cơ Diesel có rất nhiều loại: bơm piston, bơm bánh răng,bơm phiến gạt (hay bơm rơ to), bơm màng, bơm điện…

- Ngoài ra bơm truyền nhiên liệu có thể được chia làm hai loại: bơm tác dụng đơn và bơm tác dụng kép.



Hình 5-14: Bơm tiếp vận

c. Nguyên lý làm việc của bơm tiếp vận nhiên liệu kiểu piston:



Hình 5-15: nạp nhiên liệu

- Khi cam chưa tác động vào con đội nhờ lực lò xo hồi vị đẩy piston đi xuống, nhiên liệu bên dưới piston ( ở buồng nhiên liệu chuyển tiếp ) được đẩy qua đầu ra của bơm tới bình lọc tinh rồi tới bơm cao áp. Trong trường hợp này phía trên piston tạo ra khỗng trống hút mở van nạp để hút nhiên liệu từ thùng nhiên liệu vào xylanh bơm ( buồng nạp ).



Hình 5-16: cung cấp nhiên liệu

- Nửa vòng sau của trục bơm cao áp, phần cao của cam tác động vào con đội đẩy piston đi lên ép lò xo hồi vị piston lại. Lúc đó bên trên piston bơm ( buồng nạp ), áp suất nhiên liệu tăng lên đóng kín van nạp, đẩy mở van xả để nhiên liệu đi đi đến bơm cao áp, còn bên dưới piston tạo ra khỗng trống, một phần nhiên liệu đi qua van xả được hút vào buồng nhiên liệu chuyển tiếp. Quá trình cứ lặp lại như trên.

- Nếu trường hợp nào đó áp suất đường dầu ra lớn hơn lực căng lò xo hồi vị piston thì piston sẽ được treo lơ lửng ở vị trí trung gian nào đó, lúc này ty bơm tách rời khỏi đỉnh piston bơm tạo ra 1 đoạn hành trình trống của ty bơm, trong đoạn hành trình này ty bơm đi xuống rồi đi lên theo con đội còn piston bơm đứng yên để làm giảm sự cung cấp nhiên liệu. Như vậy bơm piston có khả năng tự động điều chỉnh hành trình hút và đẩy của piston theo yêu cầu cung cấp của bơm cao áp.

Bơm tay dùng để bơm nhiên liệu vào đầy hệ thống khi máy dừng, qua đó xả không khí ra khỏi hệ thống nhiên liệu.

















Hình 5-18: Giai đoạn bơm tiếp vận không bơm dầu

CHƯƠNG VI : SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG BƠM CAO ÁP PE

A. Phương pháp xác định hư hỏng hệ thống nhiên liệu bơm PE

I. Mụch đích và chuẩn bị

1. Mục đích:

- Giúp cho học viên biết cách xác định hư hỏng hệ thống nhiên liệu bơm cao áp PE trên động cơ

2. Chuẩn bị

- Động cơ sử dụng bơm cao áp PF ( chắc chắn rằng động cơ vẫn hoạt động tốt )

- Nhiên liệu, dầu bôi trơn

- Các dụng cụ cần thiết cho quá trình kiểm tra vận hành

II. Phương pháp thực hiện

Ví dụ : Bơm PE có 4 tổ bơm

- Kiểm tra nhiên liêu trong thùng chứa

- Xả gió hệ thống nhiên liệu

- Nổ máy chỉnh cầm chừng

- Giết máy để nhận biết máy có vấn đề ( giả sử máy 3 ) → kiểm tra van cao áp tổ 3 ( giả sử van tốt )

- Kiểm tra bơm : tháo ống nhiên liệu tư bơm đến kim, đề máy và so sánh mực dầu phun giữa 3 và 4 để đánh giá tình trạng piston-xilanh bơm ( giả sử piston- xilanh bơm tốt)

- Đổi kim giữa máy 3 và 4, đề máy, nếu máy 3 nổ tốt, máy 4 nổ không tốt chứng tỏ kim phun máy 3 bị hỏng

- Nếu động cơ vẫn nổ như tình trạng ban đầu thì máy 3 hỏng

B. PHƯƠNG PHÁP THÁO RÁP PE

I. Mục đích và chuẩn bị

1.Mục đích

Sau khi thực tập xong bài này sinh viên có thể tháo ráp bơm PE và sử dụng dụng cụ đúng phương pháp.

2. Chuẩn bị:

- Bơm cao áp PE

- Các dụng cụ cần thiết ( cảo, chìa khóa, tupe…)

- Dầu gasol, máng đựng, ghẻ lau….

II. Phương pháp thực hiện :

1. Tháo PE từ máy ra

- Quay máy và bơm về ngay dấu

- Tháo các ống dầu cao áp từ bơm tới các kim phun( chú ý vị trí các ống tới kim phun)

- Tháo các đường ống dầu đến và ống dầu hồi

- Tháo các bulong bắt bơm vào thân máy

- Lấy bơm cao áp ra khỏi động cơ

2. Tháo rời: có 4 dạng bơm như sau




a. dạng 1 : phải lấy cốt bơm ra trước, lấy piston xuống dưới, lấy xilanh lên trên ( dưới đáy bơm có vít mở)




Hình 6-1. Hình dáng bơm PE

1. Rửa và tẩy sạch chất bẩn, dầu mỡ bên ngồi thân bơm, xả hết dầu nhờn bôi trơn trong thân bơm, tháo tách rời bơm tiếp vận nhiên liệu và bộ điều tốc.

2. Tháo ốc chụp trên đầu phần tử bơm, lấy lò xo van thoát nhiên liệu cao áp, dùng cảo chuyên dùng để kéo bệ và van thóat nhiên liệu cao áp ra.

3. Mở cửa sổ cân bơm

4. Dùng dụng cụ chuyên dùng chêm cao các đệm đẩy khỏi các mấu cam bơm. Rút trục cam ra khỏi thân bơm.




5. Tháo các nắp vít nơi đáy bơm, rút chêm, lấy đệm đẩy, piston bơm, lò xo và chén chận ra ngoài






Hình 6-2. Qui trình tháo bơm cao áp PE

6. Tháo con vít giữ xilanh bơm

7. Kéo xilanh bơm ra khỏi vỏ bơm

8. Lấy vòng răng, ống kẹp chân ti bơm và thanh răng

* Chú ý : Piston và xilanh của mỗi tổ bơm đều riêng biệt từng bộ, không được lẫn lộn với nhau, khi tháo piston phải ổn định thứ tự về vị trí của nó để khi tháo xong xilanh sẽ được lắp vào ngay đúng bộ của nó.

- Các bộ phận chính xác như van cao áp, xilanh, piston, cần để phân biệt, không va chạm với các vật khác.




b. Dạng 2 : Bơm hai tầng





Hình 6-3. Hình dáng bơm hai tầng

- Tách tầng trên khỏi tầng dưới

- Lấy piston bơm xuống dưới, lấy xilanh lên phía trên

c. Dạng 3 : Bơm chữ V









Hình 6-4. Hình dáng bên ngồi bơm chữ V




Lấy cả cụm piston, xilanh, van cao áp…… lên phía trên





Hình 6-5. Hình dáng bên trong bơm chữ V

d. dạng 4. Bơm 1 tầng không cần lấy cốt

Xeo lò xo, lấy đế chặn lò xo, xeo piston và xilanh lên trên












Hình 6-5. Hình dáng bên ngoài bơm một tầng

3. Kiểm tra sửa chữa bơm cao áp PE

- Sau một quá trình hoạt động và đúng định kỳ làm công tác đại tu máy, bơm nhiên liệu cũng được tháo ra để kiểm tra tình trạng sửa chữa, thay mới các chi tiết bên trong

- Trước hết phải rửa sạch bên ngoài của bơm cao áp, dùng dầu tẩy thích hợp. Sau khi rửa sạch và thổi gió, ta tháo rời các chi tiết bên trong để kiểm tra.

- Thân bơm : kiểm tra nếu bị nứt, thí có thể hàn và gia công nguội không quá không nếu hư quá phải thay mới.

- Piston, xylanh : dùng kính phóng đại để kiểm tra mặt ngoài của piston và xilanh bơm, vết trầy những điểm khuyết mòn, chứng tỏ có chất bẩn trong nhiên liệu. Sau quá trình kiểm tra trên băng thử, hư hỏng được phát hiện quá định mức cần thay thế toàn bộ.

- Chú ý đến mặt ép của xylanh và đế van cao áp, nếu biểu hiện sự mòn, khuyết, rỗ mặt nơi phần côn hay phần trụ cần xoáy cát phần côn. Phần trụ không được xoáy cát mà chỉ lau lại bằng mỡ. Sau khi phục hồi lại chi tiết này cần kiểm tra lại. Dùng dụng cụ thử kim đặc biệt để thử, nâng áp suất lên 2500PSI và nhìn phía đáy của đế van nhiên liệu không rỉ là tốt.

- Cốt bơm : Bướu cam hoạt động lâu ngày có thể mòn, rỗ mặt, cần hàn đắp chỗ khuyết là sửa láng. Cốt cam bị cong, sửa thẳng và được kiểm tra trên máy tiện. Bạc đạn ổ bi : niềng ngoài hoặc niềng trong bị mòn quá mức thì phải thay mới. Vòng kiểm ổ bi biến dạng rơi bi ra ngồi cần phải sửa lại nếu không thì thay mới

- Nắp đậy hong bơm : nếu bị nứt bể không quan trọng thì hàn và gia công nguội. Nếu không cần được thay mới. Nắp bị vênh thì sửa phẳng

- Đệm đẩy : mòn khuyết ở nơi đầu ốc hiệu chính, khoảng hở quá nhiều giữa chốt và con lăn cần tiện mới hay thay thế.

- Lò xo cao áp : nứt hay bị cong, thay mới hoặc nắn thẳng

- Thanh răng : Lổ chốt đầu thanh răng bị mẻ, hàn dập và gia công nguội, thanh răng bị cong cần sửa thẳng. Ống xoay và vòng răng : vít của vòng răng bị hư, rãnh chữ U của ống xoay bị mòn khuyết. Cần thay mới hoặc hàn đắp rồi gia công nguội nếu không quan trọng lắm.

- Lò xo piston : nứt hay rỗ mặt, conh vênh cân thay mới.

- Vít kềm xylanh : Răng bị mòn, sướt chuôi, bị cong cần thay mới.

- Các rắc co : Lờn răng hoặc bo răng cần thay mới

4. Ráp bơm cao áp PE :

Chú ý : Trước khi ráp phải xúc rửa thật sạch các chi tiết bơm trong dầu gasoil sạch trước khi ráp các chi tiết. Tuyệt đối không dùng vải cô-tông ( sợi bông ) để lau các chi tiết. Qui trình lắp như sau

- Lắp xilanh vào thân bơm. Hướng rãnh đứng của xilanh ngay với vít kềm của xilanh (vít cản áp). Vặn vít kềm xilanh có đệm kín vào. Chốt kềm phải lọt vào rãnh đứng của xilanh không xoay và không kẹt nhưng khi dùng ngón tay đẩy lên đẩy xuống xylanh phải di chuyển trong khoảng ngắn. Tiếp tục như vậy với các tổ bơm khác.

- Ráp thanh răng vào thân bơm đúng dấu cũ đã ghi chú trước khi tháo. Ráp vít chặn thanh răng và siết vừa phải.

- Ráp ống xoay và vành răng vào thân bơm.

- Khi kéo thanh răng qua vị trí cúp dầu, đầu vít siết hai tay ép của vành răng phải hướng ra mặt tiền bơm để tiện việc nới và siết các vít khi cân lưu lượng.

- Thanh răng có đóng 2 dấu nơi hai đầu, khi nó ở vị trí trung bình thì hai dấu này vừa ló dạng nơi hai mặt hông của bơm. Sau khi lắp ráp các chi tiết này, thanh răng phải di chuyển trơn, kéo thanh răng qua chiều cúp dầu, đầu vít phải đáp ứng việc tháo ráp vít ép của vành răng. Ráp chén chận dưới, lò xo vào ống xoay để từ trên xuống.

- Kẹp đuôi piston chén chận lò xo phía dưới đặt trên 2 tai của đuôi piston xỏ vào xi lanh của nó từ lỗ phía đáy của thân bơm.




- Chú ý : Dấu ghi nơi tai đuôi piston ngay với dấu của rãnh kềm chữ U của ống xoay.





Hình 6-6. Dấu lắp piston bơm, vòng răng và thanh răng

- Lắp đệm đẩy và ống lăn vào vị trí của nó. Cho chi tiết này vào thân bơm từ lỗ phía đáy bơm hoặc từ bên hông bơm tùy loại. Dùng dụng cụ ép đệm đẩy đè ống lăn và đệm đẩy xuống ép lò xo đồng thời gài các chêm vào vít hiệu chỉnh của đệm đẩy. Tất cả các ống lăn và đệm đẩy được gài cứng và bất động.

- Lắp cốt bơm vào thân bơm .Kiểm tra khe hở dọc cho phép của trục cam trong vỏ bơm khoảng 0,04 – 0,08 ly.

- Quay cốt bơm để rút chêm ra, đệm đẩy ra.

- Lắp bệ van và van cao áp, lò xo cao áp, ốc lục giác cho tất cả cá xilanh

- Lắp các chi tiết còn lại và châm dầu bôi trơn vào trong bơm

- Nếu chưa tiếp tục công tác cân thử thì vặn vít hoặc bao vải sạch các mạch thoát và nạp để ngừa chất bẩn xâm nhập vào.

5. Ráp bơm cao áp vào động cơ

5.1. Ráp theo dấu:



Quay máy về ngay dấu, máy 1 cuối nén




Hình 6-6. Dấu cân bơm trên động cơ

- Dấu các bánh răng dẫn động trùng nhau

- Dấu trên vỏ bơm trùng dấu trên thân máy

- Lắp bơm cao áp vào động cơ và xiết các bulong bắt bơm vào cho đúng lực xiết

- Lắp các đường ống dầu đến kim phun và các đương dầu đến và về

- Xả gió bơm

- Khởi động động cơ, điều chỉnh sớm trể nếu cần thiết

5.2. Ráp gần đúng

-Quay máy 1 về cuối nén đầu nổ

- Ráp bơm vào sao cho tổ 1 chớm ( bắt đầu ) đi lên

- Ráp các đường ống dầu đến kim phun và các đường dầu đến và về

- Xả gió bơm

- Khởi động động cơ và xem khói để hiệu chỉnh sơm trể

Chú ý: Buồng đốt thống nhất: Khói đen : trể

Khói trắng : sớm

Buồng đốt phụ: Trể vừa : đen

Trể quá : trắng

5.3. Ráp chính xác

- Quay máy 1 tới vị trí góc phun sớm ( cuối kỳ nén )

- Ráp bơm vào sao cho tổ 1 khởi phun

- Ráp các đường ống dầu đến kim phun và các đường dầu đến và về

- Khởi động động cơ và hiệu chỉnh khi cần thiết

6. Điều chỉnh thời điểm phun của bơm PE trên động cơ

- Sau khi phát hành động cơ, cho động cơ nổ ổn định. Lên ga và xuống ga và lắng nghe tiếng nổ, quan sát màu khói thải ở ống xả động cơ để biết cân sớm hay trễ. Muốn hiệu chỉnh lại ta thực hiện như sau:

- Tắt động cơ, nới 3 vít nối mặt bích bơm nơi có rãnh dài.











Hình 6-7. Điều chỉnh sớm trể PE

- Muốn điều chỉnh sớm ta xoay cốt bơm theo chiều chạy ( hoặc xoay thân bơm theo ngược chiều chạy ), muốn điều chỉnh trễ ta xoay cốt bơm ngược chiều chạy (hoặc xoay thân bơm cùng chiều chạy )

- Siết các vít lại

- Khởi động động cơ, để động cơ hoạt động ổn định rồi kiểm tra lại, nếu chưa được thì lặp lại các bước như trên.

PHƯƠNG PHÁP CÂN BƠM CAO ÁP PE TRÊN BĂNG THỬ

A. Giới thiệu băng thử bơm cao áp.

- Có một môtơ, công suất > 5 Kw, có thể thay đổi tốc độ và chiều quay

- Có gắn các kim mẫu, các ống nghiệm, có bộ đếm tự động

- Trên băng có nguồn cao áp, nguồn tiếp vận và nguồn chân không




- Trên trục chủ động có chia độ giúp người sử dụng dể dàng quay góc bơm đi những góc độ tùy ý






Hình 6-8. Băng thử bơm cao áp

B. Phương pháp cân góc độ phun dầu

I. Mục đích :

- Tập cân góc độ phun dầu của các loại bơm cao áp piston và tổ bơm PE.

- Biết thiết kế các trang thiết bị dùng cho công tác này.

- Nắm vững nguyên tắc định phân lưu lượng nhiên liệu của mọi kiểu piston bơm cao áp để thực hiện đúng phương pháp.

- Bảo đảm cho bơm đạt Pmax

II. Phương pháp thực hiện

- Đối với các loại bơm cao áp sau khi tháo, sửa chữa, và ráp các chi tiết, bơm cần được cân gốc độ phun dầu để đạt yêu cầu đúng gốc độ phun dầu kế tiếp theo thứ tự nổ

Nếu bơm cao áp có 4 tổ thì góc phun kế tiếp là 90 độ

Nếu bơm cao áp có 6 tổ thì góc phun kế tiếp là 60 độ

Nếu bơm cao áp có 8 tổ thì góc phun kế tiếp là 45 độ v.v..

III. Chuẩn bị:

- Bơm lavalette Bosch hoặc các loại bơm khác kiểu PE.

- Bảng vẽ lớn về bơm PE.

- Máy thử bơm cao áp

- Mỗi thùng chứa dầu 5 lít có ống dẫn nhiên liệu và có một khóa dầu.

- Hai chìa khóa miệng cỡ (Cho cỡ bơm A hay B)

- Chìa khóa miệng hoặc vòng 22 mm cho đầu nối ống

- Cây vặn vít cỡ to hoặc cây nạy.

- Đồng hồ so kế hoặc cỡ đo kẽ hở của đáy bệ xú bắp và đầu piston.

IV. Phương pháp thực hiện:

1. Kiểm tra piston bơm, xilanh bơm và van cao áp

- Trước khi cân gốc độ phun cần kiểm tra xem bộ piston bơm, xilanh bơm và van cao áp có còn kín tốt không. Ta thao tác như sau

- Tháo các ống dầu cao áp

- Gắn vào phần tử bơm 1 áp kế chịu được 500kG/cm2

- Xả sạch gió trong bơm

- Quay cho mỏ cam bơm số 1 chỉ xuóng dưới, đặt thanh răng vị trí ga tối đa.

- Xeo đệm đẩy số 1 lên khoảng 5 lần, nếu áp kế chỉ 250kG/cm2 là tốt

- Duy trì áp suất này trong 10 giây, nếu áp kế không tụt quá 20kG/cm2 là van thoát tốt

- Kiểm tra như thế đối với các phần tử bơm còn lại

2. Cân bơm

2.1. Lọai bơm có lằn vạt xéo phía dưới : chỉnh cho khởi phun đúng qui luật

2.1.1. Loại không dấu cân bơm :

Ví dụ : Loại 4 xy lanh TTTN 1-3-4-2

a. Chỉnh hành trình an toàn tổ bơm 1: 0,3-0,7 mm bằng cách chỉnh ở con đội, chỉnh lúc piston bơm lên cao nhất

b. Tìm điểm khởi phun tổ 1 → giả sử kim chỉ 0º

c. Ráp van cao áp của tổ bơm số 1 lại.

d. Tháo ốc lục giác, lấy van cao áp, ráp lò xo và ốc lục giác của tổ bơm có thứ tự thì nổ kế tiếp số 3.

e. Quay cốt bơm để số 90 độ ( tính từ 1 khởi phun ), chỉnh cho tổ 3 khởi phun

f. Kiểm tra hành trình an toàn tổ 3

g. Làm tương tự cho các bước tương tự cho tới tổ 2

h. Kiểm tra hành trình an tồn tổ 2. Nếu không đạt thì bắt đầu chỉnh lại từ đầu bắt đầu từ tổ 2

Lưu ý :

- Đối với loại vạt xéo trên cũng như dưới. Khi đã thực hiện xong mỗi tổ bơm cần phải kiểm tra lại khe hở ở đỉnh piston và dưới kệ xú bắp. Khe hở tối thiểu là 0,3 mm. Nếu dưới mức trên phải hạ vít chỉnh xuống một chút, mặc dù góc độ phun có sai lệch chút ít

C. CHỈNH HÀNH TRÌNH THANH RĂNG

- Ta phải chỉnh hành trình thanh răng trước khi cân lưu lượng và đồng lượng bơm PE nhằm mụch xem bộ điều tốc có hoạt động bình thường không, thanh răng di chuyển đúng trong những hành trình khác nhau

Tốc độvòng/phút

Hành trình thanh răng

Lưu lượng cc

200 cuốc

Sai số

Ghi chú

100

13

≥ 10,5/100 cuốc


Khởi động

600

10

17,4÷18,2

0,6

Thường sử dụng

1120

10

18,2÷19


Tốc đô tối đa

> 1130


0


Cắt nhiên liệu

Hình 6-9. Bảng điều chỉnh lưu lượng và hành trình thanh răng

D. PHƯƠNG PHÁP CÂN LƯU LƯỢNG VÀ ĐỒNG LƯỢNG

I. Mục đích :

Tập cân lưu lượng dầu của các loại bơm piston có nhiều tổ bơm PE

- Biết thiết kế các trang thiết bị dùng cho công tác này.

- Nắm vững nguyên tắc định phân lưu lượng nhiên liệu của mọi kiểu piston bơm cao áp để thực hiện đúng phương pháp.

II. Chuẩn bị :

- Bơm Lavalette Bosch hoặc loại khác kiểu PE

- Bảng vẽ lớn về bơm PE

- Máy thử bơm cao áp và các dụng cụ thích hợp.

III. Phương pháp thực hiện :

- Phương pháp cân lưu lượng này phải thực hiện trên băng thử chuyên dùng theo ghi chú kỷ thuật của nhà chế tạo. Ta thao tác như sau

1. Lắp bơm cao áp vào máy thử bơm có hệ thống giá lắp thích hợp cho từng loại và kiểu bơm.

2. Di chuyển thanh răng đến vị trí trung bình và cho máy thử chạy trong 250 v/p trong 5 phút để ổn định hệ thống bôi trơn của máy thử và bơm cao áp đồng thời để xả gió trong bơm cao áp.

3. Cho động cơ của băng thử hoạt động. ví dụ chỉnh ở tốc độ 600 vòng/phút trong 200 cuốc lưu lượng 18 cm3

4. Khi máy chạy đủ 200 cuốc, hệ thống đếm tự động sẽ tự động ngắt dầu

5. Quan sát mực nhiên liệu trong các ống nghiệm, phải đều nhau và đúng lượng quy định của loại bơm đang chỉnh

6. Nếu mực nhiên liệu không đều nhau ta chỉnh như sau

- Nới lỏng vít kẹp vòng răng trên ống dẫn hướng piston bơm

- Gõ nhẹ ống dẫn hướng pistonqua phía giảm nhiên liệu nếu lượng dầu phun ra nơi ống nghiêm hứng được của piston bơm đó nhiều hơn định mức




- Gõ nhẹ ống dẫn hướng piston bơm qua phía thêm dầu nếu lượng dầu hứng được ít thua định mức


1. Thanh răng

2. Vòng răng

3. Ống kẹp chân piston

4. Vít kẹp




Hình 6-10. Chỉnh đồng lượng các phần tử bơm cao áp PE

-Siết cứng vít kẹp khâu răng. Tiếp tục kiểm tra cho đến lúc lượng nhiên liệu hứng được đồng đều nhau và đúng lượng quy định

- Kiểm tra ở tốc độ cao ( 1120 vòng/phút )

- Chỉnh lưu lượng ở chế độ khởi động






CHƯƠNG VII:

HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU BƠM CAO ÁP PHÂN PHỐI VE




I. Sơ đồ hệ thống nhiên liệu VE






1.Thùng chứa

1.Thùng chứa

3. Lọc

4. Bơm cao áp VE

5.Ống dẫn đến kim

6. Kim phun

7. Ống dẫn dầu về

8. Bugi xông


Hình 7-1. Sơ đồ hệ thống nhiên liệu bơm VE




Bơm phun nhiên liệu kiểu phân phối VE sử dụng một piston bơm duy nhất để ép nhiên liệu và phân phối dầu cho các kim phun của động cơ theo thứ tự thì nổ. Bơm nhiên liệu kiểu VE được chế tạo để đáp ứng yêu cầu của các động cơ cở nhỏ có tốc độ cao. Bơm VE được chế tạo nhỏ gọn hơn các loại bơm cao áp PE.







1. Cần ga

4. Bơm cánh gạt

7. Piston bơm

2. Ống trượt

5. Bánh răng chủ động

8. Van cao áp

3. Bộ điều tốc

6. Đĩa cam

9. Cần khởi động

10. Lò xo điều tốc



Hình 7-2. Hình cắt bơm VE

II. Cấu tạo và nguyên lý các chi tiết bơm cao áp VE:
















1. Bơm cánh gạt

9. Van cao áp

17. Ống trượt

2. Bánh răng chủ động

10. Kim phun

18. Lò xo điều

3. Bộ đệm

11. Lò xo khởi động

19.Cần ga

4. Đĩa cam

12. Cần khởi động

20. Bánh răng bị động

5. Piston bộ phun sớm

13. Cần đàn hồi

21. Van điều áp

6. Lò xo hồi vị piston

14.Vít chỉnh tốc độ

22. Van an toàn

7. Vành tràn

15. Cần chỉnh tốc độ

23. Bơm chuyển vận

8. Piston bơm

16. Cần tắt máy

24. Bình nhiên liệu

Hình 7-3. Cấu tạo chi tiết bơm VE




1. Bơm tiếp vận :
1. Các cánh gạt

2. Nhiên liệu áp lực thấp

3. Nhiên liệu đến khoang bơm






Hình 8-4. Bơm cánh gạt

- Bơm tiếp vận được lắp với trục truyền chính, rotor của nó được lắp đồng tâm với trục và được truyền động bằng then. Mặt khác rotor chạy bên trong vòng lệch tâm cố định trên vỏ bơm, bốn cánh gạt của rotor được đẩy ra ngoài bởi lực li tâm và áp lực nhiên liệu ở phía dưới các cánh gạt và rotor. Nhiên liệu di chuyển xuyên qua lỗ nhỏ ở khoang bơm cao áp vào khoảng không gian hình quả thận được tạo ra bởi rotor, cánh gạt và vòng lệch tâm. Sự chuyển động xoay tròn làm nhiên liệu giữa các cánh gạt kế tiếp nhau được đẩy lên trên không gian hình quả thận và xuyên qua một lỗ nhỏ vào khoang bơm. Đồng thời một phần nhiên liệu chảy xuyên qua một lỗ thứ hai tới van điều áp.

2. Đĩa cam và dạng cam :

- Bên cạnh việc truyền động piston bơm phân phối, đĩa cam còn ảnh hưởng đến áp lực và thời gian phun nhiên liệu. Sự quyết định các chỉ tiêu này là hành trình cam và vận tốc nâng lên của cam, các yếu tố này phải được thích nghi với một dạng cam đặc biệt. Đoạn cam đặc biệt này thường nằm ở cuối cam.

- Bởi vì bề mặt của đĩa cam được thiết kế cho từng loại động cơ cụ thể nên ta không thể lắp lẩn bơm cao áp của một động cơ này vào một động cơ khác.

1. Trục dẫn động

2. Khớp nối

3. Bộ đệm

4. Con lăn

5. Đĩa cam











Hình 8-5. Vị trí đĩa cam và dạng cam

3. Van điều áp




- Van điều áp được lắp gần với bơm tiếp vận, nó là một van trượt chịu lực ép của lò xo. Áp lực nhiên liệu trong bơm có thể thay đổi theo sự điều chỉnh của van điều áp. Nếu áp lực nhiên liệu vượt quá giá trị cho trước thì van piston mở mạch trở về và cho phép nhiên liệu trở về mạch nạp của bơm.
1. Bệ lò xo

2. Lò xo

3. Van trượt

4. Đệm kín

5. Dầu trở về

6. Dầu cao áp đến



Hình 8-6. Van điều áp

- Nếu áp lực nhiên liệu quá thấp thì mạch trở về vẫn đóng không cho nhiên liệu trở về mạch nạp của bơm, việc mở của van điều áp được xác định bằng cách điều chỉnh tải trọng ban đầu của lò xo.




- Giới hạn dầu tràn bằng một van được lắp trên bộ điều tốc của bơm phân phối VE và thông với khoang bơm. Nó cho phép một lượng nhiên liệu thay đổi có thể trở về thùng chứa thông qua những lỗ nhỏ (0.6) mm, việc giới hạn tràn giúp duy trì áp lực nhiên liệu ở khoang bơm. Bởi vì áp lực nhiên liệu ở trong thân bơm đòi hỏi phải chính xác, nên van điều áp và van dầu tràn được thiết kế khá chính xác.
1. Nhiên liệu về thùng chứa

2. Các lỗ nhỏ

3. Mạch dầu cao áp






Hình 8-7. Van dầu tràn 4.Van cao áp :

- Van cao áp có nhiệm vụ ngắt nhiên liệu giữa bơm và đường ống, nó xác định chính xác thời điểm kim phun ngưng phun. Đồng thời nó còn làm cho áp lực ổn định ở các mạch phun và kim không bị nhiễu sau phun







- Van cao áp là một dạng piston được điều khiển bằng áp lực dầu. Van áp lực được mở bởi áp lực nhiên liệu và được đóng bởi lò xo hồi vị. Giữa các hành trình phân phối van áp lực được đóng, lúc này đường ống và lổ thoát ở đầu phân phối bị tách biệt. Trong khoảng thời gian phân phối, van được nâng lên khỏi vị trí ban đầu của nó bằng áp lực cao. Nhiên liệu chạy qua rãnh dọc, tới rãnh tròn, đi qua thân van cao áp tới đường ống rồi tới kim phun để phun vào buồng đốt.







Hình 8-8. Van cao áp

a. Đóng b. Mở

1. Mặt hình nón

1. Ống nối

2. Vành giảm áp

2. Lò xo

3,4. Rãnh dầu

3. Van cao áp

5. Phần dẫn hướng

4. Mặt hình nón


5. Bệ van

- Khi quá trình phân phối kết thúc ( lỗ cúp dầu của piston mở ) áp lực cao ở đầu piston giảm xuống, làm cho lực ép của dầu lên van nhỏ hơn lực ép của lò xo và van điều áp bị đóng lại bởi lò xo hồi vị.

5. Van cao áp với sự tiết lưu :

- Ở cuối quá trình phun nhiên liệu, áp lực dầu trong buồng cao áp được giữ lại dưới dạng dao động sóng áp lực. Các sóng này phản xạ lên van cao áp và dẫn đến lần mở kế tiếp của kim phun hoặc tạo áp thấp trong đường ống phun nhiên liệu. Kết quả là sau quá trình phun kim phun sẽ bị nhiễu, làm cho khí thải độc hại tăng, đường ống cao áp và kim phun bị mòn.

- Để ngăn chặn sự phản xạ này người ta đã thiết kế các lổ tiết lưu trên van cao áp mà nó chỉ có tác dụng khi van cao áp chuyển động lui về. Mạch hạn chế này bao gồm vành giảm áp và lò xo áp lực, trong khoảng thời gian phân phối nó không có tác dụng, nhưng khi nhiên liệu trở về nó ngăn chặn sự luân chuyển của luồng nhiên liệu và tạo ra sự giảm chấn

6. Giải thích kí hiệu trên bơm VE

NP VE / . . F …. A R NP….

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9)

( 1 ) Do hãng Diesel kiki chế tạo

( 5 ) E : Bộ điều tốc điều khiển điện tử

( 2 ) Bơm cao áp loại VE

F : Bộ điều tốc cơ khí

( 3 ) Số xilanh

( 6 ) Tốc độ điều tốc cực đại toàn tải

( 4 ) Đường kính piston bơm

( mm)

( 8 ) Chiều quay

( nhìn từ phía trục chủ động )

( 8 ) Chiều quay ( nhìn từ phía trục chủ động )

R : Thuận chiều kim đồng hồ

L : Ngược chiều kim đồng hồ

( 9 ) Số loạt sản suất


III. Nguyên lý làm việc :

1. Sự phân phối nhiên liệu áp lực thấp :

- Hệ thống nhiên liệu VE của hãng Bosch có một bơm tiếp vận kiểu cánh gạt, bơm này hút nhiên liệu từ thùng chứa và đưa tới khoang bơm cao áp.

- Một phần nhiên liệu chảy qua van điều áp trở về mạch nạp của bơm tiếp vận. Để làm mát và tự thoát bọt khí của bơm phân phối, một ít nhiên liệu cũng chảy qua van dầu tràn trên vỏ bộ điều tốc và trở về thùng chứa.

2. Sự phân phối nhiên liệu cao áp :

a. Dẫn động piston phân phối :

- Chuyển động quay của trục truyền chính được truyền tới piston phân phối bằng một cái ngàm ở trên trục truyền chính và đĩa cam ăn khớp với cái chạc.




- Bên trong bơm có các vòng lăn và một đĩa cam, bề mặt của đĩa cam luôn luôn ép sát con lăn. Do đó chuyển động quay thuần túy của trục truyền chính được chuyển thành chuyển động tịnh tiến và chuyển động xoay của đĩa cam. Piston được đặt khớp vào đĩa cam nhờ đuôi hình trụ, vị trí của nó và đĩa cam được cố định bằng một cái gờ.






Hình 8-9. Cơ cấu dẫn động piston phân phối

- Piston được đẩy lên điểm chết trên nhờ cam, hai lò xo hoàn lực sắp xếp đối xứng đẩy piston xuống điểm chết dưới khi cam không đội piston. Các lò xo này ngăn không cho đĩa cam bị tách ra khỏi các con lăn khi bơm hoạt động ở tốc độ cao. Để piston không rời khỏi vị trí trung tâm của nó, thì các lò xo hoàn lực phải được lắp đặt một cách chính xác.

b. Định lượng nhiên liệu :

- Áp lực cần thiết cho quá trình phun vào xilanh động cơ được phát ra bởi piston bơm. Chuyển động định kì của piston được trình bày ở hình 96, minh họa sự định lượng nhiên liệu tới một xi lanh động cơ. Với động cơ 4 xy lanh, khi piston bơm di chuyển lên xuống một lần thì đồng thời nó cũng quay ¼ vòng. Nếu động cơ 6 xy lanh thì piston quay 1/6 vòng.






Hình 8-10. Piston phân phối






Thời kỳ nạp: Khi piston di chuyển từ điểm chết trên xuống điểm chết dưới, chuyển động vừa quay vừa tịnh tiến của nó làm mở lổ dầu vào ở đầu phân phối nhờ rãnh nạp ở piston. Lúc này nhiên liệu với áp lực ở khoang bơm sẽ đi vào trong xi-lanh bơm. Lúc này piston ở điểm chết dưới, nhiên liệu đi vào lổ nạp (2) và rãnh nạp piston (3), rồi vào trong buồng cao áp (4).





1. Piston phân phối

2. Lỗ nạp

3. Rãnh nạp

4,5. Buồng cao áp

6. Rãnh phân phối

7. Lỗ phân phối

Hình 8-11. Thời kỳ nạp và phun

Thời điểm khởi phun và phun nhiên liệu :

- Khi piston di chuyển từ điểm chết dưới lên điểm chết trên, lúc này lỗ nạp (2) bị đóng lại bởi piston (1). Piston tiếp tục di chuyển lên điểm chết trên tạo ra áp lực cao trên đầu piston và do chuyển động quay của piston nên rãnh phân phối trên thân piston trùng với lỗ phân phối ở đầu bộ phân phối. Nhiên liệu ở buồng cao áp được nén lại với áp suất cao và theo lỗ phân phối làm mở van cao áp . Nhiên liệu bị đẩy tới đường ống cao áp tới kim phun và phun vào buồng đốt.

Thời điểm kết thúc phun :




- Quá trình phun kết thúc ngay khi lỗ khoan ngang của piston lên đến mép của van định lượng. Sau thời điểm này không có nhiên liệu được phân phối tới kim phun và van cao áp cũng đóng lại.
8. Van định lượng

9. Lỗ cúp dầu

TDC. Điểm chết trên

BDC. Điểm chết dưới

Hình 8-12. Thời kỳ dứt phun và nạp

- Nhiên liệu trên đỉnh piston trở về khoang bơm qua lỗ khoan ngang, chấm dứt quá trình phun nhiên liệu. Piston tiếp tục đi lên điểm chết trên khoảng chạy này gọi là khoảng chạy dư.

- Khi piston trở về điểm chết dưới, lỗ khoan ngang của nó bị đóng lại đồng thời lỗ nạp mở, nhiên liệu ở khoang bơm vào buồng cao áp và chu kỳ lặp lại cho xy lanh kế tiếp.

IV. BỘ ĐIỀU TỐC

1. Những điều kiện làm việc cần lắp bộ điều tốc:

- Động cơ đốt trong thường xuyên phải thay đổi chế độ làm việc một cách đột ngột. Nghĩa là các chế độ làm việc ổn định của động cơ luôn bị phá vỡ.

- Khi thay đổi phụ tải thì chế độ tốc độ của động cơ cũng thay đổi. Khối lượng bánh đà có thể bù trừ một phần nào mức độ chênh lệch giữa công suất của động cơ và công suất cần thiết của máy công tác nhưng chỉ có tính chất tạm thời, hơn nữa nếu kích thước của bánh đà càng nhỏ thì tác dụng bù trừ ấy không đáng kể.

- Muốn giữ cho số vòng quay của động cơ nằm trong một giới hạn cần thiết phải luôn luôn thay đổi lượng nhiên liệu cung cấp cho động cơ để loại trừ tình trạng mất cân bằng giữa động cơ và máy công tác. Nhưng trên thực tế trong điều kiện phụ tải luôn thay đổi đột ngột không thể dùng tay để thay đổi lượng nhiên liệu, vì vậy các loại động cơ đốt trong cần có một cơ cấu đặc biệt, cơ cấu này được gọi là bộ điều chỉnh tốc độ hay gọi tắt là bộ điều tốc. Bộ điều tốc dùng để điều chỉnh lượng nhiên liệu cung cấp cho mỗi chu trình một cách tự động, đảm bảo công suất của động cơ luôn cân bằng với công suất của máy công tác. Qua đó nó giữ cho số vòng quay của động cơ không thay đổi.

- Động cơ diesel thường rất nhạy cảm với chế độ tốc độ. Nếu tốc độ động cơ vượt quá số vòng quay thiết kế thì lúc này thời gian cháy bị rút ngắn, mặt khác chất lượng cháy của quá trình cháy cũng giảm, nhiên liệu cháy không hết và quá trình cháy phải kéo dài trên đường giản nở làm cho động cơ rất nóng (đặt biệt là cơ cấu thải và nhóm piston) tốn nhiều nhiên liệu, có nhiều muội than trong khí thải làm động cơ chóng hỏng.

- Trong động cơ xăng nếu tốc độ vượt quá số vòng quay thiết kế thì chỉ gây ảnh hưởng rất ít tới các quá trình công tác, vì chất lượng của quá trình hình thành khí hỗn hợp trong động cơ xăng ít phụ thuộc nhiều vào chế độ tốc độ và khi thay đổi số vòng quay thành phần của khí hỗn hợp hầu như không thay đổi. Như vậy trường hợp có đủ hệ số an tồn về sức bền cơ giới động cơ xăng có thể chạy vượt số vòng quay thiết kế chừng (30 – 50) % trong một khoảng thời gian ngắn mà không gây hậu quả tai hại gì cho động cơ.

- Khi lắp bộ điều tốc, động cơ sẽ làm việc ổn định hơn.

- Chính vì vậy, tất cả các loại động cơ diesel trong mọi điều kiện sử dụng đều lắp bộ điều tốc, nhằm hạn chế số vòng quay cực đại của động cơ, nhưng yêu cầu ấy lại không bắt buộc đối với tất cả các động cơ xăng.

2. Chức năng bộ điều tốc

a.Giới thiệu chung:

Bộ điều tốc của bơm cao áp phải bảo đảm cho động cơ có thể thay đổi tốc độ một cách kịp thời theo sự điều khiển của người điều khiển. Khi bàn đạp ga di chuyển thì động cơ phải hưởng ứng bằng cách tăng tốc hoặc giảm tốc mà không bị khựng. Nếu bàn đạp ga được giữ ổn định thì tốc độ động cơ sẽ không tăng hay giảm theo tải trong một phạm vi nào đó và tốc độ động cơ không được vuợt quá số vòng quay giới hạn.

b. Các chức năng của bộ điều tốc:

-Bảo đảm cho tốc độ động cơ không giảm thấp hơn so với tốc độ cầm chừng đã được điều chỉnh.

-Tự động giữ ổn định tốc độ động cơ khi tải bên ngoài thay đổi trong một phạm vi nào đó.

-Giữ cho tốc độ động cơ không vượt quá số vòng quay giới hạn.

-Tăng hoặc giảm lượng nhiên liệu cần thiết cho quá trình khởi động.

-Thay đổi lượng nhiên liệu cung cấp theo tốc độ động cơ.

3. Bộ điều tốc nhiều chế độ :

a. Sơ đồ cấu tạo:

- Bộ điều tốc nhiều chế độ điều khiển tất cả các chế độ động cơ từ lúc khởi động và cho tới giá trị tốc độ cực đại. Ngoài ra cũng có loại bộ điều tốc điều khiển tốc độ động cơ ở tốc độ cầm chừng và cực đại (bộ điều tốc 2 chế độ). Loại bộ điều tốc hai chế độ thường được sử dụng trên các máy tĩnh tại như : máy phát điện, còn trên xe thì thường sử dụng bộ điều tốc nhiều chế độ.

- Hình 8-13 trình bày sự sắp xếp và các chức năng, các thành phần của bộ điều tốc nhiều chế độ. Toàn bộ bộ điều tốc được truyền động bởi trục truyền chính, bộ điều tốc bao gồm các quả văng, vỏ, các lò xo và các cần nối, các cần nối này được nối với vỏ sao cho nó có thể xoay xung quanh trục bộ điều tốc. Chuyển động bung của các quả văng được chuyển thành chuyển động dọc trục của ống trượt. Lực tác động lên ống trượt này làm vị trí của ống trượt thay đổi, sự thay đổi này ảnh hưởng đến các cơ cấu khác của bộ điều tốc.











1.Vành tràn

2.Piston

3.Lò xo khởi động

4. Cần khởi động

5. Cần đàn hồi

6. Vít chỉnh tốc độ

9. Cần tắt máy

7. Cần chỉnh tốc độ

8. Lò xo cầm chừng

10.Ống trượt

11. Lò xo điều tốc

12. Cần điều khiển

13.Giá đỡ các quả văng

14. Quả văng

Hình 8-13. Các thành phần của bộ điều tốc nhiều chế độ

- Mặt khác cơ cấu của bộ điều tốc bao gồm cần điều khiển, cần lắc và cần khởi động. Cần điều khiển tựa vào vỏ bơm và có thể điều chỉnh bằng vít điều chỉnh nhiên liệu, cần khởi động và cần lắc cũng chuyển động tương đối với cần điều khiển.

- Trên cần khởi động có một chốt tròn ngàm vào van định lượng, lò xo khởi động tựa vào đầu trên của cần, ở đầu trên của cần lắc là một chốt hãm mà nó được bắt chặt với lò xo cầm chừng. Lò xo điều tốc cũng được nối với đầu dưới của chốt hãm, cần và trục cần điều khiển nối với phần điều khiển tốc độ động cơ.

- Sự tác động qua lại của lực lò xo và lực ống trượt tạo ra bởi các quả văng làm cho cần số (5) chuyển động kéo theo sự chuyển động của van định lượng. Do đó xác định được lượng nhiên liệu cung cấp.

b. Hoạt động:

Khởi động :

- Khi động cơ không hoạt động các quả văng và ống trượt đều ở vị trí ban đầu của chúng. Cần khởi động được di chuyển tới vị trí khởi động bởi lò xo khởi động và xoay quanh chốt M2, đồng thời van định lượng của piston phân phối được giữ ở vị trí khởi động, lúc này lượng nhiên liệu cung cấp là tối đa (hành trình có ích của piston là lớn nhất).












Hình 8-14. Bộ điều tốc nhiều chế độ

1,2. Quả văng

6. Lò xo khởi động

10. Vít cầm

3. Ống trượt

7. Van định lượng

11. Cần ga

4. Cần đàn hồi

8. Lỗ cúp dầu

12. Lò xo điều tốc

5. Cần khởi động

9. Piston

13. Chốt giữ

14. Lò xo cầm chừng

a. Độ nén lò xo khởi động

c. Độ nén của lò xo cầm chừng

h1. Khoảng cung cấp nhiên liệu tối đa lúc khỏi động

M2. Chốt của cần 4 và 5

h2. Khoảng cung cấp nhiên liệu tối thiểu lúc cầm chừng

- Ngay sau khi khởi động các quả văng bung ra làm ống trượt di chuyển sang phải, cần khởi động ép lò xo khởi động, lò xo khởi động lại tì lên cần lắc (khoảng a trên hình vẽ). Cần khởi động một lần nữa xoay quanh chốt M2, làm giảm lượng nhiên liệu phân phối một cách tự động tới mức độ cầm chừng.

Điều khiển tốc độ cầm chừng :

- Khi động cơ hoạt động, bàn đạp ga được nhả ra, cần điều khiển tốc độ động cơ trở về vị trí cầm chừng và tựa vào con ốc điều chỉnh tốc độ cầm chừng. Tốc độ cầm chừng được điều chỉnh sao cho động cơ chạy ở tốc độ không tải không bị tắt máy.

- Tốc độ cầm chừng của động cơ được giữ ổn định nhờ một lò xo cầm chừng. Khi tốc độ cầm chừng tăng lên, lò xo cầm chừng bị ép lại, van định lượng di chuyển sang trái làm giảm lượng nhiên liệu cung cấp và ngược lại khi tốc độ cầm chừng giảm, khoảng cách “c” sẽ lớn lên, van định lượng di chuyển sang phải làm tăng nhiên liệu cung cấp. Khi tốc độ động cơ được tăng lên vượt qua mức cầm chừng, lò xo cầm chừng bị nén lại một khoảng là “c” và lúc này lò xo cầm chừng sẽ hết tác dụng.

Vận hành khi có tải:

- Người lái xe điều khiển cần điều khiển tốc độ động cơ theo ý muốn của mình, bằng cách tăng hay giảm cần ga. Nếu tốc độ động cơ lớn hơn tốc độ cầm chừng thì lò xo khởi động và lò xo cầm chừng bị nén lại, lúc đó chúng không còn tác dụng trong hoạt động của bộ điều tốc, chỉ có lò xo điều tốc hoạt động.

- Khi người tài xế tăng ga, cần điều khiển tốc độ động cơ được di chuyển tới vị trí tương ứng với tốc độ mong muốn. Lò xo điều tốc giãn ra một khoảng nào đó và kết quả là lực lò xo lớn hơn lực ly tâm của các quả văng.




- Với sức căng của lò xo điều tốc làm cho cần khởi động và cần lắc bị kéo, hay các cần này xoay quanh chốt M2 và làm di chuyển van định lượng tới vị trí tăng lượngnhiên liệu phân phối. Kết quả là tốc độ động cơ tăng lên, các quả văng bung ra và đẩy ống trượt sang phải chống lại sức căng của lò xo điều tốc. Van định lượng sẽ giữ nguyên vị trí khi nào có sự cân bằng giữa lực tạo ra bởi lò xo và lực tạo ra bởi các quả văng.







Hình 8-14.

Bộ điều tốc làm việc khi có tải

- Khi tốc độ động cơ tăng lên cao, các quả văng sẽ bung lớn hơn và đẩy ống trượt di chuyển qua phải nhiều hơn, lúc này lực đẩy ống trượt lớn hơn lực căng của lò xo điều tốc. Bây giờ cần khởi động và cần lắc xoay quanh chốt M2 làm di chuyển van định lượng sao cho lổ cúp dầu mở sớm hơn, lượng nhiên liệu giảm xuống tối thiểu làm cho tốc độ động cơ giảm theo. Do đó đối với mỗi vị trí của cần điều khiển thì động cơ có một tốc độ tương ứng.

- Khi tải tăng cần ga đứng yên: Sức căng của lò xo điều tốc giảm xuống làm cho cần khởi động và cần lắc trả về vị trí tương ứng. Tốc độ động cơ giảm xuống, các quả văng khép lại và ống trượt dịch sang trái, lổ cúp dầu mở sớm hơn làm giảm tốc độ động cơ xuống, trong trường hợp này người lái xe phải trả số về

- Khi tải giảm cần ga đứng yên: Tốc độ động cơ tăng lên như trường hợp xe xuống dốc, các quả văng bung ra đẩy ống trượt sang phải làm cho van định lượng dịch sang trái, lúc này lượng nhiên liệu cung cấp giảm xuống.

- Khi tốc độ động cơ vượt mức giới hạn: Lực ly tâm của các quả văng lớn hơn lực căng của lò xo điều tốc, lực đẩy ống trượt lớn hơn lực căng của lò xo điều tốc, van định lượng bị đẩy sang trái làm giảm lượng nhiên liệu cung cấp để ngăn không cho động cơ chạy vượt tốc.

4. Bộ phun dầu sớm tự động :

Để bù trừ cho sự phun và cháy trể, cơ cấu phun dầu sớm tự động có thể làm tăng thời điểm phun của bơm phân phối tương ứng với vị trí cốt máy khi tốc độ động cơ gia tăng. Khi vận tốc trục khuỷu động cơ diesel càng cao, góc độ phun dầu sớm càng phải tăng thêm để nhiên liệu cháy hết, bảo đảm công suất động cơ đạt tối đa. Góc độ phun dầu sớm phải tỉ lệ với vận tốc trục khuỷu và do cơ cấu phun dầu sớm tự động điều khiển.

a. Sơ đồ cấu tạo :

Cơ cấu phun dầu sớm bằng thủy lực được lắp ở phía dưới của bơm phân phối và thẳng góc với trục dọc của bơm, piston phun sớm di chuyển trong thân bơm. Hai bên của vỏ bơm được đậy lại bởi các nắp đậy. Trên một mặt của piston là một lỗ nhiên liệu vào, mặt còn lại lắp lò xo. Một chốt trượt và một chốt dẫn động nối piston với vòng lăn.

1. Vòng lăn

2. Con lăn

3. Khối trượt

4 .Chốt

5. Piston phun sớm

6 .Đĩa cam

7 .Piston phân phối





Hình 8-20: Cấu tạo bộ phun dầu sớm tự động
b.Hoạt động :

(a). Piston phun sớm được giữ ở vị trí ban đầu của nó bởi tải trọng ban đầu của lò xo. Trong thời gian hoạt động, áp lực nhiên liệu ở khoang bơm được điều chỉnh tương ứng với tốc độ động cơ bởi van điều áp và van dầu tràn. Do đó, mặt piston (7) đối diện với lò xo (9) sẽ chịu một áp lực, áp lực này tăng cùng với sự tăng tốc của động cơ.












Hình 8-21. Hoạt động của cơ cấu phun sớm

a. Vị trí khi động cơ ngừng họat động

b. Vị trí khi động cơ họat động

1. Vỏ bơm

2. Vòng lăn

3. Các con lăn

4. Chốt

5. Lổ trên piston phun sớm

6. Nắp đậy

7. Piston phun sớm

8. Chốt trượt

9. Lò xo

(b). Khi tốc độ động cơ lên đến xấp xỉ 300 rpm (vòng/phút), áp lực nhiên liệu cũng đạt đến giá trị đủ để thắng tải trọng ban đầu của lò xo và di chuyển piston phun sớm về phía trái.

Chuyển động dọc trục của piston được truyền qua chốt trượt và chốt dẫn động tới vòng lăn làm cho vòng lăn quay. Do đó, các con lăn và vòng lăn được xoay một góc độ cụ thể tương ứng với đĩa cam và piston phân phối. Sự chuyển động này làm cho chuyển động quay của đĩa cam được nâng sớm hơn một thời điểm nào đó.

Khi tốc độ động cơ tăng lên, áp suất dầu sẽ tăng làm cho lực dầu tác dụng lên piston (7) tăng lên. Lực này sẽ lớn hơn lực nén của lò xo ở mặt đối diện. Do đó, piston bộ phun dầu sớm sẽ di chuyển về phía trái làm cho vòng lăn dịch chuyển ngược chiều quay của piston bơm cao áp và làm cho piston bị đội lên sớm hơn. Do đó nhiên liệu sẽ phun sớm hơn.

Ngược lại khi tốc độ động cơ giảm, áp suất dầu ở trong khoang bơm giảm. Áp suất dầu ở phía đầu (7) của piston bộ phun sớm cũng giảm. Lực nén của lò xo sẽ lớn hơn lực nén của dầu nên piston bộ phun sớm sẽ di chuyển về phía phải làm cho vòng lăn dịch chuyển cùng chiều quay của piston bơm. Kết qủa là piston sẽ bị đội lên trễ hơn nên dầu sẽ được phun trễ hơn.

6. Cơ cấu tắt máy bằng điện:

a. Cấu tạo




Là loại van điện từ, bao gồm : cuộn dây, lõi thép, lò xo hồi vị
1. Lỗ dầu vào

2.Piston

3. Đầu dầu

4. Buồng áp lực cao

5. Selenoid



Hình 8-22. Van cắt nhiên liệu bằng điện

b. Nguyên lý hoạt động

- Khi ta mở công tắt máy, dòng điện đi qua cuộn dây, tạo ra lực từ, thắng được lực căng của lò xo, hút van lên, mở cửa hút cho nhiên liệu vào đàu phân phối. Khi ta tắt máy, không có dòng điện chạy qua cuộn dây, lò xo đẩy van đóng cửa hút, đóng đường dầu nạp vào buồng nén cao áp của bơm cao áp. Không có nhiên liệu vào bơm cao áp, không có nhiên liệu lên kim phun, động cơ ngừng hoạt động

CHƯƠNG VIII : SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG BƠM CAO ÁP VE

4.3. HIỆN TƯỢNG VÀ NGUYÊN NHÂN HƯ HỎNG CỦA BƠM VE

4.3.1. Áp suất bơm yếu

a) Hiện tượng

Động cơ hoạt động áp suất bơm giảm, xả khói đen nhiều, áp suất giảm thấp động cơ không hoạt động.

b) Nguyên nhân

Mòn pít tông, xy lanh, mòn van thoát, van điều chỉnh áp suất hỏng hay lò xo van yếu hoặc bơm chuyển nhiên liệu mòn, bơm nhiên liệu yếu.

4.3.2. Bơm nhiên liệu quá sớm hoặc quá muộn

a) Hiện tượng

Khi khởi động động cơ khó nổ hoặc không nổ được.

b) Nguyên nhân

- Do đặt bơm sai, bơm nhiên liệu quá sớm hoặc quá muộn. Điều chỉnh cơ cấu phun sớm hoặc bộ điều tốc sai.

- Bơm bị chảy rỉ dầu do va chạm nứt, vỡ hoặc chờn, lỏng đai ốc, bu lông hãm.

4.3.3. Bơm cao áp không bơm được nhiên liệu

a) Hiện tượng

Khi khởi động động cơ bơm cao áp không bơm được nhiên liệu đến các vòi phun động cơ không nổ.

b) Nguyên nhân

- Pít tông xy lanh bơm cao áp quá mòn, kẹt hỏng van thoát cao áp, chảy hở dầu làm giảm áp suất bơm, hoặc nhiên liệu quá bẩn.

- Mòn xước, nứt, gãy xy lanh và pít tông bơm. Xy lanh bị mòn ở bề mặt quanh các lỗ nạp, lỗ thoát nhiên liệu dầu do những khu vực này thường xuyên tiếp xúc với dòng nhiên liệu vào và ra.

- Mòn gãy cánh bơm chuyển nhiên liệu.

- Mòn ống đẩy, chốt, gãy lò xo cơ cấu phun dầu sớm.

- Bộ đôi van và đế van thoát cao áp sử dụng lâu ngày bị mòn phần mặt côn làm kín do ma sát hoặc do nhiên liệu bẩn.

- Đệm đế van bị mòn hỏng, lò xo van gãy, yếu.

- Đĩa vấu cam và các con lăn bị mòn, vỡ do chịu lực lớn và chịu mài mòn ma sát.

- Hỏng các van áp suất, cháy cuộn dây van tắt máy điện từ.

- Nứt, vỡ, chờn ren các lỗ lắp ống nối ở thân bơm và đầu bơm do chịu lực va chạm mạnh và chịu lực xiết lớn, tháo lắp không đúng kỹ thuật.

4.4. KIỂM TRA BƠM CAO ÁP VE

4.4.1. Xác định lượng nhiên liệu bơm của các nhánh cao áp sau một số lần bơm nhất định.

4.4.2. Kiểm tra áp suất nén nhiên liệu của bơm

Dùng đồng hồ áp suất lắp trên từng nhánh bơm để kiểm tra.

4.4.3. Kiểm tra, điều chỉnh hành trình "MS" (hình 4 - 6)

- Hành trình "MS" là khoảng hở đầu trục bộ điều tốc (khi chưa làm việc) Với bề mặt cơ cấu đẩy van trượt. Khoảng "MS" = 1 - 1, 2 mm, tương ứng với khe hở L/ = 0,15 - 0,35 mm (là khe hở bề mặt bích bánh răng bộ điều tốc và chốt trong thân bơm cao áp).

- Khi kiểm tra tiến hành đo khe hở L/ và "MS" sau đó so với tiêu chuẩn. Nếu khe hở L/ và " MS " không đúng tiêu chuẩn thì tiến hành điều chỉnh như sau:

- Văn vừa chặt trục bộ điều tốc sau đó đo khoảng cách L (khoảng cách từ bề mặt trục bộ điều tốc đến bề mặt thân bơm cao áp). L = 1, 5 - 2, 0 mm.

- Nếu L không đúng tiêu chuẩn cần tiến hành điều chỉnh thêm, bớt đệm.

- Sau khi điều chỉnh xong, xiết chặt đai ốc hãm lại.




Hình 4- 3: a) Kiểm tra khe hở L b) Kiểm tra khe hở "MS"c)

Kiểm tra khe hở L/

4.4.4. Kiểm tra, điều chỉnh cơ cấu phun sớm.

a) Kiểm tra sự làm việc của cơ cấu phun sớm.

Tiến hành kiểm tra bơm cao áp trên thiết bị chuyên dùng hoặc lắp bơm lên động cơ, cho động cơ hoạt động và quan sát khói xả và nghe tiếng nổ của động cơ để xác định sự làm việc của cơ cấu quá sớm hoặc quá muộn.

Nếu cơ cấu làm việc làm việc điều chỉnh phun quá sớm sẽ có nhiều khói xả màu đen, xám có mùi dầu, nghe tiếng nổ dội đanh, động cơ làm việc không ổn định.

Nếu cơ cấu làm việc điều chỉnh phun quá muộn khói xả có màu trắng, động cơ nóng công suất động cơ giảm, khó khởi động, tăng tốc yếu.

b) Phương pháp điều chỉnh:

- Cơ cấu làm việc phun quá sớm do lò xo ống đẩy quá yếu, lắp thiếu đệm. Tiến hành điều chỉnh thêm đệm ở lò xo cơ cấu phun dầu sớm.

- Cơ cấu làm việc phun quá muộn do lắp lò xo quá căng, lắp nhiều đệm, mòn ống đẩy và xy lanh.

- Điều chỉnh: tiến hành lắp đúng loại lò xo, bớt đệm hoặc thay ống đẩy mới.

- Cơ cấu làm việc phun đúng thời điểm động cơ làm việc êm, công suất động cơ lớn, khói xả không màu, không mùi, động cơ làm việc ổn định.

4.4.5. Kiểm tra, điều chỉnh độ cao bề mặt pít tông với xy lanh (Bơm của hãng TOYOTA)

a) Kiểm tra độ cao (hành trình K)

- Độ cao cho phép K= 3,2 - 3,9 mm. Khi lắp đầy đủ các vòng đệm phía trên và phía dưới đuôi pít tông và đệm phía trên lò xo hồi vị pít tông.

- Độ dày đệm dưới đuôi pít tông B = 2, 0 - 2, 5 mm

- Độ dày đệm phía trên lò xo hồi vị A = 1 - 2 mm

- Độ cao khi bỏ đệm trên lò xo: "KF" = 5, 7- 5, 9 mm

Kiểm tra dùng đồng hồ so đo qua lỗ phía trên xy lanh và đẩy pít tông ép lò xo hồi vị sau đó đọc trị số đo trên đồng hồ và so với tiêu chuẩn. Nếu sai điều chỉnh cho đúng yêu cầu.

b) Phương pháp điều chỉnh

- Khi độ cao k và"KF" sai khác so với tiêu chuẩn ta phải tiến hành điều chỉnh như sau:

- Thêm hoặc bớt vòng đệm phía dưới đuôi pít tông 3 và đệm phía trên lò xo hồi vị 5 để đạt đúng độ cao tiêu chuẩn

- Các bước kiểm tra (hình 4- 7)




Hình 4 - 4: Kiểm tra độ cao K

1- Kiểm tra độ cao K; 2- Độ cao K; 3- Đệm dưới đuôi pít tông; 4- Đệm trên đuôi pít tông;

5- Lò xo hồi vị; 6- Pít tông bơm; 7- Xy lanh bơm; Độ cao "KF"


4.5. Sửa chữa bơm cao áp VE

4.5.1. Sửa chữa xy lanh, pít tông bơm

a) Hư hỏng và kiểm tra

- Hư hỏng chính của xy lanh và pít tông bơm cao áp là bị mòn, ngoài ra còn bị nứt, gãy, cong pít tông, cào xước bề mặt làm việc của bộ đôi xy lanh pít tông.

- Kiểm tra dùng kính phóng đại quan sát vết nứt, gãy, cào xước bề mặt làm việc của pít tông, xy lanh.

- Dùng đồng hồ áp suất chịu được 500 kG/cm2 lắp lên từng nhánh bơm để kiểm tra áp suất của bơm, áp suất bơm không được giảm thấp hơn 152 kG/cm2. Nếu áp suất giảm thấp là pít tông xy lanh bơm bị mòn.

- Kiểm tra bằng kinh nghiệm để rơi pít tông tự do trong xy lanh để xác định độ mòn. Nhúng pít tông và xy lanh vào trong dầu sạch, để đứng xy lanh bơm lên, lắp pít tông bơm vào trong xy lanh khoảng 1/3 chiều dài nếu pít tông rơi từ từ lọt vào trong xy lanh là khe hở đạt yêu cầu. Nếu pít tông rơi nhanh là khe hở lớn.

b) Sửa chữa

- Pít tông bị nứt gãy cong phải thay, xy lanh và pít tông mòn có thể mạ thép, mạ cờ rôm hoặc thay mới.

4.5.2. Sửa chữa van và đế van thoát cao áp

a) Hư hỏng và kiểm tra

- Hư hỏng của bộ đôi van và đế van thoát cao áp là mòn bề mặt côn làm kín.

- Kiểm tra dùng đồng hồ đo áp suất để kiểm tra sự sụt áp của bơm trong thời gian nhất định (tương tự như kiểm tra van và đế van thoát cao áp của bơm cao áp tập trung)

b) Sửa chữa

- Van và đế van mòn ít, mòn không đều có thể rà kín bằng bột rà chuyên dùng.

- Mòn nhiều phải thay mới cả van và đế van

4.5.3. Sửa chữa các chi tiết khác của bơm

a) Hư hỏng và kiểm tra

- Các lò xo, yếu, gãy, giảm tính đàn hồi. Đệm bị mòn

- Kiểm tra quan sát bằng mắt, đo chiều dài tự do của lò xo bằng dụng cụ chuyên dùng, sau đó so sánh với chiều dài tiêu chuẩn.

- Các van áp suất, điện từ mòn, hỏng, cháy cuộn dây.

- Các chốt, cần điều khiển bị cong, mòn, gãy

- Trục bơm và lỗ bạc lót mòn.

- Các con lăn mòn không đều. Dùng đồng hồ so để kiểm tra độ mòn của các con lăn

- Các vấu cam trên đĩa cam mòn ít, có thể hàn đắp, sửa nguội đúng độ cao quy định.

- Vấu cam trên đĩa cam mòn nhiều, thay đĩa cam mới

b) Sửa chữa

- Nếu chiều dài lò xo giảm quá 2 mm phải thay lò xo mới đúng loại, các đệm bị mòn thay đệm mới.

- Các van áp suất, van điện từ mòn, hỏng cuộn dây bị cháy thay mới đúng loại.

- Các chốt, cần điều khiển bị cong nắn lại, mòn gãy phải thay mới

- Trục bơm và lỗ bạc lót bị mòn nhiều, thay mới.

- Các con lăn bị mòn không đều phải thay tất cả các con lăn đúng loại

4.5. THÁO, LẮP BƠM VE

4.5.1. Quy trình tháo rời bơm

4.5.1.1. Làm sạch bên ngoài bơm, dùng dầu diesel và dẻ lau rửa sạch bơm và lau khô

4.5.1.2. Tháo cơ cấu cần ga và lò xo. Dùng cờ lê, kìm

4.5.1.3. Tháo nắp bơm và chốt lò xo dùng kìm

4.5.1.4. Tháo đai ốc hãm, trục bộ điều tốc, quả văng. Chú ý đai ốc hãm ren trái

4.5.1.5. Tháo các đầu ống nối cao áp và van thoát

4.5.1.6. Tháo van tắt máy điện từ.

4.5.1.7. Tháo các bu lông hãm đầu xy lanh. Nới đều đối xứng các bu lông hãm

4.5.1.8. Tháo đầu bơm, pít tông, lò xo.

4.5.1.9. Tháo hai bu lông cơ cấu dẫn động ga, dùng tuýp chuyên dùng

4.5.1.10. Lấy đĩa vấu cam, con lăn, lò xo

4.5.1.11. Tháo vòng hãm và chốt định vị đĩa con lăn, dùng kìm để tháo. Chú ý không để rơi mất vòng hãm và chốt định vị

4.5.1.12. Tháo đĩa con lăn, dùng kìm

4.5.1.13. Tháo trục dẫn động bơm, dùng búa nhựa. Chú ý không làm rơi chốt ca vét

4.5.1.14. Tháo cơ cấu phun dầu sớm, dùng cờ lê, kìm. Không làm rơi mất, hỏng đệm

4.5.1.15. Tháo nắp chắn bơm chuyển, dùng tuốc nơ vít để tháo

4.5.1.16. Tháo rô to và xy lanh bơm chuyển, dùng kìm, tránh để rơi cánh bơm chuyển

4.5.1.17. Tháo van chỉnh áp suất

4.5.1.18. Tháo các vít điều chỉnh (nếu cần)

4.5.1.19. Tháo vòng bạc, ổ bi (nếu cần), dùng búa, đột.

* Tháo đúng yêu cầu kỹ thuật:

- Chú ý dấu thứ tự lắp lắp các ống dẫn cao áp từ bơm cao áp đến các vòi phun

- Tháo đai ốc hãm đầu trục bộ điều tốc ngược chiều kim đồng hồ (ren trái).

- Nới đều, đối xứng các bu lông



Hình 4-5: Cấu tạo các chi tiết của bơm phân phối

1,Pít tông. 2,Đĩa cam. 3,Giá đỡ con lăn.4, Trục bơm.5,Cụm bơm chuyển nhiên liệu.6,Vỏ bơm.7,Bộ điều tốc.8,Cụm cơ cấu ga.9,Cơ cấu điều chỉnh góc phún sớm.10,Xi lanh.11,Cụm van cao áp.12,ốc trung tâm.13,Bulong.14,Van tắt máy


- Pít tông xy lanh của bơm sau khi tháo ra phải ngâm trong dầu diesel sạch.

- Các chi tiết sau khi tháo ra phải được rửa sạch bằng dầu diesel và thổi khô bằng khí nén.

- Sắp xếp theo thứ tự từng cụm chi tiết, không lắp lẫn bộ đôi van thoát cao áp

- Không làm hư hỏng các chi tiết trong quá trình tháo.

- Đảm bảo an toàn trong quá trình tháo

4.5.2. Quy trình lắp:

Ngược với quy trình tháo (sau khi đã bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế các chi tiết hư hỏng của bơm)

* Lắp đúng yêu cầu kỹ thuật.

- Các chi tiết phải được làm sạch lần cuối trước khi lắp.

- Thực hiện lắp bơm trong phòng riêng (đóng kín cửa, không có bụi bẩn)

- Dụng cụ lắp phải sạch sẽ

- Không dùng giẻ lau bề mặt các chi tiết của các bộ đôi mà chỉ rửa chúng trong dầu diesel sạch.

- Lắp đúng dấu rãnh ca vét trên trục bơm và rãnh phân phối trên đầu pít tông bơm phải nằm trên một đường thẳng.

- Lắp đầy đủ và đúng vị trí các vòng đệm của từng chi tiết.

4.6. BẢO DƯỠNG BƠM CAO ÁP PHÂN PHỐI VE

4.6.1. Tháo bơm cao áp (theo đúng quy trình, sắp xếp các chi tiết trong từng cụm đúng quy định, theo thứ tự).

4.6.2. Làm sạch các chi tiết của bơm trong dầu diesel.

- Dùng dụng cụ tháo lắp bơm cao áp VE, dầu sạch.

4.6.3. Lắp lại các chi tiết của bơm theo thứ tự ngược lại



Hình vẽ 4-6: Dấu lắp bơm cao áp phân phối VE

4.7. Câu hỏi và bài tập

1. Giải thích các chuyển động của pít tông bơm cao áp phân phối (bơmVE) hoạt động nhờ bộ phận nào trong bơm dẫn động ?

2. Giải thích nhiệm vụ của van tắt máy điện từ ?

3. Muốn thay đổi lưu lượng nhiên liệu cung cấp cho động cơ, đối với bơm cao áp phân phối VE người ta điều chỉnh bằng cách nào ?

CHƯƠNG IX

HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU KIM BƠM LIÊN HỢP GM

I. Sơ đồ cấu tạo, nguyên lý làm việc của hệ thống nhiên liệu GM




1. Sơ đồ cấu tạo hệ thống nhiên liệu GM
1. Thùng chứa nhiên liệu

2. Lọc sơ cấp

3. Bơm tiếp vận

4. Lọc thứ cấp

5. Ống dầu đến

6. Ống dầu hồi

7. Kim bơm liên hợp

8. Ống dầu về thùng chứa

Hình 11-1 : Hệ thống nhiên liệu kim bơm liên hợp GM

- Hệ thống nhiên liệu sử dụng bộ kim bơm liên hợp GM được bố trí trên các loại động cơ hai thì GM của Mỹ, loại hai thì 9A3 – 204 của Liên Xô, trên động cơ Murphy 4 thì của Mỹ. Ngoài ra còn sử dụng trên các tàu thủy, máy phát điện tĩnh tại.

Bộ kim bơm liên hợp GM được lắp thẳng đứng trên nắp qui lát, phun dầu trực tiếp vào buồng đốt thống nhất. Kim phun và bơm được ráp chung trong một cụm duy nhất. Mỗi xy lanh động cơ được trang bị một bộ kim bơm liên hợp và được điều khiển nhờ hệ thống cam, đệm đẩy, đũa đẩy và cò mổ.

- Kim bơm liên hợp có công dụng là tạo áp suất nhiên liệu cao, định lượng và phun sương nhiên liệu vào buồng đốt động cơ.

- Ưu điểm của bộ kim bơm liên hợp:

+ Bộ kim phun và bơm cao áp được thiết kế chung một cụm duy nhất.

+ Loại bỏ được các ống dẫn dầu cao áp từ bơm đến kim.

+Gọn nhẹ dễ dàng thay thế và sửa chữa.

+Không gây ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống vì mỗi bộ được lắp độc lập với nhau.

2. Nguyên lý làm việc của hệ thống

- Khi động cơ làm việc, bơm tiếp vận (3) hút nhiên liệu từ thùng chứa (1) qua bầu lọc sơ cấp (2), đẩy nhiên liệu dưới áp suất khoảng 1,4 kg/cm2 đến bầu lọc thứ cấp (4). Sau đó cung cấp cho các bộ kim bơm liên hợp (7). Đến thì phun nhiên liệu, cơ cấu điều khiển kim bơm đẩy piston bơm xuống ép nhiên liệu với một áp lực cao phun vào xi lanh động cơ, nhiên liệu được đưa vào xi lanh động cơ nhiều hay ít tùy thuộc vào tốc độ làm việc và tải của động cơ và được điều khiển chung bằng một cần ga nối vơí các thanh răng của kim bơm liên hợp với bộ điều tốc. Nhiên liệu rò rỉ qua khe hở giữa piston và xi lanh bơm có tác dụng làm nguội bơm và theo ống dẫn dầu (6) trở về thùng chứa.

II. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của kim bơm liên hợp GM

1. Cấu tạo

1. Lõi lọc

9. Lỗ thoát

17. Lỗ phun dầu

2.Buồng chứa nhiên liệu

10. Khâu vặn

18. Đót kim

3. Xilanh

11. Ống đẩy

19. Chốt định vị

4. Lỗ nạp

12. Lò xo

20. Chốt chặn ống đẩy

5. Khâu phân

13. Thanh răng

21. Ống giữ vòng răng

6. Bệ van

14. Vòng răng

22. Vòng đệm

7. Piston bơm

15. Van hình sao

23. Thân bơm

8. Ống thép chống xói mòn

16. Van thốt nhiên liệu cao áp












Hình 11-2: Cấu tạo Kim bơm liên hợp GM




- Kim bơm liên hợp các loại củ và mới thành phần cấu tạo đều giống nhau, gồm có hai phần chính là bơm và kim được gắn chung với nhau bởi một ống nối kim
1.1. phần bơm cao áp

1. Lõi lọc

3. Xilanh

4. Lỗ nạp

7. Piston bơm

8. Ống chống xói mòn

9. Lỗ thoát

11. Ống đẩy

12. lò xo,

13. Thanh răng,

14.Vòng răng

20. Chốt chặn ống đẩy


Hình 11-3. Các chi tiết phần bơm cao áp

- Bơm cao áp gồm : piston bơm (7) được lắp vào xi lanh (3), đuôi piston bơm (7) lắp vào khe của ống đẩy (11) được lò xo (12) luôn kéo lên. Chốt chặn ống đẩy (20) gài bên dưới lò xo để giữ ống đẩy (11) không bị bung ra. Dọc trên đoạn lớn của piston bơm có vát mặt để lắp vào vòng răng (14). Vòng răng (14) được lắp với thanh răng (13). Đầu piston bơm (7) có vát cạnh xiên liên kết với lỗ ngang và lỗ xuyên tâm để thay đổi lưu lượng nhiên liệu. Phần đầu xi lanh (3) có khoan 2 lỗ hình côn : lỗ nạp (4) ở bên trên và lỗ thốt (9) ở bên dưới đối diện nhau, ống thép chịu áp suất (8) bọc bên ngồi xi lanh có công dụng chống xói mòn thân kim bơm liên hợp.

- Rắc co ống nhiên liệu vào và ra nơi thân kim bơm liên hợp giống nhau và có bố trí bì lọc bằng sợi kim loại (1).

1.2. phần kim phun nhiên liệu

- Phần này bao gồm đót kim (18), van, lò xo, miếng chận van kiểm sốt. Tất cả được lắp khít và cố định ngay đầu xi lanh bơm nhờ khâu vặn.

Qua nhiều đợt sản xuất có cải tiến nên có thể chia phần kim phun làm 3 loại chính

a. Loại cũ




Bộ phận van cao áp nằm trong đót kim. Van an tồn dẹt, hình sao bố trí phía trên van cao áp. Van này chỉ bảo vệ piston và xi lanh bơm cao áp không cho khí nén và muội than chui vào phía trên. Ap suất mở van cao áp của loại này từ (350 - 700) psi (1kg/cm 2 = 14,3 psi).

A .Loại cũ

1. Khâu chêm

2. Van hoa mai

3. Bệ van hoa mai

4. Van bán cầu

5. Lò xo

6. Đế lò xo

7. Đót kim

Hình 11-4. Các loại kim phun của kim bơm liên hợp

B. loại cải tiến

C.loại mới

1. Ống lót

1. Van chân hình sao

2.Van cao áp

2. Van kim

3. Ống chứa van

3. Đót kim

4. Đế lò xo van cao áp


5. Van hoa mai


b. Loại cải tiến : Bộ phận van cao áp nằm ở phía trên gần xi lanh, van an tồn dẹt, hình sao bố trí ở đót kim. Vì vậy mà piston xi lanh và van cao áp đều được bảo vệ. Ap suất mở van kim của loại này từ (480 – 850) psi.

c. Loại mới : Loại này có cấu tạo giống như kim phun loại thường gồm có van kim nằm trong đót kim đóng kín bệ của nó theo kiểu đót kín lỗ tia hở. Van an tồn dạng tròn bố trí phía trên kim phun sát với xi lanh bơm để ngăn khí cháy lọt vào xi lanh bơm. Ap suất mở van kim của loại này từ (2000 – 3500) psi

Áp suất phun dầu của ba loại kim này không hiệu chỉnh được, nếu cần thiết phải thay luôn cả cụm của nó

2. Cấu tạo của từng chi tiết chủ yếu:

2.1. Thân

- Thân bơm được đúc bằng thép, trong thân bơm có gia công các lỗ tạo thành những phần để lắp vòng răng và thanh răng, ống chận vòng răng. Phía trên mặt trong được gia công chính xác để dẫn hướng ống đẩy, phía dưới để bắt xi lanh bơm, phía dưới cùng mặt ngồi có gia công ren để bắt với ống nối kim bơm. Bên hông có chứa 2 lỗ lọc dầu có ren trong để bắt với ống chận gắn với lỗ dầu đến và lỗ dầu về, 2 đường dầu khoan trong thân từ nơi chứa xi lanh bơm đến lỗ bắt lọc dầu. Ngồi ra phía trên gần lọc có lỗ để định vị cỡ đo khi hiệu chỉnh, bên hông gần thanh răng có lỗ để quan sát cạch vạt piston lúc lắp bơm.

2.2 Piston và xi lanh bơm.

2.2.1 Piston:

- Được chế tạo bằng thép và gia công chính xác, mặt ngồi có mạ crom (Cr) chống mài mòn. Khe hở lắp ghép giữa piston và xi lanh rất nhỏ khoảng 0,002mm. Đầu trên piston có gia công hai lằn vạt xéo để phân lượng nhiên liệu. Đỉnh piston có khoan một lỗ xuyên tâm thông với lỗ khoan ngang nơi khuyết ở đầu piston. Đuôi piston có ngàm để bắt với đệm đẩy. Phần dưới được vạt thẳng để ăn khớp với vòng răng.

2.2.2 Xi lanh bơm.

- Luôn luôn cùng bộ với piston. Mặt trong được gia công rất chính xác mà piston di chuyển trong đó. Mặt ngồi có hai cựa để định vị xi lanh và thân bơm. Trên xi lanh có khoan hai lỗ lệnh nhau để nạp và thốt nhiên liệu. Hai lỗ hình côn trong nhỏ ngồi lớn có tác dụng tiết lưu làm tăng tốc độ dòng chảy khi nhiên liệu nạp vào xi lanh. Mặt trên và dưới của xi lanh được gia công chính xác để khi áp lực nhiên liệu cao thì nhiên liệu không bị rò rỉ ra khoang ngồi.

2.3 Thanh răng và vòng răng

- Đều có dấu để thuận tiện cho việc lắp ráp, khi lắp các dấu phải ăn khớp với nhau ta có thể kiểm tra dấu này bằng cách nhìn vào lỗ khoan ở trên thân bơm. Nếu lắp đúng dấu, khi đẩy thanh răng về phía cung cấp nhiên liệu tối đa thì mặt vạt thẳng phía đuôi piston sẽ vuông góc với đường tâm của lỗ khoan này.

2.4 Van thoát, lò xo, bệ tựa lò xo, ống giữ lò xo.

- Đây là những chi tiết nhỏ đòi hỏi các mặt tiếp xúc phải có độ chính xác cao để nhiên liệu có áp suất cao không bị rò rỉ. Lò xo van là loại lò xo trụ, tiết diện dạng tròn có nhiệm vụ ép van đóng kín bên trên và cho van mở khi áp lực đủ lớn. Các lò xo này không thể điều chỉnh áp lực thốt được, nếu không đúng áp lực thì phải thay mới.

Kim bơm loại mới : van thốt có hình cây kim nằm trong đót kim.Van mở ra được là nhờ áp lực nhiên liệu tác dụng vào mặt côn nâng kim lên (giống như kim phun thông thường).

2.5 Đót kim.

- Là chi tiết chịu nhiệt độ cao vì tiếp xúc trực tiếp với khí cháy nên được chế tạo bằng thép có hệ số truyền nhiệt lớn. Đầu đót kim có khoan các lỗ tia (từ 5 đến 9 lỗ ). Đường kính lỗ khoảng (0,005 đến 0,006) inch (1 inch = 25,4 mm) dùng cho động cơ có buồng đốt thống nhất hoặc chỉ có một lỗ dùng cho buồng đốt ngăn cách.

2.6 Tác dụng của van an toàn :

- Trong quá trình làm việc của kim bơm, lò xo van cao áp tiếp xúc với nhiệt độ cao nên có thể mất dần tính đàn hồi làm van đóng không kín hoặc muội than làm kênh van. Lúc đó khí nén có áp suất cao trong buồng đốt sẽ qua lỗ tia phun đi vào trong bơm kim. Lúc đó van an toàn sẽ được nâng lên đóng kín bệ van phía trên không cho khí cháy đi vào giữ an toàn cho bơm.

2.7 Cơ cấu điều khiển kim bơm liên hợp GM.

- Kim bơm hoạt động được là nhờ cơ cấu điều khiển gồm: cam, đệm đẩy, đũa đẩy, cò mổ và bộ điều khiển thanh răng.

- Tất cả cam đúc liền trên một trục có số mấu cam bằng số xi lanh động cơ. Các cơ cấu đệm đẩy, đũa đẩy, cò mổ tương tự như cơ cấu điều khiển xupap treo.




1. Cốt cam điều khiển
2. Đệm đẩy

3. Đũa đẩy

4. Gắp giữ kim

5. Cò mổ

6. Ống dẫn nhiên liệu

7. Kim bơm liên hợp

8. Vít chỉnh thanh răng

9. Tay điều khiển thanh răng

10.Thanh răng

Hình 11-5: Cơ cấu điều khiển kim bơm liên hợp GM

- Khi máy nào đến thì phun dầu, mấu cam điều khiển đệm đẩy đi lên qua trung gian đũa đẩy, cò mổ đi xuống ép đệm đẩy đẩy pison đi xuống ép nhiên liệu phun vào xi lanh. Khi cam hết đẩy thì lò xo và đệm đẩy ( ống đẩy) bung ra kéo piston đi lên, nhiên liệu lại tiếp tục được đưa vào xy lanh bơm chờ thì bơm kế tiếp (ở đầu cò mổ và đũa đẩy có vít điều chỉnh để điều chỉnh kim bơm. Các thanh răng nối chung một cần được liên hệ với cần ga và bộ điều tốc.




3. Nguyên lý hoạt động của kim bơm liên hợp GM
a. Nạp nhiên liệu

b. Khởi sự phun

c. Dứt phun

8. Lỗ nạp

9. Lỗ thoát




Hình 11-6: Nguyên lý hoạt động của bộ kim bơm liên hợp

a. Giai đọan nạp nhiên liệu vào xy lanh bơm.

- Khi cam chưa đội piston ở vị trí cao nhất (ĐCT), nhiên liệu đến kim bơm nhờ áp lực của bơm tiếp vận theo đường dầu đến xilanh bơm nơi có vòng cản dầu. Nhiên liệu nạp vào xilanh bơm bằng cả hai lỗ (8) và (9) qua các khe hở rồi theo đường dầu về trở về thùng chứa. Dầu lưu chuyển liên tục trong bơm có tác dụng làm mát, bôi trơn, xấy nóng và loại bỏ các bọt khí giúp việc định lượng nhiên liệu phun tốt hơn.

b. Giai đoạn khởi sự phun và phun nhiên liệu.

- Khi đến thì phun dầu cam tác dụng đẩy hệ thống con đội đũa đẩy, cò mổ rồi đẩy piston đi xuống, nhiên liệu tràn ra bớt qua lỗ (8) và (9) cho đến khi mặt ngang của đầu piston bít kín lỗ (9) và cạnh xiên của piston bít kín lỗ (8) thì nhiên liệu bắt đầu bị ép trong xilanh và ta gọi điểm này là điểm khởi sự phun.

- Piston tiếp tục đi xuống đẩy nhiên liệu qua van kim và nhiên liệu được phun sương vào buồng đốt động cơ.

c.Giai đọan dứt phun.

- Quá trình phun nhiên liệu kéo dài cho đến khi cạch ngang của piston bơm vừa hé mở lỗ dầu về (9). Nhiên liệu theo lỗ xuyên tâm qua lỗ ngang theo lỗ (9) ra ngồi xi lanh (ta gọi điểm này là điểm dứt phun).

- Piston vẫn tiếp tục đi xuống cho đến khi hết khoảng chạy, lỗ dầu (9) mở hồn tồn do đó nhiên liệu tiếp tục ra buồng chứa xung quanh xilanh bơm nơi có vòng cản dầu và nhiên liệu được trả về thùng chứa.

- Khi cam không còn đội nữa thì lò xo, đệm đẩy kéo piston đi lên điểm cao nhất, nhiên liệu lại được nạp vào xilanh bơm để chuẩn bị cho chu kỳ kế tiếp

4. Nguyên lý thay đổi lưu lượng nhiên liệu

Nguyên lý thay đổi lưu lượng nhiên liệu như sau :

- Muốn tăng hay giảm lưu lượng nhiên liệu tùy theo yêu cầu làm việc của động cơ thì ta chỉ cần điều khiển thanh răng để piston xoay qua lại tùy theo vị trí của cạnh xiên trên đóng lỗ dầu vào (8) sớm hay trễ. Nếu đóng sớm lỗ (8) thì khoảng chạy hữu ích của piston dài nhiên liệu bơm đi nhiều. Nếu đóng trễ lỗ (8) thì khoảng chạy hữu ích của piston ngắn nhiên liệu bơm đi ít.




- Khi piston được xoay tới vị trí cúp nhiên liệu thì lưu lượng bằng không lúc này hai lỗ (8) và (9) không bao giờ bị đóng kín, lúc này dầu không bị ép mặc dù piston vẫn chuyển động lên xuống






Hình 11-7: Nguyên lý thay đổi lưu lượng nhiên liệu

a. Lưu lượng nhiên liệu cung cấp bằng không

b. Lưu lượng nhiên liệu tối thiểu

c. Lưu lượng nhiên liệu cung cấp trung bình

d. Lưu lượng nhiên liệu cung cấp tối đa

e. Khoảng chạy có ích

8. Lỗ nạp nhiên liệu

9.Lỗ thoát nhiên liệu

- Khi piston ở vị trí cầm chừng thì nhiên liệu được cung cấp vừa đủ cho hoạt động của động cơ chạy không tải. Khi piston ở vị trí cung cấp nhiên liệu tối đa thì nhiên liệu được cung cấp tối đa cho động cơ. Lúc này khoảng chạy hữu ích lớn nhất.

Tài liệu tham khảo

1/Nguyên lý Động cơ Đốt trong -Th s Nguyễn Tấn Quốc- ĐHSPKT.TPHCM

2/Kỹ Thuật sữa chữa động cơ Dầu –Lê Xuân Tới –Nhà Xuất bản Giáo Dục – năm 1995

3/Cấu tạo và sửa chữa động cơ ôtô , xe máy – Trịnh Văn Đại –Ninh Văn Hồn – Lê Minh Miện – Nhà xuất bản lao động – xã hội – Năm 2007

4/ Kỹ Thuật sữa chữa động cơ Diesel – Nguyễn Oanh – Sở giáo dục và đào tạo TP.HCM – Năm 1993
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên