Phóng Viên Ô Hát
Moderator
Chuyên mục Người trong nghề hôm nay sẽ trò chuyện cùng một bác tính đến nay đã có 10 năm tuổi nghề chuyên sửa chữa máy công trình.
Mặc dù tuổi đời còn rất trẻ sinh năm 1994 nhưng chàng trai Ninh Bình: Đinh Công Văn này “rất có tiếng trong giới” máy công trình. Thật tình cờ khi OTO-HUI liên hệ đúng thời điểm bác sắp cán mốc 10 năm tuổi nghề.
Sau nhiều năm “lăn lộn” với nghề nên cũng có chút tiếng tăm và uy tín. Rất nhiều pan bệnh khó máy công trình từ Hà Giang, Lạng Sơn cho tới Bình Dương, Cà Mau, Phú Quốc, bác ấy đều đã đặt chân tới. Bởi vậy bác Văn toàn đi công tác xa nhà có khi 1 tuần hoặc 1 tháng hoặc lâu hơn mới về nhà 1 lần.
Mỗi chuyến đi thì đều đầy vất vả, nắng mưa gió rét. Nào là ngồi máy bay, ô tô, xe máy và cả đi bộ mới tới được nơi các công trường.
Niềm vui nhất với nghề đối với bác Văn là lúc sửa chữa được thiết bị máy móc hoạt động bình thường, mừng cho cả mình cả chủ phương tiện. Nhờ đi nhiều, di chuyển nhiều, nghề cũng tạo điều kiện cho bác ấy giao lưu và khám phá con người, văn hóa, món ăn, phong tục và danh thắng trên những địa phương. Vừa làm vừa chơi!
Bác Văn cũng chia sẻ thật lòng rằng thời gian đầu cũng thấy tiếc là tại sao mình chọn nghề này: Vất vả - Lấm lem – Thu nhập không cao. Nhưng mãi rồi bác cũng thấy quen. Gia đình hỗ trợ động viên, vợ thấu hiểu. Thấm thoát cái đã gần 10 năm, chợt nhận ra vì nghề đôi khi nó còn là cái nghiệp. Giờ nó không chỉ là phương tiện kiếm cơm mà còn cho mình được cả một cuộc sống!
Mặc dù tuổi đời còn rất trẻ sinh năm 1994 nhưng chàng trai Ninh Bình: Đinh Công Văn này “rất có tiếng trong giới” máy công trình. Thật tình cờ khi OTO-HUI liên hệ đúng thời điểm bác sắp cán mốc 10 năm tuổi nghề.
Đặc thù của nghề này phải đi xa!
Không giống như sửa xe ô tô tải và du lịch làm việc tại xưởng, trạm dịch vụ, gara ô tô có địa điểm cố định, đặc thù của nghề sửa chữa máy công trình phải di chuyển nhiều toàn vùng khó khăn biên giới hải đảo vùng sâu vùng xa. Điều kiện ăn ở điều kiện trang thiết bị đồ nghề cũng không thể đầy đủ.Sau nhiều năm “lăn lộn” với nghề nên cũng có chút tiếng tăm và uy tín. Rất nhiều pan bệnh khó máy công trình từ Hà Giang, Lạng Sơn cho tới Bình Dương, Cà Mau, Phú Quốc, bác ấy đều đã đặt chân tới. Bởi vậy bác Văn toàn đi công tác xa nhà có khi 1 tuần hoặc 1 tháng hoặc lâu hơn mới về nhà 1 lần.
Mỗi chuyến đi thì đều đầy vất vả, nắng mưa gió rét. Nào là ngồi máy bay, ô tô, xe máy và cả đi bộ mới tới được nơi các công trường.
Vui vì pan bệnh xử lý được, Thích vì được giao lưu và khám phá khắp nơi
Niềm vui nhất với nghề đối với bác Văn là lúc sửa chữa được thiết bị máy móc hoạt động bình thường, mừng cho cả mình cả chủ phương tiện. Nhờ đi nhiều, di chuyển nhiều, nghề cũng tạo điều kiện cho bác ấy giao lưu và khám phá con người, văn hóa, món ăn, phong tục và danh thắng trên những địa phương. Vừa làm vừa chơi!
Bác có điều gì tiếc nuối khi đã chọn nghề sửa chữa máy công trình không?
Bác Văn cũng chia sẻ thật lòng rằng thời gian đầu cũng thấy tiếc là tại sao mình chọn nghề này: Vất vả - Lấm lem – Thu nhập không cao. Nhưng mãi rồi bác cũng thấy quen. Gia đình hỗ trợ động viên, vợ thấu hiểu. Thấm thoát cái đã gần 10 năm, chợt nhận ra vì nghề đôi khi nó còn là cái nghiệp. Giờ nó không chỉ là phương tiện kiếm cơm mà còn cho mình được cả một cuộc sống!