Máy khởi động

dangconghoang
Bình luận: 7Lượt xem: 850

dangconghoang

Tài xế O-H
Ai giải thích giúp em biểu đồ này của máy khởi động với !
upload_2021-6-27_21-32-33.png
 

Distance404

Tài xế O-H
Ai giải thích giúp em biểu đồ này của máy khởi động với !
View attachment 108256
Đầu tiên mình xét đường tốc độ trước cho dễ nhé
1. Tốc độ:
Theo như đồ thị thì đường đặc tuyến của motor bắt đầu ở tại tung độ 7000 v/ph (giả sử là vậy), và chạy tiệp cận hoành độ 50A cũng tức là motor nếu cho chạy không tải thì nó sẽ chạy ở tốc độ tối da 7000 v/ph và ăn một dòng điện có cường độ 50A. Ngay khi bánh răng motor ăn khớp với bánh đà, đường biểu thị của motor đổ dốc hướng xuống nhanh chóng là do chịu tải khi phải quay toàn bộ khối lượng trục khuỷu, bánh đà, piston, ... và còn cả tải tạo ra bởi sức nén bên trong buồng đốt. Giả sử nếu ta cứ tiếp tục tăng tải lên lớn đến mức mà motor phải ngừng quay thì lúc này motor sẽ ăn dòng rất lớn lên đến 350A.
Tải càng lớn -> motor quay càng chậm -> dòng ăn càng lớn
Cái này bác có thể thí nghiệm bằng cách mua motor DC đồ chơi tầm 20k, cấp điện cho nó quay rồi dùng kềm kẹp cứng trục quay của nó lại. Vài giây sau là bác sẽ thấy motor nóng lên rồi bốc khói cháy ngay.
Tốc độ.png

2. Momen:
Đường biểu thị momen bắt đầu từ hoành độ 50A vì tại đó motor bắt đầu chịu tải. Sau đó do cường độ dòng điện lúc này đang tăng, từ trường do cuộn dây sinh ra tăng, lực quay motor cũng tăng, kéo theo momen do motor sinh ra cũng tăng theo công thức M = N*B*I*S*sinθ. Như trên biểu đồ thì tại hoành độ 400A, momen do motor sinh ra là cỡ 11N.m
Mômen.png

3. Điện áp:
Bình ắc quy lúc đầu ở mức 12V, sau đó do motor quay nên bị sụt áp xuống còn cỡ 11V. Theo công thức V = I*R, do R của cả hệ thống là không đổi nên nếu cường độ dòng điện càng tăng lên, thì điện áp đo tại bình sẽ càng giảm đi. Kết quả là đồ thị của điện áp chúc xuống.
Điện áp.png

4. Công suất:
Trước tiên ta sẽ xét biểu đồ của điện áp và cường độ dòng điện theo thời gian
Đồ thị I và V.png
Thì như bác thấy, khi I càng tăng thì V sẽ càng giảm và ngược lại. Theo công thức P = V*I thì để P đạt giá trị lớn nhất thì 2 giá trị V và I phải bằng nhau, và đó chính là cái điểm giao nhau của 2 đường đó
Đồ thị I và V - Copy.png
Còn tập hợp các điểm ngã về 2 phía của đỉnh đó ta sẽ được 1 cung parabol
Công suất.png

Nếu có gì sai sót thì các bác góp ý nhé ^^
 

Distance404

Tài xế O-H
Còn về ứng dụng phổ biến nhất của cái đồ thị này thì ta có thể dùng tính tương quan giữa tải, momen, điện áp, cường độ dòng điện để test độ nén tương đối (relative compression test) giữa các xylanh với nhau. Độ nén của buồng đốt càng lớn, lực cần để quay động cơ vượt qua thời điểm nén đó càng lớn, cường độ dòng điện cần để quay motor càng lớn, độ sụt áp sẽ càng lớn.
Ví dụ khi test bằng cách đo cường độ dòng điện dùng ampe kềm
subaruwaveform1.jpg

Khi đo độ sụt áp tại bình ắc quy
1.png

Và tất nhiên đây chỉ là test tính tương đối giữa các xylanh thôi, không chuẩn bằng cách đo áp suất buồng đốt được :D
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên