Máy bơm là máy thủy lực có tác dụng chuyển năng lượng cơ học của động cơ thành năng lượng thủy lực của chất lỏng.
Trong hệ thống truyền động thủy lực, người ta sử dụng máy bơm dạng thể tích. Ngoài loại máy bơm dạng thể tích thì còn có một loại khác nữa là máy bơm dạng cánh đẩy, được sử dụng nhiều hơn ở dân dụng và công nghiệp. Ở đây chúng ta chỉ nhắc đến loại máy bơm dạng thể tích, một phần tử không thể thiếu trong hệ thống truyền động thủy lực. Ở loại máy bơm này, không phụ thuộc vào đặc điểm cấu tạo, sự hút và đẩy chất lỏng diễn ra nhờ sự tăng và giảm một cách có thứ tự thể tích hình học của khoang làm việc. Khoang làm việc của máy bơm là một không gian riêng biệt ở trong máy bơm mà nếu thay đổi vị trí của nó sẽ dẫn đến tăng hoặc giảm thể tích của nó. Trong quá trình làm việc của máy bơm, những khoang làm việc mà ở đó thể tích đang tăng sẽ nối với đường hút, còn những khoang mà ở đó thể tích đang giảm được nối với đường đẩy của máy bơm.
Đại lượng đặc trưng cho máy bơm là Thể tích làm việc, đó là thể tích của chất lỏng được đẩy ra khỏi máy bơm khi trục dẫn quay được 1 vòng (thường đo bằng cm3).
Lựu lượng của máy bơm là lượng chất lỏng được chuyển qua máy bơm vào hệ thủy lực, được tính bằng công thức:
Qmb = (V*n)/1000
Qmb – Lưu lượng máy bơm (cm3/phút)
n- tần số quay của trục (1/phút),
V – Thể tích làm việc (cm3).
Lưu lượng thực tế của máy bơm thấp hơn lượng tính toán do một phần chất lỏng không chảy theo lối xả mà chảy ra qua các khe hở giữa các chi tiết trong máy bơm. Lượng chất lỏng mất mát này bằng khoảng 3-15% lượng tính toán. Như vậy hiệu suất về mặt thể tích đạt từ 85-97%.
Công suất của máy bơm là công suất do máy bơm tiêu tốn được truyền dẫn từ động cơ.
Nmb = Nci/ɳ
Nmb – Công suất máy bơm (W),
Nci – công suất có ích của máy bơm, Nci = (P*Qmb)/60
P – áp suất làm việc của máy bơm.
ɳ - hiệu suất của máy bơm.
Dựa vào đặc điểm cấu tạo của máy bơm dạng thể tích, người ta phân chúng thành các loại:
-Pittong dọc trục
-Pittong hướng tâm
-Dạng bánh răng
-Dạng cách gạt quay
-Dạng trục xoắn ốc.
Trong hệ thống truyền động thủy lực, người ta sử dụng máy bơm dạng thể tích. Ngoài loại máy bơm dạng thể tích thì còn có một loại khác nữa là máy bơm dạng cánh đẩy, được sử dụng nhiều hơn ở dân dụng và công nghiệp. Ở đây chúng ta chỉ nhắc đến loại máy bơm dạng thể tích, một phần tử không thể thiếu trong hệ thống truyền động thủy lực. Ở loại máy bơm này, không phụ thuộc vào đặc điểm cấu tạo, sự hút và đẩy chất lỏng diễn ra nhờ sự tăng và giảm một cách có thứ tự thể tích hình học của khoang làm việc. Khoang làm việc của máy bơm là một không gian riêng biệt ở trong máy bơm mà nếu thay đổi vị trí của nó sẽ dẫn đến tăng hoặc giảm thể tích của nó. Trong quá trình làm việc của máy bơm, những khoang làm việc mà ở đó thể tích đang tăng sẽ nối với đường hút, còn những khoang mà ở đó thể tích đang giảm được nối với đường đẩy của máy bơm.
Đại lượng đặc trưng cho máy bơm là Thể tích làm việc, đó là thể tích của chất lỏng được đẩy ra khỏi máy bơm khi trục dẫn quay được 1 vòng (thường đo bằng cm3).
Lựu lượng của máy bơm là lượng chất lỏng được chuyển qua máy bơm vào hệ thủy lực, được tính bằng công thức:
Qmb = (V*n)/1000
Qmb – Lưu lượng máy bơm (cm3/phút)
n- tần số quay của trục (1/phút),
V – Thể tích làm việc (cm3).
Lưu lượng thực tế của máy bơm thấp hơn lượng tính toán do một phần chất lỏng không chảy theo lối xả mà chảy ra qua các khe hở giữa các chi tiết trong máy bơm. Lượng chất lỏng mất mát này bằng khoảng 3-15% lượng tính toán. Như vậy hiệu suất về mặt thể tích đạt từ 85-97%.
Công suất của máy bơm là công suất do máy bơm tiêu tốn được truyền dẫn từ động cơ.
Nmb = Nci/ɳ
Nmb – Công suất máy bơm (W),
Nci – công suất có ích của máy bơm, Nci = (P*Qmb)/60
P – áp suất làm việc của máy bơm.
ɳ - hiệu suất của máy bơm.
Dựa vào đặc điểm cấu tạo của máy bơm dạng thể tích, người ta phân chúng thành các loại:
-Pittong dọc trục
-Pittong hướng tâm
-Dạng bánh răng
-Dạng cách gạt quay
-Dạng trục xoắn ốc.