Tai nan giao thông đang là mối quan tâm rất lớn không chỉ các cơ quan có chức năng liên quan đến giao thông mà ngay cả những nhà nghiên cứu KHCN. Người ta tìm cách làm sao để giảm thiểu được mọi sự cố về an toàn giao thông một cách tối đa. Vì thế, việc nâng cao độ an toàn cho các loại phụ tùng ôtô, xe máy luôn được các chuyên gia quan tâm. Trong số các phụ tùng xe như má phanh, hệ thống giảm sóc, săm lốp, v.v... thì lốp xe là một trong nhưng bộ phận luôn được quan tâm hàng ngày. Lốp của bánh xe là một trong những bộ phận duy nhất của xe luôn tiếp xúc với mặt đường có nhiệm vụ mang toàn bộ tải trọng của chiếc xe, đồng thời truyền tải các lực lái, phanh, quẹo cua và hấp thụ các chấn động xảy ra trên đường đối với xe. Để hoàn thành được nhiệm vụ này, lốp phải được cấu tạo sao cho có khả năng thích ứng cao, có khả năng giảm chấn tốt và đặc biệt phải bền với mọi tác động và bền theo thời gian. Đó chính là đảm bảo tốt nhất cho sự an toàn của hành khách trên xe và người lái.
Do sự khác nhau về hướng và cấu tạo của sợi mành trong thân lốp, lốp xe hiện được chia thành hai kiểu (loại), đó là là lốp mành chéo (BIAS) và lốp radial. Lốp BIAS là loại lốp đang được sản xuất phổ biến ở các cơ sở công nghiệp cao su nước ta.
Ở lốp BIAS, thân lốp được cấu tạo từ các lớp sợi mành có hướng chéo nhau, tạo góc khoảng 50 độ với đường hướng tâm của lốp, mặt lốp tạo thành mạng lưới hình thoi do các tầng vải mành chéo nhau (tối đa có thể 5 đến 6 lớp). Các vân có khả năng co giãn khi lốp chịu tải. Do lốp mành chéo có hông lốp dày nên khi lốp chuyển động sẽ gây ra dịch chuyển nội sinh khối lượng lớn và toả nhiều nhiệt. Ngoài ra khi mặt lốp chỉ tiếp xúc với mặt đường thì chỉ tiếp xúc với một diện tích hình elip nhỏ khi không chịu tải, còn khi chịu tải, lốp bị bẹp xuống, tải càng lớn vải lốp càng bị bẹp nhiều trong khi đỉnh lốp có khuynh hướng bị nhấc lên, do đó làm giảm độ bám đường, đồng thời do nặng nên đáp ứng với tay lái không tốt.
Thân lốp radial bao gồm một hay hai sợi mành song song với nhau chạy theo hướng xuyên tâm (tạo góc 90 độ so với hướng chu vi của lốp). Do chỉ cấu tạo từ một hoặc hai lớp mành sợi song song nhau nên hông lốp radian thường mỏng và có khả năng chịu uốn, gấp rất tốt. Hơn nữa khi chuyển động trên đường lốp ít sinh nhiệt do ma sát nội ít hơn và do nhẹ nên việc điều khiển dễ dàng hơn và lượng mài mòn cũng ít hơn.
Tầng hoãn xung của lốp radian là sợi thép (còn gọi là bố thép) nằm gần như song song với hướng chu vi của lốp (10 - 300) tạo góc 90 độ cho sợi mành thân lốp và tạo thành mạng lưới đặc trưng cho lốp radian. Nhờ cấu trúc này, mặt lốp ít bị biển dạng trong quá trình lốp lăn trên mặt đường, do đó lốp bám đường tốt hơn và đáp ứng tốt hơn khi lái. Bên ngoài tầng hoãn xung thép của lốp radial là lớp vải bọc bố thép, thường là sợi nylon có tác dụng chống sự giãn nở của lốp do lực ly tâm sinh ra trong quá trinh lốp chạy ở tốc độ cao. Ngay cả khi không có tải, mặt lốp radial cũng tiếp xúc tốt với mặt đường bằng một mặt phẳng. Khi chịu tải. diện tích này sẽ kéo dài thêm nhưng bể rộng ít thay đổi và các hoa lốp vẫn tiếp xúc tốt với mặt đường.
Tóm lại, kết cấu của lốp radial cho phép tạo ra sự tiếp xúc ma sát giữa lốp với mặt đường và tăng độ an toàn cho người lái. Điều này đạt được là do sự tiếp xúc mặt đường của lốp hầu như không thay đổi, ngay cả khi quẹo cua, trái ngược với lốp BIAS, thướng bị mất một phần diện tích tiếp xúc mặt đường khi quẹo cua. Lốp BIAS phải dùng săm bên trong, nên không an toàn khi chạy tốc độ cao. Trong khi ở lốp Radial, săm và lốp thường đã được tổ hợp thành một sản phẩm ( lốp không săm), vì vậy người lái xe không phải dừng lại ngay để thay lốp khi bị cán đinh mà còn có thể chạy được tiếp hàng chục km trước khi đến trạm sửa chữa, thay thế.
Khoảng những năm 50 của thề kỷ XX, những chiếc lốp radial dầu tiên ra đời. Từ đó đến nay, công nghiệp chế tạo lốp ô tô ở các nước tiên tiến như Mỹ, Nhật, Pháp đều sản xuất lốp radial (100%). Ở các nước đang phát triển, tỉ lệ lốp radial được sản xuất và sử dụng cũng đang tăng lên.
Do công nghệ sản xuất phức ệap, đòi hỏi vốn đầu tư lớn nên phải đạt công suất lớn mới đảm bảo có lãi, nên lốp radial chủ yếu chỉ được sản xuất ở những hãng lớn, hoặc các tập đoàn đa quốc gia. Riêng tại Việt Nam cho đến thời điểm 2002, 100% lốp radial sử dụng trên thị trường vẫn là nhập từ nước ngoài. Theo thống kê, nhu cầu sử dụng lốp radial hàng năm ở nước ta hiện nay là hàng triệu chiếc.
Năm 2003. Công ty Công nghiệp Cao su Miền Nam (CASUMINA) thuộc Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam đã đầu tư hang trăm tỷ đồng để nghiên cứu, sản xuất thành công lốp radial cỡ vành nhỏ (13-14 inch) cho ô tô du lịch. Sản phẩm đã được trao giải thưởng VIFOTEC và đã có bán trên thị trường. Hiện tại Công ty đang tiếp tục hoàn thiện quy trình công nghệ để đưa ra thị trường các sản phẩm lốp radial có chất lượng cao và các cỡ lớn hơn phục vụ xe tai, xe bus. Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam cũng đang có dự án lớn sản xuất lốp radial quy mô 2 triệu chiếc/ năm. Đây là một hướng quan trọng cho phát triển ngành công nghiệp cao su nội địa, góp phần giảm lượng ngoại tệ nhập khẩu, da dạng hoá nguồn hàng cũng như tăng giá trị cho nguyên liệu cao su tự nhiên ở nước ta.
Nguồn từ vinachem
Do sự khác nhau về hướng và cấu tạo của sợi mành trong thân lốp, lốp xe hiện được chia thành hai kiểu (loại), đó là là lốp mành chéo (BIAS) và lốp radial. Lốp BIAS là loại lốp đang được sản xuất phổ biến ở các cơ sở công nghiệp cao su nước ta.
Ở lốp BIAS, thân lốp được cấu tạo từ các lớp sợi mành có hướng chéo nhau, tạo góc khoảng 50 độ với đường hướng tâm của lốp, mặt lốp tạo thành mạng lưới hình thoi do các tầng vải mành chéo nhau (tối đa có thể 5 đến 6 lớp). Các vân có khả năng co giãn khi lốp chịu tải. Do lốp mành chéo có hông lốp dày nên khi lốp chuyển động sẽ gây ra dịch chuyển nội sinh khối lượng lớn và toả nhiều nhiệt. Ngoài ra khi mặt lốp chỉ tiếp xúc với mặt đường thì chỉ tiếp xúc với một diện tích hình elip nhỏ khi không chịu tải, còn khi chịu tải, lốp bị bẹp xuống, tải càng lớn vải lốp càng bị bẹp nhiều trong khi đỉnh lốp có khuynh hướng bị nhấc lên, do đó làm giảm độ bám đường, đồng thời do nặng nên đáp ứng với tay lái không tốt.
Thân lốp radial bao gồm một hay hai sợi mành song song với nhau chạy theo hướng xuyên tâm (tạo góc 90 độ so với hướng chu vi của lốp). Do chỉ cấu tạo từ một hoặc hai lớp mành sợi song song nhau nên hông lốp radian thường mỏng và có khả năng chịu uốn, gấp rất tốt. Hơn nữa khi chuyển động trên đường lốp ít sinh nhiệt do ma sát nội ít hơn và do nhẹ nên việc điều khiển dễ dàng hơn và lượng mài mòn cũng ít hơn.
Tầng hoãn xung của lốp radian là sợi thép (còn gọi là bố thép) nằm gần như song song với hướng chu vi của lốp (10 - 300) tạo góc 90 độ cho sợi mành thân lốp và tạo thành mạng lưới đặc trưng cho lốp radian. Nhờ cấu trúc này, mặt lốp ít bị biển dạng trong quá trình lốp lăn trên mặt đường, do đó lốp bám đường tốt hơn và đáp ứng tốt hơn khi lái. Bên ngoài tầng hoãn xung thép của lốp radial là lớp vải bọc bố thép, thường là sợi nylon có tác dụng chống sự giãn nở của lốp do lực ly tâm sinh ra trong quá trinh lốp chạy ở tốc độ cao. Ngay cả khi không có tải, mặt lốp radial cũng tiếp xúc tốt với mặt đường bằng một mặt phẳng. Khi chịu tải. diện tích này sẽ kéo dài thêm nhưng bể rộng ít thay đổi và các hoa lốp vẫn tiếp xúc tốt với mặt đường.
Tóm lại, kết cấu của lốp radial cho phép tạo ra sự tiếp xúc ma sát giữa lốp với mặt đường và tăng độ an toàn cho người lái. Điều này đạt được là do sự tiếp xúc mặt đường của lốp hầu như không thay đổi, ngay cả khi quẹo cua, trái ngược với lốp BIAS, thướng bị mất một phần diện tích tiếp xúc mặt đường khi quẹo cua. Lốp BIAS phải dùng săm bên trong, nên không an toàn khi chạy tốc độ cao. Trong khi ở lốp Radial, săm và lốp thường đã được tổ hợp thành một sản phẩm ( lốp không săm), vì vậy người lái xe không phải dừng lại ngay để thay lốp khi bị cán đinh mà còn có thể chạy được tiếp hàng chục km trước khi đến trạm sửa chữa, thay thế.
Khoảng những năm 50 của thề kỷ XX, những chiếc lốp radial dầu tiên ra đời. Từ đó đến nay, công nghiệp chế tạo lốp ô tô ở các nước tiên tiến như Mỹ, Nhật, Pháp đều sản xuất lốp radial (100%). Ở các nước đang phát triển, tỉ lệ lốp radial được sản xuất và sử dụng cũng đang tăng lên.
Do công nghệ sản xuất phức ệap, đòi hỏi vốn đầu tư lớn nên phải đạt công suất lớn mới đảm bảo có lãi, nên lốp radial chủ yếu chỉ được sản xuất ở những hãng lớn, hoặc các tập đoàn đa quốc gia. Riêng tại Việt Nam cho đến thời điểm 2002, 100% lốp radial sử dụng trên thị trường vẫn là nhập từ nước ngoài. Theo thống kê, nhu cầu sử dụng lốp radial hàng năm ở nước ta hiện nay là hàng triệu chiếc.
Năm 2003. Công ty Công nghiệp Cao su Miền Nam (CASUMINA) thuộc Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam đã đầu tư hang trăm tỷ đồng để nghiên cứu, sản xuất thành công lốp radial cỡ vành nhỏ (13-14 inch) cho ô tô du lịch. Sản phẩm đã được trao giải thưởng VIFOTEC và đã có bán trên thị trường. Hiện tại Công ty đang tiếp tục hoàn thiện quy trình công nghệ để đưa ra thị trường các sản phẩm lốp radial có chất lượng cao và các cỡ lớn hơn phục vụ xe tai, xe bus. Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam cũng đang có dự án lớn sản xuất lốp radial quy mô 2 triệu chiếc/ năm. Đây là một hướng quan trọng cho phát triển ngành công nghiệp cao su nội địa, góp phần giảm lượng ngoại tệ nhập khẩu, da dạng hoá nguồn hàng cũng như tăng giá trị cho nguyên liệu cao su tự nhiên ở nước ta.
Nguồn từ vinachem