chubathong12
Tài xế O-H
Các chi tiết thiết bị công tác
Răng gầu, lưỡi cắt, bàn ủi, tấm lót má nghiền, cánh trộn...làm việc trong môi trường nhiều hạt mài, chịu áp lực riêng lớn, bị mại mòn chủ yếu do mài mòn cơ học, có hạt mài, với tốc độ mònn rất lớn khoảng từ 5-400m/h.
Lưỡi ủi, răng cắt khi cắt đất, các phần tử đất, cát, đá, sỏi trượt theo mặt trước lưỡi cắt, còn mặt sau lưỡi cắt trượt trên bề mặt mới gia công kèm theo giá trị xác định áp lực riêng của đất lên mép cắt. Do vậy mặt sau lưỡi cắt có tốc độ mài mòn lớn hơn nhiều lần so với mặt trước. Thí dụ, răng gàu của máy đào hào rô to, tốc độ mài mòn mặt sau răng lớn hơn mặt trước 4-7 lần, ở lưỡi ủi, tốc độ mài mòn mặt sau mặt sau lưỡi cắt lớn gấp 10 lần so với mặt trước. Thường ở lưỡi ủi, cường độ mài mòn rất lớn ở 10 giờ làm việc đầu tiên, sau đó quá trình mài mòn xẩy ra với tốc độ chậm dần.
Quá trình mài mòn làm thay đổi các thông số kết cấu của lưỡi cắt, dẫn đến giảm năng suất máy, giảm chất lượng sản phẩm được gia công, tăng chi phí năng lượng …
Thời hạn phục vụ của lưỡi cắt phụ thuộc chủ yếu vào tốc độ mài mòn theo chiều rộng lưỡi cắt, vì tại đó khi làm việc ở đất chặt luôn chà sát với thành vách đứng. Thời hạn làm việc của nó thường 200-300h, trong khi các phần khác 300-350h, giá trị độ mòn theo chiều rộng tương ứng với khoảng thời hạn làm việc đó, ở đất cấp 2-4, là 40-50 mm
Thời hạn làm việc của răng cắt thường được xác định theo độ mài mòn chiều dài răng, thời hạn làm việc của răng cắt khoảng 50-60h
Quá trình mài mòn bề mặt gầu xúc mang đặc tính cục bộ, tại một số vị trí có cường độ mài mòn bề mặt lởntội hơn nhiều so với các vị trí khác. Thí dụ, ở thành gầu trước, các vị trí chuyển tiếp giữa mặt đáy răng và thành bên có cường độ mài mòn lớn nhất. Tại các vị trí có cường độ mài mòn lớn với độ mòn tới hạn, tiết diện không đủ bền phát sinh các vết nứt, có thể phá huỷ gầu. Để nâng cao tuổi thọ gầu xúc một cách kinh tế, khi gầu làm việc đến độ mòn nào đó, tiến hành hàn đắp hợp kim cứng có độ bền mòn cao lên các phần bề mặt bị mài mòn lớn. Tuổi thọ theo độ mài mòn làm việc đến sửa chữa của gầu xúc chế tạo từ thép đúc, phụ thuộc vào điều kiện khai thác, khoảng 1-2 năm, với gầu từ thép hàn 8-12 tháng.
Đôi mài mòn cho phép các chi tiết của TBCT được xác định trên cơ sở đảm bảo độ tin cậy và năng suất máy theo yêu cầu kỹ thuật và bảo đảm chi phí tổng cho một đơn vị sản phẩm nhỏ
Răng gầu, lưỡi cắt, bàn ủi, tấm lót má nghiền, cánh trộn...làm việc trong môi trường nhiều hạt mài, chịu áp lực riêng lớn, bị mại mòn chủ yếu do mài mòn cơ học, có hạt mài, với tốc độ mònn rất lớn khoảng từ 5-400m/h.
Lưỡi ủi, răng cắt khi cắt đất, các phần tử đất, cát, đá, sỏi trượt theo mặt trước lưỡi cắt, còn mặt sau lưỡi cắt trượt trên bề mặt mới gia công kèm theo giá trị xác định áp lực riêng của đất lên mép cắt. Do vậy mặt sau lưỡi cắt có tốc độ mài mòn lớn hơn nhiều lần so với mặt trước. Thí dụ, răng gàu của máy đào hào rô to, tốc độ mài mòn mặt sau răng lớn hơn mặt trước 4-7 lần, ở lưỡi ủi, tốc độ mài mòn mặt sau mặt sau lưỡi cắt lớn gấp 10 lần so với mặt trước. Thường ở lưỡi ủi, cường độ mài mòn rất lớn ở 10 giờ làm việc đầu tiên, sau đó quá trình mài mòn xẩy ra với tốc độ chậm dần.
Quá trình mài mòn làm thay đổi các thông số kết cấu của lưỡi cắt, dẫn đến giảm năng suất máy, giảm chất lượng sản phẩm được gia công, tăng chi phí năng lượng …
Thời hạn phục vụ của lưỡi cắt phụ thuộc chủ yếu vào tốc độ mài mòn theo chiều rộng lưỡi cắt, vì tại đó khi làm việc ở đất chặt luôn chà sát với thành vách đứng. Thời hạn làm việc của nó thường 200-300h, trong khi các phần khác 300-350h, giá trị độ mòn theo chiều rộng tương ứng với khoảng thời hạn làm việc đó, ở đất cấp 2-4, là 40-50 mm
Thời hạn làm việc của răng cắt thường được xác định theo độ mài mòn chiều dài răng, thời hạn làm việc của răng cắt khoảng 50-60h
Quá trình mài mòn bề mặt gầu xúc mang đặc tính cục bộ, tại một số vị trí có cường độ mài mòn bề mặt lởntội hơn nhiều so với các vị trí khác. Thí dụ, ở thành gầu trước, các vị trí chuyển tiếp giữa mặt đáy răng và thành bên có cường độ mài mòn lớn nhất. Tại các vị trí có cường độ mài mòn lớn với độ mòn tới hạn, tiết diện không đủ bền phát sinh các vết nứt, có thể phá huỷ gầu. Để nâng cao tuổi thọ gầu xúc một cách kinh tế, khi gầu làm việc đến độ mòn nào đó, tiến hành hàn đắp hợp kim cứng có độ bền mòn cao lên các phần bề mặt bị mài mòn lớn. Tuổi thọ theo độ mài mòn làm việc đến sửa chữa của gầu xúc chế tạo từ thép đúc, phụ thuộc vào điều kiện khai thác, khoảng 1-2 năm, với gầu từ thép hàn 8-12 tháng.
Đôi mài mòn cho phép các chi tiết của TBCT được xác định trên cơ sở đảm bảo độ tin cậy và năng suất máy theo yêu cầu kỹ thuật và bảo đảm chi phí tổng cho một đơn vị sản phẩm nhỏ