Serena_0144
Thành viên O-H
Nguyên nhân làm ô tô bị giật khi tăng ga.
Đối với những xe ô tô đã sử dụng lâu năm, hiện tượng ô tô bị giật khi tăng ga cũng không còn là điều mới lạ. Tình trạng này sẽ làm cho người lái xe cũng như hành khách sẽ thấy khó chịu. Vậy nguyên nhân làm ô tô bị giật khi tăng ga là do đâu?
1. Quá trình cung cấp nhiên liệu gặp vấn đề.
Quá trình cung cấp nhiên liệu cho động cơ ô tô được thực hiện bằng cách đốt cháy nhiên liệu sinh ra công năng để vận hành động cơ. Khi quá trình này không được tiến hành một cách ổn định thì khả năng vận hành của động cơ ô tô đương nhiên sẽ bị ảnh hưởng, xe chạy không êm mượt, thậm chí ngừng vận hành và khi vận hành trở lại thì kèm theo tình trạng xe giật cục khó chịu mỗi khi tăng tốc.Hơn nữa khi nhấn ga mà nhiên liệu không được cung cấp đầy xe ô tô cũng sẽ bị giật.
2. Nguyên nhân từ các chi tiết của động cơ
Đi sâu tìm hiểu chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy những nguyên nhân sâu xa làm ô tô bị giật khi tăng ga xuất phát từ việc hệ thống cung cấp khí và đánh lửa hoạt động không hiệu quả làm cho quá trình nhiên liệu đốt cháy không ổn định. Ngoài ra, nhiên liệu không được kiểm tra định kì cũng sẽ dẫn đến tình trạng không đủ mức quy định, hệ thống kim phun bị bám bẩn, lọc nhiên liệu bị tắc do cặn bẩn từ nhiên liệu và mùn sinh ra do ma sát động cơ… Tất cả làm cho quá trình cung cấp nhiên liệu bị gián đoạn, chính là những căn nguyên dẫn đến tình trạng ô tô bị giật khi tăng ga.
2.1. Lọc nhiên liệu bị nghẹt do đóng cặn bẩn.
Hệ thống lọc dầu, lọc xăng bị nghẹt cũng dẫn tới tình trạng ô tô bị giật khi tăng ga. Hệ thống lọc nhiên liệu ô tô có tác dụng làm sạch nhiên liệu trước khi đốt cháy và đảm bảo vệ sinh cho bình chứa cũng như các chi tiết trong động cơ khi nhiên liệu đi qua.
Sau một thời gian sử dụng, bộ lọc nhiên liệu thường bị bám cặn, tạp chất. Nếu không được vệ sinh định kỳ cũng rất dễ bị nghẽn lọc, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nhiên liệu cũng như tỉ lệ hòa khí ở trong buồng đốt.Khi xe gặp phải vấn đề này cũng dễ gây ra hiện tượng bị bỏ máy, gây nên tình trạng rung giật hoặc chết máy giữa đường, đặc biệt khi đạp ga sâu.
2.2. Kim phun nhiên liệu bám bẩn
Trong quá trình nhiên liệu được bơm đến vị trí đốt cháy thông thường luôn được ECU kiểm soát lượng nhiên liệu trong thời gian kim phun hoạt động. Nếu hệ thống hoạt động ổn định thì lỗ kim phun sẽ cho nhiên liệu ra một cách liên tục và tràn đầy. Tuy nhiên, khi kim phun nhiên liệu bị bám thì lượng nhiên liệu phun ra sẽ không ổn định và không như dự tính của hệ thống ECU nữa dẫn đến việc nhiên liệu đốt cháy không đúng như tính toán, đây cũng là nguyên nhân xe bị giật cục.
2.3. Cảm biến lưu lượng không khí (AFM)
Đây là hệ thống có nhiệm vụ giám sát lượng khí di chuyển từ ngoài qua họng hút để vào buồng đốt. Khi hoạt động với tần suất lớn, bụi bặm dễ dàng lọt vào qua lọc gió khiến cho việc kiểm soát lượng không khí vào buồng đốt bị ảnh hưởng, gây nhiễu loạn thông tin và động cơ xử lý không được tốt như bình thường nữa.
Ví dụ trong trường hợp không khí đi qua họng hút với một lượng không khí lớn nhưng cảm biến báo với ECU là lượng nhỏ khiến ECU điều khiển lượng cung cấp nhiên liệu không chuẩn, dẫn đến sai tỉ lệ hòa khí, cuối cùng gây ra việc xe lên ga bị giật, đạp ga bị giật khục.
2.4. Bugi bị hỏng
Bugi có thể bị mòn các điện cực, các điện cực bị chảy, muội than bám trên các điện cực, điều này sẽ làm cho khe hở giữa các điện cực bị rộng ra, khiến tia lửa bị yếu làm cho quá trình đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu và không khí bị suy giảm. Công suất động cơ sẽ bị giảm xuống hay động cơ bị rung giật khi hoạt động.
Vì thế, các chuyên gia thường khuyến cáo chủ xe nên thay bugi định kỳ từ sau khoảng 30.000 - 40.000 km để đảm bảo xe không bị giật khi đang di chuyển. Tuy nhiên, nếu xe đã xảy ra hiện tượng này thì chắc chắn các kỹ thuật viên sẽ cần kiểm tra bộ phận này để xác định đây có phải một trong những nguyên nhân gây nên hay không.
2.5. Lọc gió bám bụi
Lọc gió động cơ có tác dụng lọc không khí vào khoang máy, nếu bị than muội, cặn bẩn bám đầy thì sẽ bị tắc nghẽn khiến cho không khí vào khoang máy không đều, dẫn đến quá trình hoạt động của động cơ không được nhuần nhuyễn và xảy ra hiện tượng ô tô đi giật cục mỗi khi tăng tốc. Thường xuyên vệ sinh lọc gió hoặc thay mới cũng là cách hạn chế ô tô bị giật cục.
2.6. Van tuần hoàn khí thải bị kẹt
Việc van tuần hoàn khí thải EGR bị hao mòn hoặc rò rỉ cũng gây ra hiện tượng động cơ xe ô tô bị giật khi di chuyển hay chết máy giữa chừng. Nhiệm vụ của EGR là đưa khí thải vào khoang đốt để nhằm hạ nhiệt động cơ và hạn chế các chất độc hại có trong khí thải để bảo vệ môi trường.
2.7. Cảm biến oxy bị bám bụi
Cảm biến ô xy bị bám bụi sẽ mất đi sự nhạy bén trong việc đo lượng ô xy có trong khí thải khiến cho ECU khó xử lý chính xác lượng nhiên liệu cần đưa vào buồng đốt. Điều này dẫn đến tình trạng động cơ sẽ tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn, kim phun hoạt động quá tải cũng là nguyên nhân khiến xe di chuyển bị giật và rung lắc.
2.8. Cảm biến TPS không hoạt động
Cảm biến vị trí bướm ga có chức năng đo độ mở của cánh bướm ga cho ECU. Thông qua cảm biến này, ECU có thể đo được độ tải của động cơ và điều chỉnh lượng phun nhiên liệu cũng như góc đánh lửa phù hợp…
Nếu cảm biến này trục trặc chẳng hạn như biến trở đứt, hở… sẽ khiến ECU tính toán sai trọng lượng nhiên liệu đầu vào, dễ gây nên hiện tượng đốt cháy nhiên liệu không hoàn toàn. Dấu hiệu này dễ nhận biết nhất là khi xe bị yếu, đề khó nở, ô tô bị giật khi tăng ga.
2.9 Không khí bị tràn vào buồng đốt.
Trong khi động cơ đang hoạt động, nếu hệ thống đường ống, đường xi-lanh bị nứt có thể kéo theo sự chênh lệch áp suất bên trong và bên ngoài buồng đốt. Điều này sẽ khiến lượng không khí bên trong buồng đốt bị quá tải.
Động cơ phải hoạt động với tỷ lệ hòa khí chuẩn, nếu không khí xâm nhập vào sẽ làm thay đổi tỉ lệ hòa khí, dẫn đến làm giảm hiệu quả của quá trình đốt cháy, thậm chí không đốt cháy được nhiên liệu. Lỗi này khiến xe bị khựng lại khi tăng tốc, giật khi lên ga…
2.10 Cảm biến nhiệt độ, nước làm mát ECT
Cảm biến nhiệt độ nước làm mát hư hỏng cũng có thể ảnh hưởng tới công suất động cơ. Hoạt động của cảm biến có thể ảnh hưởng tới hệ thống nhiên liệu. ECU sử dụng tín hiệu của cảm biến ECT để quyết định lượng nhiên liệu phun vào trong buồng đốt tùy thuộc vào nhiệt độ động cơ.Vì vậy, khi cảm biến bị hư hỏng động cơ sẽ bị tiêu hao nhiên liệu, rung giật hoặc dễ chết máy khi trời lạnh.
Đối với những xe ô tô đã sử dụng lâu năm, hiện tượng ô tô bị giật khi tăng ga cũng không còn là điều mới lạ. Tình trạng này sẽ làm cho người lái xe cũng như hành khách sẽ thấy khó chịu. Vậy nguyên nhân làm ô tô bị giật khi tăng ga là do đâu?
1. Quá trình cung cấp nhiên liệu gặp vấn đề.
Quá trình cung cấp nhiên liệu cho động cơ ô tô được thực hiện bằng cách đốt cháy nhiên liệu sinh ra công năng để vận hành động cơ. Khi quá trình này không được tiến hành một cách ổn định thì khả năng vận hành của động cơ ô tô đương nhiên sẽ bị ảnh hưởng, xe chạy không êm mượt, thậm chí ngừng vận hành và khi vận hành trở lại thì kèm theo tình trạng xe giật cục khó chịu mỗi khi tăng tốc.Hơn nữa khi nhấn ga mà nhiên liệu không được cung cấp đầy xe ô tô cũng sẽ bị giật.
2. Nguyên nhân từ các chi tiết của động cơ
Đi sâu tìm hiểu chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy những nguyên nhân sâu xa làm ô tô bị giật khi tăng ga xuất phát từ việc hệ thống cung cấp khí và đánh lửa hoạt động không hiệu quả làm cho quá trình nhiên liệu đốt cháy không ổn định. Ngoài ra, nhiên liệu không được kiểm tra định kì cũng sẽ dẫn đến tình trạng không đủ mức quy định, hệ thống kim phun bị bám bẩn, lọc nhiên liệu bị tắc do cặn bẩn từ nhiên liệu và mùn sinh ra do ma sát động cơ… Tất cả làm cho quá trình cung cấp nhiên liệu bị gián đoạn, chính là những căn nguyên dẫn đến tình trạng ô tô bị giật khi tăng ga.
2.1. Lọc nhiên liệu bị nghẹt do đóng cặn bẩn.
Hệ thống lọc dầu, lọc xăng bị nghẹt cũng dẫn tới tình trạng ô tô bị giật khi tăng ga. Hệ thống lọc nhiên liệu ô tô có tác dụng làm sạch nhiên liệu trước khi đốt cháy và đảm bảo vệ sinh cho bình chứa cũng như các chi tiết trong động cơ khi nhiên liệu đi qua.
Sau một thời gian sử dụng, bộ lọc nhiên liệu thường bị bám cặn, tạp chất. Nếu không được vệ sinh định kỳ cũng rất dễ bị nghẽn lọc, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nhiên liệu cũng như tỉ lệ hòa khí ở trong buồng đốt.Khi xe gặp phải vấn đề này cũng dễ gây ra hiện tượng bị bỏ máy, gây nên tình trạng rung giật hoặc chết máy giữa đường, đặc biệt khi đạp ga sâu.
2.2. Kim phun nhiên liệu bám bẩn
Trong quá trình nhiên liệu được bơm đến vị trí đốt cháy thông thường luôn được ECU kiểm soát lượng nhiên liệu trong thời gian kim phun hoạt động. Nếu hệ thống hoạt động ổn định thì lỗ kim phun sẽ cho nhiên liệu ra một cách liên tục và tràn đầy. Tuy nhiên, khi kim phun nhiên liệu bị bám thì lượng nhiên liệu phun ra sẽ không ổn định và không như dự tính của hệ thống ECU nữa dẫn đến việc nhiên liệu đốt cháy không đúng như tính toán, đây cũng là nguyên nhân xe bị giật cục.
2.3. Cảm biến lưu lượng không khí (AFM)
Đây là hệ thống có nhiệm vụ giám sát lượng khí di chuyển từ ngoài qua họng hút để vào buồng đốt. Khi hoạt động với tần suất lớn, bụi bặm dễ dàng lọt vào qua lọc gió khiến cho việc kiểm soát lượng không khí vào buồng đốt bị ảnh hưởng, gây nhiễu loạn thông tin và động cơ xử lý không được tốt như bình thường nữa.
Ví dụ trong trường hợp không khí đi qua họng hút với một lượng không khí lớn nhưng cảm biến báo với ECU là lượng nhỏ khiến ECU điều khiển lượng cung cấp nhiên liệu không chuẩn, dẫn đến sai tỉ lệ hòa khí, cuối cùng gây ra việc xe lên ga bị giật, đạp ga bị giật khục.
2.4. Bugi bị hỏng
Bugi có thể bị mòn các điện cực, các điện cực bị chảy, muội than bám trên các điện cực, điều này sẽ làm cho khe hở giữa các điện cực bị rộng ra, khiến tia lửa bị yếu làm cho quá trình đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu và không khí bị suy giảm. Công suất động cơ sẽ bị giảm xuống hay động cơ bị rung giật khi hoạt động.
Vì thế, các chuyên gia thường khuyến cáo chủ xe nên thay bugi định kỳ từ sau khoảng 30.000 - 40.000 km để đảm bảo xe không bị giật khi đang di chuyển. Tuy nhiên, nếu xe đã xảy ra hiện tượng này thì chắc chắn các kỹ thuật viên sẽ cần kiểm tra bộ phận này để xác định đây có phải một trong những nguyên nhân gây nên hay không.
2.5. Lọc gió bám bụi
Lọc gió động cơ có tác dụng lọc không khí vào khoang máy, nếu bị than muội, cặn bẩn bám đầy thì sẽ bị tắc nghẽn khiến cho không khí vào khoang máy không đều, dẫn đến quá trình hoạt động của động cơ không được nhuần nhuyễn và xảy ra hiện tượng ô tô đi giật cục mỗi khi tăng tốc. Thường xuyên vệ sinh lọc gió hoặc thay mới cũng là cách hạn chế ô tô bị giật cục.
2.6. Van tuần hoàn khí thải bị kẹt
Việc van tuần hoàn khí thải EGR bị hao mòn hoặc rò rỉ cũng gây ra hiện tượng động cơ xe ô tô bị giật khi di chuyển hay chết máy giữa chừng. Nhiệm vụ của EGR là đưa khí thải vào khoang đốt để nhằm hạ nhiệt động cơ và hạn chế các chất độc hại có trong khí thải để bảo vệ môi trường.
2.7. Cảm biến oxy bị bám bụi
Cảm biến ô xy bị bám bụi sẽ mất đi sự nhạy bén trong việc đo lượng ô xy có trong khí thải khiến cho ECU khó xử lý chính xác lượng nhiên liệu cần đưa vào buồng đốt. Điều này dẫn đến tình trạng động cơ sẽ tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn, kim phun hoạt động quá tải cũng là nguyên nhân khiến xe di chuyển bị giật và rung lắc.
2.8. Cảm biến TPS không hoạt động
Cảm biến vị trí bướm ga có chức năng đo độ mở của cánh bướm ga cho ECU. Thông qua cảm biến này, ECU có thể đo được độ tải của động cơ và điều chỉnh lượng phun nhiên liệu cũng như góc đánh lửa phù hợp…
Nếu cảm biến này trục trặc chẳng hạn như biến trở đứt, hở… sẽ khiến ECU tính toán sai trọng lượng nhiên liệu đầu vào, dễ gây nên hiện tượng đốt cháy nhiên liệu không hoàn toàn. Dấu hiệu này dễ nhận biết nhất là khi xe bị yếu, đề khó nở, ô tô bị giật khi tăng ga.
2.9 Không khí bị tràn vào buồng đốt.
Trong khi động cơ đang hoạt động, nếu hệ thống đường ống, đường xi-lanh bị nứt có thể kéo theo sự chênh lệch áp suất bên trong và bên ngoài buồng đốt. Điều này sẽ khiến lượng không khí bên trong buồng đốt bị quá tải.
Động cơ phải hoạt động với tỷ lệ hòa khí chuẩn, nếu không khí xâm nhập vào sẽ làm thay đổi tỉ lệ hòa khí, dẫn đến làm giảm hiệu quả của quá trình đốt cháy, thậm chí không đốt cháy được nhiên liệu. Lỗi này khiến xe bị khựng lại khi tăng tốc, giật khi lên ga…
2.10 Cảm biến nhiệt độ, nước làm mát ECT
Cảm biến nhiệt độ nước làm mát hư hỏng cũng có thể ảnh hưởng tới công suất động cơ. Hoạt động của cảm biến có thể ảnh hưởng tới hệ thống nhiên liệu. ECU sử dụng tín hiệu của cảm biến ECT để quyết định lượng nhiên liệu phun vào trong buồng đốt tùy thuộc vào nhiệt độ động cơ.Vì vậy, khi cảm biến bị hư hỏng động cơ sẽ bị tiêu hao nhiên liệu, rung giật hoặc dễ chết máy khi trời lạnh.