dangnamphong
Tài xế O-H
Kinh nghiệm lái xe đi trên đường trơn trượt khi trời mưa
Vào mùa mưa, khi lái xe trên những cung đường trơn trượt, sình lầy, các bác tài rất dễ gặp hiện tượng lốp xe bị trượt và mất kiểm soát. Ngoài ra, các vấn đề như kính mờ, đọng hơi, tầm nhìn bị hạn chế cũng gây ra khó khăn trong việc di chuyển.
Theo kinh nghiệm lái xe ô tô các chuyên gia, dưới đây là một số điều các bác tài xế nên làm để di chuyển an toàn.
Theo kinh nghiệm lái xe ô tô các chuyên gia, dưới đây là một số điều các bác tài xế nên làm để di chuyển an toàn.
Giảm tốc độ xuống 1/3
Khi đi vào trời mưa, một trong những nỗi ám ảnh của các tài xế khi lái xe là hiện tượng "trượt nước". Sự nguy hiểm dường như tăng gấp đôi nếu tài xế lái xe ở tốc độ cao trên cao tốc.
Hiện tượng "trượt nước" gặp phải khi một chiếc lốp đi qua một khối lượng nước lớn lớn hơn nó và nước không thể phân tán hết. Tuy nhiên, áp lực nước ở bánh trước đẩy nước dưới lốp xe, làm tách lốp khỏi mặt đường, do vậy làm xe mất lực kéo. Điều này dẫn đến việc xe bị mất lái do bị mất lực kéo.
Vì vậy kinh nghiệm lái xe quan trọng nhất khi gặp trời mưa là giảm tốc độ xuống ngưỡng an toàn. Tốc độ lái trên cao tốc khi gặp trời mưa chỉ nên bằng 2/3 tốc độ bình thường.
Hiện tượng "trượt nước" gặp phải khi một chiếc lốp đi qua một khối lượng nước lớn lớn hơn nó và nước không thể phân tán hết. Tuy nhiên, áp lực nước ở bánh trước đẩy nước dưới lốp xe, làm tách lốp khỏi mặt đường, do vậy làm xe mất lực kéo. Điều này dẫn đến việc xe bị mất lái do bị mất lực kéo.
Vì vậy kinh nghiệm lái xe quan trọng nhất khi gặp trời mưa là giảm tốc độ xuống ngưỡng an toàn. Tốc độ lái trên cao tốc khi gặp trời mưa chỉ nên bằng 2/3 tốc độ bình thường.
Lựa chọn chế độ lái phù hợp
Hiện nay trên nhiều dòng xe đã trang bị các chế độ lái khác nhau, như chế độ lái đường tuyết, sình lầy, cát,... Tài xế nên chuyển sang chế độ phù hợp để hệ thống điều khiển trên xe hoạt động hiệu quả nhất.
Ở các dòng xe SUV, bán tải còn có thêm cần số phụ hay cần số dạng núm xoay để giúp các tài xế lựa chọn được điều kiện vận hành. Khi gặp địa hình trơn trượt, người lái có thể chọn một số chế độ gài cầu sau:
- 4H - Chế độ 2 cầu nhanh để dẫn động với 4 bánh ở tốc độ cao, thường được sử dụng trên điều kiện đường trơn, đường sỏi độ bám đường kém, đặc biệt điều kiện đường cua, dốc trơn trượt.
- 4L - Chế độ 2 cầu chậm để dẫn động 2 bánh với tốc độ thấp, phù hợp để chạy đường rừng, lội bùn, lội sông.
- 4LLc - Chế độ 2 cầu thấp kết hợp với khóa vi sai trung tâm, chế độ này sử dụng khi xe cần lực kéo mạnh mẽ giúp xe vượt qua những hố lầy và địa hình hiểm trở.
Tùy thuộc vào từng loại địa hình mà người lái chuyển sang chế độ gài cầu thích hợp, việc chuyển các chế độ cầu cũng phải tuân thủ một số nguyên tắc nhất định.
Ở các dòng xe SUV, bán tải còn có thêm cần số phụ hay cần số dạng núm xoay để giúp các tài xế lựa chọn được điều kiện vận hành. Khi gặp địa hình trơn trượt, người lái có thể chọn một số chế độ gài cầu sau:
- 4H - Chế độ 2 cầu nhanh để dẫn động với 4 bánh ở tốc độ cao, thường được sử dụng trên điều kiện đường trơn, đường sỏi độ bám đường kém, đặc biệt điều kiện đường cua, dốc trơn trượt.
- 4L - Chế độ 2 cầu chậm để dẫn động 2 bánh với tốc độ thấp, phù hợp để chạy đường rừng, lội bùn, lội sông.
- 4LLc - Chế độ 2 cầu thấp kết hợp với khóa vi sai trung tâm, chế độ này sử dụng khi xe cần lực kéo mạnh mẽ giúp xe vượt qua những hố lầy và địa hình hiểm trở.
Tùy thuộc vào từng loại địa hình mà người lái chuyển sang chế độ gài cầu thích hợp, việc chuyển các chế độ cầu cũng phải tuân thủ một số nguyên tắc nhất định.
Hạn chế đạp lút phanh
Theo quán tính, khi đi trên những cung đường trơn trượt nếu gặp tình huống cần phải sử dụng phanh, các bác tài thường có thói quen đạt lút chân phanh. Tuy nhiên, nếu còn đủ thời gian phản ứng, các bác tài hãy sử dụng kỹ thuật nhấp nhả phanh từ từ, vì nếu đạt lút trong trường hợp này rất dễ gặp phải hiện tượng bó phanh dẫn đến việc xe bị văng mạnh sang một bên.
Giữ chặt vô lăng
Khi đi trên đường trơn, ngoài tình huống đạp phanh gấp nhiều tài xế còn có thói quen đánh lái mạnh. Đây lại là một sai lầm và chỉ làm cho tình huống tệ hơn. Trên những đoạn đường trơn, xe dễ bị chệch làn đường, trong tình huống này, tài xế nên giữ chặt vô lăng theo hướng đường trượt và nhấp nhả phanh từ từ cho đến khi lấy lại quyền kiểm soát xe.
Mở góc lái lớn và đi ở phần tim đường
Theo kinh nghiệm lái xe, nếu tài xế mở góc cua hẹp sẽ rất dễ gặp hiện tượng thiếu lái. Vì vậy, khi mở lái ở các góc cua, cố gắng mở rộng nhất có thể. Một kinh nghiệm nữa mà các bác tài cần nhớ là nên đi phần tim đường, vì phần này thường cao hơn hai bên rìa, sẽ ít nguy cơ hơn dính phải ổ gà hay vũng nước đọng.
Bám theo vệt lốp xe trước
Khi di chuyển trên những đoạn đường sình lầy, tài xế nên bám theo vệt của lốp xe trước. Bởi xe trước đã dọn đường sẵn, giúp lốp các xe sau tăng độ bám đường. Do đó chỉ cần lái xe theo vệt lốp này, bánh xe sẽ đỡ bị trơn trượt hơn.
Không đi vào các vũng nước đọng trên đường
Những vũng đục trên đường thường là các ổ gà hoặc các vũng nước sâu, các bác tài nên tránh đi vào những khu vực này. Nếu gặp vũng nước lớn phải giảm tốc độ và đi từ từ.
Cách xử lý khi ô tô bị mờ kính
Khi trời mưa sẽ làm cho nhiệt độ giảm xuống đột ngột, nhiệt độ bên trong và bên ngoài xe khác nhau sẽ khiến cho kính xe bị mờ. Tài xế nên bật sấy kính để khắc phục vấn đề này. Nếu bật điều hòa thì không được mở hé vì sẽ làm cho kính bên trong bị mờ.
Nguồn: Internet
Nguồn: Internet