Két làm mát ( Bộ tản nhiêt )

khoadongluc
Bình luận: 0Lượt xem: 8,291

khoadongluc

Nothing Is Impossible
Nhân viên
1. Nhiệm vụ: Giải nhiệt cho chất làm mát động cơ, khi làm việc chất làm
mát tuần hoàn liên tục giữa các áo nước và két làm mát.
2. Cấu tạo ( hình 1)
Gồm các phần chính: ống dẫn, ngăn nước nóng, ngăn nước làm mát, nắp két nước. Ở động cơ hộp số tự động có thêm bộ làm mát dầu nhờn.
-
Bộ phân tảnnhiệt: gồm các ống rỗng làm bằng đồng hoặc nhôm, có tiết diện tròn hay dẹt, mặt ngoài có gắn các cánh tản nhiệt bằng đồng mỏng đặt ngang để tăng diệntích tiếp xúc với không khí, các ống này nối liền 2 ngăn chứa nước.( hình 2)




Hình 1. Két làm mát

Hình 2 Ống dẫn nước và cánh tản nhiệt

- Ngăn chứa nước: Ngăn chứa nước nóng từ động cơ ra đặt ở trên (đối với két nước đứng), thùng chứa nước làm mát ở phía dưới. Các ngăn nước được chế tạo bằng đồng. Phía đáy ngăn nước làm mát được bố trí một van xả nước, dùng để xả nước khi cần.
- Bộ làm mát dầu. (
Ở động cơ có hộp số tự động ), là một thùng nhỏ, kín được lắp vào trong thùng chứa nước mát. Dầu lưu thông qua bộ làm mát này do áp lực của bơm dầu đặt trong hộp số để được làm mát.
- Nắp áp lực két làm mát
Nhiêm vụ :
+ Làm kín miệng két, tránh rò rỉ nước ra ngoài
+ Tăng áp suất dư trong hệ thống để năng cao điểm sôi của nước làm má, đảm bảo hệ thống làm việc với nước ở nhiệt độ sấp xỉ điểm sôi mà không bị bốc hơi ra ngoài hay tạo hơi trong hệ thống.
+ Làm nhiệm vụ an toàn cho hệ thống
+ Trong hệ thống làm mát kiểu kín nắp két nước còn có tác dụng cho lưu thông nước từ két tới bình bổ xung ( bình giãn nở) và ngược lại.
Cấu tạo :( hình 3 )

+ Giữa nắp két và miệng thắt để đổ nước có tấm đệm cao su hoặc có xo lá kim loại để làm kín.
+ Trên nắp có hai van: Van áp suất và van chân không. Lò so van áp suất luôn ép đĩa van và đậy kín miệng thắt của khoang chứa nước. Van chân không luôn đậy kín lò so van.
Nguyên lý làm việc:
Van áp suất được đóng kín với áp lực lò so van nhờ đó độ sôi của nước trong hệ thống tăng lên tới 120 ¸127 0C. Với nhiệt độ này 1 số vùng áo nước của động cơ sẽ đạt nhiệt độ sấp xỉ 100 0C.
Khi áp suất hơi trong hệ thống đạt giá trị định mức, áp suất này thắng lực lò so làm mở van áp suất. Áp cao trong hệ thống giảm đi bảo vệ an toàn cho cấc chi tiết, đường ống trong hệ thống.
Khi nhiệt độ thấp, nước trong hệ thống giảm thể tích làm áp suất giảm tới một giá trị nhất định. Van chân không mở ra hệ thống sẽ được nối thông với bình bổ xung( hoạc thông với khí trời ) và hút nước từ bình bổ xung vào két( hoặc không khí được bổ xung vào két ) tránh cho đường ống hoặc chi tiết bị bóp bẹt, nứt, vỡ. Như vậy các van áp suất và van chân không còn có tác dụng đẩy chất lỏng từ két sang bình bổ xung hoặc từ bình sang két khi cần thiết nhờ đó hệ thống làm mát luôn kín và duy trì được mức nước trong hệ thống không đổi.
3. Hư hỏng, kiểm tra, sửa chữa
a. Hư hỏng:
- Bị đóng cặn tắc đường ống dẫn nước do sử dụng nước không sạch, nước cứng.
- Các cánh tản nhiệt bị xô lệch do va chạm.
- Các ống dẫn nước bị phồng, nứt, thủng, làm thất thoát nước do axít trong chất làm mát ăn mòn lâu ngày mặt trong đường ống.
Các hư hỏng trên gây rò rỉ, thất thoát nước hoặc làm tắc dẫn tới nóng máy.
- Lò xo nắp két nước bị giảm đàn hồi hay kẹt dẫn đến sai lệch áp suất điều chỉnh
b. Kiểm tra:
- Kiểm tra các ống nước bị cặn, tắc: sờ tay cảm giác nhiệt độ, nếu các ống bị tắc nhiều thì nhiệt độ ở hai ngăn nước nóng và nước làm mát chênh nhau lớn do nhiệt độ nước vào két quá nóng.( khoảng 300 C, bình thường khoảng 10 đến 150 C ). Có thể kiểm tra bằng cách mở nắp két nước, tăng tốc động cơ vài lần, nếu nước làm mát trào ra càng nhiều thì két càng tắc.
- Kiểm tra rò rỉ: dùng áp suất khí nén 2,5 at, ngâm két vào nước dung dịch làm mát và quan sát chỗ sủi bọt để phát hiện ống dẫn bị thủng, nứt.
Có thể kiểm tra độ kín của két bằng bộ kiểm tra áp suất ( hình 4 ) như sau:
+ Đổ nước vào két cách đáy cổ đổ nước khoảng 13 mm
+ Lắp kín thiết bị vào miềng két nước
+ Bơm tay cho áp suất tăng lên khoảng 0,2 at ( khoảng 3 psi )
+ Quan sát đồng hồ áp suất, nếu kim đồng hồ không dao động chứng tỏ két kín, tốt.
- Dùng tay bóp các ống kiểm tra các ống bị phồng, rộp, bục.
- Mở nắp két nước phát hiện xem có váng bọt màu vàng nổi lên hay không, nếu có phải hớt hết váng, sau đó cho động cơ làm việc và kiểm tra lại, nếu váng dầu tiếp tục hình thành chứng tỏ có khả năng lọt khí cháy từ xi lanh hoặc dầu từ bộ làm mát dầu nhờn sang đường nước làm mát.
- Kiểm tra nắp két nước: Sử dụng bơm gắn đồng hồ đo áp suất để kiểm tra độ kín của gioăng cao su, độ kín và trạng thái làm việc của các van áp suất, van chân không trên nắp. Kiểm tra áp suất mở van bằng cách lắp nắp két nước cần kiểm tra lên đầu bơm hút, dùng tay kéo piston để tạo chân không trong khoang bơm, nếu độ chân không đạt giá trị trong phạm vi: 0,7 ¸ 1 at mà van mở là đạt yêu cầu. ( hình 5)

c. Sửa chữa:
- Két nước bị thủng thường phải gỡ mối hàn của phần tản nhiệt và ngăn trên và ngăn dưới để sửa chữa hoặc hàn lấp ống, nếu ống thủng ở phần giữa không thể hàn vá được. Cho phép số lượng ống hàn lấp hoặc bóp kín không quá 10% số ống. Hiện nay két làm mát có ống bị rò rỉ, hay hư hỏng thường được thay thế vì giá thành sửa chữa có thể cao hơn giá thành của két làm mát mới.
- Két nước tắc bẩn, đóng cặn tiến hành xúc rửa. Quy trình xúc rửa:
+ Xả hết nước trong hệ thống làm mát.
+ Để khô hệ thống làm mát từ 10 đến 12 giờ.
+ Đổ dung dịch hoá chất đẫ pha vào đầy hệ thống và ngâm theo thời gian quy định.
+ Khởi động động cơ cho làm việc từ 15 đến 20 phút.
+ Xả sạch dung dịch khử cặn, rửa hệ thống làm mát 2 đến 3 lần bằng nước sạch.
+ Rửa lần cuối bằng dung dịch K2Cr2O7 nồng độ từ 0,5 đến 1% ở nhiệt độ từ 70 đến 80 0 C để trung hoà hết các chất ăn mòn.
+ Hoá chất dùng để khở cặn có rất nhiều loại. Một số dung dịch được sử dụng chung cho các loại vật liệu, có thành phần như sau:

Cũng có thể dùng thiết bị rửa: Bơm hoá chất có áp suất 0,1¸ 0,2 át cho tuần hoàn qua chi tiết ( két, thân, nắp máy ) trong thời gian 0,5 ¸ 1 giờ với nhiệt độ dung dịch 450C ¸ 500C, sau đó rửa sạch hoá chất sử dụng như trên
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên