Serena_0144
Thành viên O-H
Sau thời gian dài giãn cách, cần làm gì trước khi khởi động để chạy xe?
Sau thời gian dài giãn cách, cần sử dụng xe lại nhưng xe để một góc quá lâu thì chắc chắn không thể tránh khỏi việc xuất hiện nấm mốc, hoặc gián, chuột xâm nhập gây mùi, vậy chúng ta cần làm gì trước khi khởi động để chạy xe?Rửa xe, dọn sạch rác trong khoang nội thất - động cơ
Một chiếc xe ô tô sạch không chỉ đảm bảo về mặt thẩm mỹ mà còn giúp ngăn tình trạng gỉ sét hay thu hút côn trùng, động vật. Những vết bẩn mới trên xe rất dễ lau chùi, tuy nhiên nếu chủ quan để lâu sẽ gây ố, khó tẩy và thậm chí làm hỏng lớp sơn.
Do đó, các chủ xe nên tranh thủ rửa sạch xe để làm sạch bùn đất, bụi bám trên thân xe, hốc bánh xe và gầm xe. Sau khi rửa xong, cần lau khô và khởi động xe để đảm bảo hơi nước không đọng lại.
Dọn sạch bụi bẩn, nấm mốc cho xe
Cùng với đó, cần lưu ý dọn sạch rác, thức ăn trong khoang nội thất để ngăn tình trạng ẩm mốc hoặc thu hút côn trùng. Đặc biệt, tuyệt đối không để các loại vật dụng có nguy cơ cháy nổ (bật lửa, lon nước, bộ đàm,…) trên xe trong thời gian này.
Đối với khoang động cơ, nên dùng chai xịt đuổi côn trùng vào một số chi tiết trong để hạn chế gián, chuột xâm nhập, làm ổ. Ngoài ra, nên ngắt các thiết bị điện không cần thiết trên xe như camera hành trình, sạc điện thoại để đảm bảo an toàn.
Đảm bảo áp suất lốp, đậu xe nơi thoáng mát
Nếu để xe lâu ngày không dùng, áp suất lốp sẽ bị ảnh hưởng, lốp xe dễ bị hư hỏng, biến dạng. Để hạn chế tình trạng này, chủ xe cần lưu ý kiểm tra lốp xe cẩn thận, bơm lốp đúng thông số áp suất lốp tiêu chuẩn trước khi bảo quản xe trong thời gian dài.
Cùng với đó, cần lưu ý đỗ xe ở nơi thoáng mát. Trường hợp đậu xe ngoài trời, cần dùng bạt phủ che chắn để xe không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, tránh việc bề mặt sơn cũng và các chi tiết nội thất bị xuống cấp.
Trường hợp đậu xe ngoài trời, cần dùng bạt phủ che chắn cẩn thận.
Dùng dụng cụ chèn lốp, hạ phanh tay
Thông thường khi đỗ xe, người lái sẽ kết hợp kéo phanh tay và về số P để giúp xe không di chuyển. Tuy nhiên việc kéo phanh tay quá lâu có thể gây tình trạng kẹt phanh, má phanh giữ chặt vào đĩa phanh, thậm chí gỉ sét.
Vì vậy, với các xe sử dụng phanh tay cơ (cần kéo, thanh kéo…) nếu để xe lâu ngày không sử dụng, nên hạ phanh tay. Cùng với đó, hãy dùng các cục chèn bánh để cố định vị trí đỗ, đề phòng xe chuyển động vì các lý do khách quan.
Kéo phanh tay trong thời gian dài sẽ khiến các má phanh và đĩa (tang trống) bị gỉ sét.
Kiểm tra, vệ sinh bình ắc quy
Ắc quy là chi tiết cực kỳ quan trọng trên xe. Truờng hợp lâu ngày không hoạt động sẽ làm giảm lượng điện bên trong bình, nhất là đối với bình cũ.
Do đó, với ô tô lâu ngày không sử dụng, các bạn nên tắt hết các thiết bị điện trên xe (điều hoà, âm thanh giải trí, đèn). Cùng với đó, nếu là xe đời cũ, nên tháo cọc “âm” bình ắc-quy và chuẩn bị bộ kích bình để phòng trường hợp xe hết điện.
Ngoài ra, cũng nên thường xuyên kiểm tra gầm xe để phát hiện các chi tiết hoen gỉ hoặc tình trạng rò rỉ nhiên liệu. Tốt nhất, nên sử dụng bình xịt chống hoen gỉ để bảo vệ các chi tiết.
Nếu là xe đời cũ, nên tháo cọc “âm” bình ắc-quy để đảm bảo an toàn.
Bật điều hoà và khởi động xe sau 3 - 5 ngày
Đậu xe lâu ngày và đóng kín cửa sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển, gây mùi hôi cho khoang nội thất xe. Do đó, sau khoảng 3 – 5 ngày, chủ xe nên đề máy khởi động xe và bật hệ thống điều hòa ở chế độ hút ẩm trong khoảng 10 -15 phút. Cùng với đó, khi khởi động xe, nên đạp mạnh ga từ 7 - 10 lần để loại bỏ hơi ẩm trong ống xả.
Cách làm trên vừa giúp kiểm tra vận hành của hệ thống, hộp số được bôi trơn, vừa giúp khử ẩm cho hệ thống điều hòa cũng như không gian nội thất xe.
Lưu ý đổ đầy và vặn nắp bình nhiên liệu trước khi để xe lâu ngày không dùng.
Ngoài ra, chủ xe cũng cần lưu ý đổ đầy bình nhiên liệu trước khi để xe lâu ngày không dùng. Trên thực tế, việc để khoảng trống lớn trong bình nhiên liệu lâu ngày dễ khiến khí ẩm xâm nhập, gây ngưng tụ hơi nước. Điều này sẽ làm ảnh hưởng xấu tới chất lượng xăng/dầu, khiến xe khó khởi động khi vận hành trở lại.