Tác dụng và Đặc tính của nhớt bôi trơn

H
Bình luận: 0Lượt xem: 1,810

haui

Thành viên O-H
1. Tác dụng
- Làm trơn các chi tiết chuyển động;
- Làm kín các khe hở;
- Làm mát các chi tiết;
- Làm sạch các bề mặt chuyển động;
- Chống gỉ sét.
2. Đặc tính của nhớt
a. Độ nhớt: là đặc tính quyết định khả năng lưu thông của nhớt.
- Nhớt có độ nhớt lớn thì đặc, khó chảy.
- Nhớt có độ nhớt nhỏ thì loãng, dễ chảy.
b. Sức bám: là khả năng bám dính của nhớt vào các bề mặt chi tiết máy.
- Nhớt có độ nhớt lớn, sức bám cao sẽ cản trở sự chuyển động của các chi tiết máy.
- Nhớt có độ nhớt nhỏ, sức bám thấp sẽ không đảm bảo việc bôi trơn (vì bị tuột nhanh).
Vì vậy, việc lựa chọn loại nhớt để bôi trơn thích hợp cho từng bộ phận của máy là rất quan trọng, để tăng tuổi thọ của động cơ và để động cơ hoạt động bình thường.
c. Tính ổn định của nhớt: nhớt phải có tính ổn định tốt nghĩa là chịu được sự thay đổi của nhiệt độ.
d. Đặc tính chống cacbon hoá: nhớt khi cháy sẽ biến thành than (cacbon), than này sẽ làm dính xéc-măng, bám vào cực bugi. Lớp cacbon bám vào đỉnh piston, nắp máy sẽ làm tăng tỉ số nén, làm giảm khả năng truyền nhiệt, muội than sẽ làm nghẹt đường dẫn nhớt bôi trơn.
Do đó, nhớt phải có khả năng chống cacbon hoá. Ngoài ra nhớt còn không được lẫn nước, xăng, axít....
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên