Hiệu chỉnh động cơ ôtô chạy bằng xăng

khoadongluc
Bình luận: 0Lượt xem: 1,710

khoadongluc

Nothing Is Impossible
Nhân viên
Hầu hết các loại xe ôtô động cơ xăng đều có hệ thống đánh lửa và hệ thống nhiên liệu. Hệ thống đánh lửa của chúng có chức năng đốt cháy hòa khí khi vào trong buồng đốt. Hệ thống đánh lửa bị lỗi có thể là nguyên nhân gây ra các triệu chứng như chết máy, năng suất giảm mạnh... Hệ thống nhiên liệu và động cơ cũng phải luôn giữ sạch sẽ để đảm bảo xe hoạt động được bình thường.
Dụng cụ: Clê ống và găng tay bảo vệ
Bước1: Xác định ống tiết lưu (nạp khí)
Hầu hết động cơ các loại xe chạy xăng đều có một hệ thống nạp khí, chúng có khả năng bị tắc do bộ lọc không khí bị hư hỏng, làm cho các chất khí ô nhiễm, bụi bẩn lọt vào trong hệ thống. Hiện tượng này gọi là hiện tượng “cốc hóa” và nó là nguyên nhân có thể gây chết máy (Ống van tiết lưu trong hình vẽ minh họa trên đã được làm sạch để quan sát). Thường thì ống van tiết lưu và đĩa van tiết lưu được phủ một lớp hắc ín tối màu, chúng được làm sạch cùng với lúc điều chỉnh máy.
Bước 2 : Làm sạch ống và đĩa van tiết lưu
Các loại xe đều có cáp tiết lưu mềm (như hình trên) để có thể mở và làm sạch van tiết lưu được dễ dàng. Mở ống tiết lưu và dùng khăn lau cùng với dụng cụ làm sạch để lau chùi cho đến khi ống tiết lưu, đĩa van tiết lưu sạch sẽ (có thể dùng cồn cọ rửa là tốt nhất).
Bước 3 : Xác định các bộ phận cần hiệu chỉnh
Các loại ôtô đều có hai loại hệ thống đánh lửa. Loại thứ nhất có tên là DIS (bộ chia điện) và loại thứ 2 là COS (bobbin điện). Ta cần xác định chính xác các bộ phận nào cần hiệu chỉnh. Một kiểu hiệu chỉnh đặc trưng thường phải kiểm tra và hiệu chỉnh các phần sau: bugi đánh lửa, lọc khí, lọc nhiên liệu, dây Bugi, nắp bộ chia điện và rô to đánh lửa. Đồng thời cũng cần phải xác định chi tiết nào cần được hiệu chỉnh trước tiên.
Bước 4 : Tháo vòng kẹp dây Bugi
Tháo vòng kẹp các dây Bugi. Một điều rất quan trọng là phải giữ cho các dây Bugi không được tiếp xúc với nhau và với các bộ phận phía dưới như ống xả, dây đai…Làm sạch và kiểm tra các dây Bugi của bộ chia điện để chuẩn bị cho việc lắp lại chúng.
Bước 5: Tháo dây Bugi đánh lửa
Tháo tấm chẹn cuối của Bugi và xoay nó để tháo đệm khí xung quanh dây Bugi. Sau đó kéo nhẹ nhàng dây Bugi ra khỏi Bugi. Tháo dây Bugi ra khỏi cực cuộn cảm. Để cho việc lắp ráp các dây Bugi và Bugi không bị lẫn thì một điều quan trọng cần chú ý là việc thay Bugi và dây Bugi phải được tiến hành cùng một lúc.
Bước 6 : Phối hợp để thay thế dây Bugi
Tháo tất cả dây Bugi ra khỏi hộp(dây Bugi mới), làm thẳng chúng và xếp chúng từ cái dài nhất đến cái ngắn nhất Phối hợp độ dài các dây Bugi và tiến hành lắp chúng cùng một lúc.
Bước 7 : Tháo Bugi đánh lửa
Bước tiếp theo là dọn sạch các mảnh vỡ có trong lỗ lắp Bugi (dùng khí là tốt nhất) sau đó sử dụng một Clê ống lồng để nới lỏng và tháo Bugi (vặn ngược chiều kim đồng hồ). Tiếp theo là kiểm tra sự hư hỏng của Bugi.
Bước 8 : Thay thế bugi đánh lửa
Lấy bugi từ hộp ra, kiểm tra xem Bugi mới có bị hư hỏng gì không bởi vì có thể có những hư hỏng xảy đến trong quá trình vận chuyển (Chú ý Bugi cách điện bằng sứ rất dễ gãy và vỡ). Tiếp theo, ta phải kiểm tra khe hở đánh điện của Bugi bằng một dụng cụ kiểm tra khe hở Bugi (khe hở đánh điện phụ thuộc vào từng hãng sản xuất). Hầu hết khe hở đánh điện Bugi thường từ 0,889 đến 1,143 phần nghìn của mm. Khoảng cách này rất quan trọng vì nó xác định điện trở đánh điện và ảnh hưởng đến thời gian đánh lửa của cả hệ thống. Chỉ cần một sự không chính xác của khe hở đánh điện sẽ làm cho động cơ khó nổ, công suất giảm…Sau đó tiến hành lắp lại Bugi và lắp dây Bugi mới vào cho đến khi tất cả các Bugi và dây Bugi được thay thế. Phải chắc chắn rằng các chi tiết thay thế phải là các chi tiết chính hãng.
nguồn từ caronline
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên