Cái hệ thống siêu nạp của kawasaki thực chất nó là phiên bản khác của tăng áp trên ô tô.
1- Nhiệm vụ: giống nhau, tăng lượng không khí vào buồng đốt, nâng cao công suất động cơ.
2- Cấu tạo:
- Nó chính là cái bơm. Có các loại (bơm piston, bơm li tâm, bơm trục vít, hướng trục, bánh răng...)
- Hệ thống siêu nạp của Kawasaki vẫn giống tăng áp thông thường - li tâm
3- Nguyên lý hoạt động:
3.1- Sử dụng động năng để làm quay tuabin như:
- Dòng khí xả động cơ ( đa phần ô tô đang sử dụng) Nhược điểm là công suất thấp, phải đạt tốc độ, có luồng khí xả mạnh thì em nó mới hoạt động. Nhược điểm nữa mà cụ đang quan tâm là: nó bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ khí xả làm cho không khí đưa vào buồng đốt cũng bị nóng theo, nên mới có bộ làm mát khí nạp. To, cồng kềnh. Ưu điểm: không tiêu hao công suất.
- Loại 2 là dùng chính động năng động cơ, sử dụng dây cu roa hoăc bánh răng lai từ động cơ làm cho tua bin quay bơm khí vào động cơ. Nhược điểm là: tiêu hao công có ích của động cơ vì phải lai em nó. Ưu điểm: cụ muốn em nó hoạt động ở tốc độ bao nhiêu cũng được, cứ trục khuỷu quay là nó chạy. Và muốn công suất của nó bao nhiêu cũng được. (Thiết kế tỉ số truyền của bánh răng cho phù hợp). Vì nó không bị ảnh hưởng của hệ thống nạp nên môi chất (không khí) của em nó vào buồng đốt mát hơn.
Đây là hệ thống của kawasaki cụ hỏi đấy
- Loại 3: Sử dụng điện năng lf quay mô tơ điện. Hay còn gọi là tubor điện. Có ở 1 số dòng xe Đức. Ưu: cấu tạo đơn giản, ko cần bộ làm mát. Nhưng công suất thì thấp hơn loại 2. Cụ có thể thiết kế e nó lúc nào hoạt động cũng được.
Còn hệ thống siêu nạp phải nói đến cái bơm trục vít sử dụng động năng lấy từ trục khuỷu thì có lẽ sẽ khủng nhất.
Đến đây em mờ mắt rồi. Có cụ nào tung chưởng giúp e nữa bằng hình ảnh thì tốt quá không e lại bị chém