nguyên ly hoạt động bộ côn xe dream?

B
Bình luận: 14Lượt xem: 4,320

Diabay

Tài xế O-H
E đang học nghề mong các cụ giải đáp thật chi tiết được ko ah? E cảm ơn các cụ nhiêu

Việc giải thích thật chi tiết ở đây sẽ mất nhiều thời gian. Cũng phải có hình đã được chú thích để bạn có thể hình dung ra được.
Nhưng với tấm lòng ham học hỏi của bạn, tôi sẽ cố gắng giúp bạn. Không chi tiết hết được, nhưng sẽ đủ cho bạn nắm được nguyên lý nhé.

Xin chờ.


Thân.[DOUBLEPOST=1394443756,1394433738][/DOUBLEPOST]Chúng ta bắt đầu nhé.

Đây là hình ảnh của bộ côn, bao gồm côn trước và côn sau:

con dream1.jpg


Côn, còn gọi là Ly hợp, để đóng hoặc ngắt kết nối truyền động quay.

Côn trước được lắp đồng trục với trục khuỷu, có bánh răng nhỏ ăn khớp với bánh răng lớn của bộ côn sau.
Khi côn trước dẫn động sẽ kéo theo côn sau quay, qua bộ số sẽ ra nhông trước để kéo xích làm xe di chuyển. Vì thế côn trước còn gọi là côn chủ động, côn sau gọi là côn bị động.

1- Côn trước: là loại côn ly tâm.
Gồm 1 cụm 3 búa ly tâm gắn với trục khuỷu, luôn được lò so kéo cụp vào. Và chuông (bát) côn, với phần đuôi của nó có gắn bánh răng nhỏ chủ động.

Khi tắt máy hoặc nổ máy ở chế độ ralenty, 3 búa này được lò so kéo cụp vào nên không ma sát với chuông, vì vậy không kéo côn sau quay, xe không di chuyển dù có cài số.

Khi tăng ga, lực ly tâm sẽ làm văng 3 búa này ra, ma sát với chuông, kéo chuông quay, qua bánh răng nhỏ kéo bộ côn sau quay theo. Khi giảm hết ga, các búa lại được thu về.


(còn tiếp)
 

Diabay

Tài xế O-H
track bác diabay nhiều tài liêu hay lam nhỉ bác có thẻ chia sẻ cho ae moi vao nge mot chut tai lieuj dẻ dọc dc k. Rât cảm ơn bác

Mình ngày xưa làm nghề này toàn phải tự học, tự tìm tòi, chẳng có tài liệu gì cả.
Vì vậy bây giờ muốn giải thích giúp các bạn thì lại phải đi tìm tài liệu trên mạng đấy. Hi....... Hi........


Thân.
 

Diabay

Tài xế O-H
Vang. công nhân bác nhietj tinh that day. M bác co thẻ chia sẻ it kinh nhiệm tim tai liệu tren mang. Cho chung em biet dc k

1- Để tìm được nguyên cuốn tài liệu trên mạng là điều khó gặp. Bạn cần biết trước tên cuốn tài liệu đó. Thậm chí bạn phải đăng ký vào những trang chuyên ngành, rồi vào đó tìm (bạn thấy điều đó ở ngay trang mình đây).
Một số trang có bán tài liệu. Nếu là sách in thì họ có thể gửi bằng bưu điện đến tay bạn. Nếu là tài liệu có đuôi file là .PDF thì bạn có thể tải về. Tất nhiên là bạn phải gửi tiền đến họ trước khi có thể tải về.

2- Cách đơn giản nhất là bạn chịu khó tìm đọc phần tài liệu lẻ, hoặc các mục thảo luận về chuyên ngành mình cần tìm hiểu, trên các trang chuyên ngành.
Từ các trang này, bạn có thể cop-dán về trang Word ở máy mình, tập hợp lại thành cuốn tài liệu riêng của mình.

Khi nhờ Google tìm, bạn cần chú ý mẹo tìm kiếm:

- Nếu tên tài liệu, thì nên dùng móc kép để đóng khung tên tài liệu đó, thi Google sẽ chỉ tìm đến chính xác tài liệu đó thôi.
Ví dụ: "sách dạy sửa chữa xe máy".

- Để tìm đến một vấn đề, thì cần tìm nhiều lần với các từ khóa khác nhau, sẽ nhận được nhiều tư liệu hơn.
Ví dụ: Cần tư liệu về côn xe máy, bạn gõ mỗi lần khác nhau:
- Côn xe máy.
- Ly hợp xe máy
Rồi lại gõ tên 1 chi tiết máy trong bộ côn đó. Ví dụ:
- Lá côn
- Lò so ép

Cứ thế, bạn sẽ tìm đến nhiều trang có nói về vấn đề mà ta cần tìm. Vào trang đó lại tìm tiếp.
Tất nhiên là phải đọc nhiều, mất nhiều thời gian. Chịu khó tí bạn nhé.

Chúc bạn vui.


Thân ái.
 

bugi_lua

Tài xế O-H
Việc giải thích thật chi tiết ở đây sẽ mất nhiều thời gian. Cũng phải có hình đã được chú thích để bạn có thể hình dung ra được.
Nhưng với tấm lòng ham học hỏi của bạn, tôi sẽ cố gắng giúp bạn. Không chi tiết hết được, nhưng sẽ đủ cho bạn nắm được nguyên lý nhé.

Xin chờ.


Thân.[DOUBLEPOST=1394443756,1394433738][/DOUBLEPOST]Chúng ta bắt đầu nhé.

Đây là hình ảnh của bộ côn, bao gồm côn trước và côn sau:

View attachment 13091

Côn, còn gọi là Ly hợp, để đóng hoặc ngắt kết nối truyền động quay.

Côn trước được lắp đồng trục với trục khuỷu, có bánh răng nhỏ ăn khớp với bánh răng lớn của bộ côn sau.
Khi côn trước dẫn động sẽ kéo theo côn sau quay, qua bộ số sẽ ra nhông trước để kéo xích làm xe di chuyển. Vì thế côn trước còn gọi là côn chủ động, côn sau gọi là côn bị động.

1- Côn trước: là loại côn ly tâm.
Gồm 1 cụm 3 búa ly tâm gắn với trục khuỷu, luôn được lò so kéo cụp vào. Và chuông (bát) côn, với phần đuôi của nó có gắn bánh răng nhỏ chủ động.

Khi tắt máy hoặc nổ máy ở chế độ ralenty, 3 búa này được lò so kéo cụp vào nên không ma sát với chuông, vì vậy không kéo côn sau quay, xe không di chuyển dù có cài số.

Khi tăng ga, lực ly tâm sẽ làm văng 3 búa này ra, ma sát với chuông, kéo chuông quay, qua bánh răng nhỏ kéo bộ côn sau quay theo. Khi giảm hếtU ga, các búa lại được thu về.


(còn tiếp)
vâng . thanks bác nhé. hiên jo bác đang công tá o dâu vậy.
Việc giải thích thật chi tiết ở đây sẽ mất nhiều thời gian. Cũng phải có hình đã được chú thích để bạn có thể hình dung ra được.
Nhưng với tấm lòng ham học hỏi của bạn, tôi sẽ cố gắng giúp bạn. Không chi tiết hết được, nhưng sẽ đủ cho bạn nắm được nguyên lý nhé.

Xin chờ.


Thân.[DOUBLEPOST=1394443756,1394433738][/DOUBLEPOST]Chúng ta bắt đầu nhé.

Đây là hình ảnh của bộ côn, bao gồm côn trước và côn sau:

View attachment 13091

Côn, còn gọi là Ly hợp, để đóng hoặc ngắt kết nối truyền động quay.

Côn trước được lắp đồng trục với trục khuỷu, có bánh răng nhỏ ăn khớp với bánh răng lớn của bộ côn sau.
Khi côn trước dẫn động sẽ kéo theo côn sau quay, qua bộ số sẽ ra nhông trước để kéo xích làm xe di chuyển. Vì thế côn trước còn gọi là côn chủ động, côn sau gọi là côn bị động.

1- Côn trước: là loại côn ly tâm.
Gồm 1 cụm 3 búa ly tâm gắn với trục khuỷu, luôn được lò so kéo cụp vào. Và chuông (bát) côn, với phần đuôi của nó có gắn bánh răng nhỏ chủ động.

Khi tắt máy hoặc nổ máy ở chế độ ralenty, 3 búa này được lò so kéo cụp vào nên không ma sát với chuông, vì vậy không kéo côn sau quay, xe không di chuyển dù có cài số.

Khi tăng ga, lực ly tâm sẽ làm văng 3 búa này ra, ma sát với chuông, kéo chuông quay, qua bánh răng nhỏ kéo bộ côn sau quay theo. Khi giảm hết ga, các búa lại được thu về.


(còn tiếp)
Bác up tiếp đi bác còn côn sau e chưa hiểu!
 

Diabay

Tài xế O-H
OK bạn. Mình đang soạn tiếp phần côn sau, sẽ gửi lên sớm nhất.

Như vậy ở phần bài mình đã trình bày ở trên, bạn đã nhận thấy 1 điều:
Côn trước là côn văng, quyết định việc lúc nào xe di chuyển khi tăng và giảm ga.
Nó là côn tự động. Nếu côn sau bị cố định không đóng cắt, thì vẫn di chuyển xe đi được như một xe ga không số.
Côn sau chỉ hoạt động ngắt và đóng khi chúng ta thao tác đổi số.


Thân
 

bugi_lua

Tài xế O-H
1- Để tìm được nguyên cuốn tài liệu trên mạng là điều khó gặp. Bạn cần biết trước tên cuốn tài liệu đó. Thậm chí bạn phải đăng ký vào những trang chuyên ngành, rồi vào đó tìm (bạn thấy điều đó ở ngay trang mình đây).
Một số trang có bán tài liệu. Nếu là sách in thì họ có thể gửi bằng bưu điện đến tay bạn. Nếu là tài liệu có đuôi file là .PDF thì bạn có thể tải về. Tất nhiên là bạn phải gửi tiền đến họ trước khi có thể tải về.

2- Cách đơn giản nhất là bạn chịu khó tìm đọc phần tài liệu lẻ, hoặc các mục thảo luận về chuyên ngành mình cần tìm hiểu, trên các trang chuyên ngành.
Từ các trang này, bạn có thể cop-dán về trang Word ở máy mình, tập hợp lại thành cuốn tài liệu riêng của mình.

Khi nhờ Google tìm, bạn cần chú ý mẹo tìm kiếm:

- Nếu tên tài liệu, thì nên dùng móc kép để đóng khung tên tài liệu đó, thi Google sẽ chỉ tìm đến chính xác tài liệu đó thôi.
Ví dụ: "sách dạy sửa chữa xe máy".

- Để tìm đến một vấn đề, thì cần tìm nhiều lần với các từ khóa khác nhau, sẽ nhận được nhiều tư liệu hơn.
Ví dụ: Cần tư liệu về côn xe máy, bạn gõ mỗi lần khác nhau:
- Côn xe máy.
- Ly hợp xe máy
Rồi lại gõ tên 1 chi tiết máy trong bộ côn đó. Ví dụ:
- Lá côn
- Lò so ép

Cứ thế, bạn sẽ tìm đến nhiều trang có nói về vấn đề mà ta cần tìm. Vào trang đó lại tìm tiếp.
Tất nhiên là phải đọc nhiều, mất nhiều thời gian. Chịu khó tí bạn nhé.

Chúc bạn vui.


Thân ái.
o
nhanh bác nhé. bác cho em hỏi cai côn sau này. sao nó k tán chặt luôn may cái dinh tán di m lai dể có độ rơ nhu vạyView attachment 13840
nhanh bác nhé. bác cho em hỏi cai côn sau này. sao nó k tán chặt luôn may cái dinh tán di m lai dể có độ rơ nhu vạyView attachment 13840
Theo e biết là vì nếu ta tán chặt vào thì khi ta bắt ốc chặt vào nó sẽ bó với trục số khí nó quay trục sẽ quay theo, mà đã quay theo thì cần gì lá côn làm xe tay ga cho rôi. Ý kiến riêng ko bít đúng hay sai mấy cụ chém nhẹ :)
 

daica1982

Bán Chuyên
ý em là 6 cái đinh tan kia cơ. bác nhin hình trên thì biết
Khi tăng giảm ga,chuyển số sẽ sinh ra trấn động cơ học,nếu tán chết sớm muộn cũng bị đề ra thôi.Tháo 6 đinh tán bên trong là 6cao su giảm trấn,giảm thiểu tiếng kêu khi máy nổ găng ty và khi đổi số
Còn đinh tán vẫn phải chặt đấy,chỉ có bánh răng và phần chứa lá côn có đo rơ cho phép thôi
 

Diabay

Tài xế O-H
Tiếp:

2- Côn sau: Là loại côn lá ép. Thường ép dính truyền động, chỉ mở khi có thao tác chuyển số.

con sau.jpg


Với các lá côn phíp có các tai ngoài để cài vào bát côn, xen lá côn thép có răng trong để ăn khớp với ổ trong. Các lá này được ép sát vào nhau để truyền tải nhờ 4 lò so, có mặt bích ngoài với ổ bi ở giữa để ép tách các lá côn khi chuyển số:
a_2012106164229_lacon.jpg


Đây là hình ảnh vẽ lắp của 2 bộ côn:
lyhopDream.jpg



Trên cần số có gắn cần móc chuyển số và cần gạt tấm 3 chấu ép côn. 2 tác động này được diễn ra đồng thời khi ta sang số.

Để có điểm tỳ cho tấm 3 chấu ép mở côn, và có thể chỉnh được khoảng ép mở côn hợp lý, người ta gắn ở vách máy 1 bộ tỳ, với 1 vít chỉnh và 1 ê cu để khóa giữ vít này, đó là vít mà thợ thường gọi là vít chỉnh côn.

Chúc các bạn vui.


Thân.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên