Hệ thống treo hiện đại

MinhDe
Bình luận: 2Lượt xem: 4,735

MinhDe

Tài xế O-H
Tìm hiểu về hệ thống treo độc lập
Trên hệ thống treo độc lập, dầm cầu được chế tạo rời,giữa chúng liên hệ với nhau bằng các khớp nối, bộ phận đàn hồi là lò xo trụ, bộ giảm chấn là giảm chấn ống.
>> Tìm hiểu về hệ thống treo phụ thuộc
>> Hệ thống treo đa liên kết




Ưu điểm của hệ thống treo độc lập
- Khối lượng phần không được treo là nhỏ, đặc tính bám đường của bánh xe là
tốt, vì vậy sẽ êm dịu trong khi di chuyển và có tính ổn định tốt.
- Các lò xo trong hệ thống treo độc lập chỉ làm nhiệm vụ đỡ thân ôtô mà không có tác dụng định vị các bánh xe (Đó là chức năng của các thanh liên kết), điều có có nghĩa là có thể dùng các lò xo mềm hơn.

Hệ thống treo độc lập của ôtô đang đang hoạt động trên con đường không bằng phẳng

- Do không có sự nối cứng giữa các bánh xe phía trái và phía phải nên có thể hạ thấp sàn ôtô và vị trí lắp động cơ, do đó có thể hạ thấp được trọng tâm của ôtô
- Kết cấu của hệ thống treo phức tạp hơn
- Khoảng cách bánh xe và các vị trí đặt bánh xe thay đổi cùng với sự dịch chuyển lên xuống của các bánh xe.
- Nhiều kiểu ôtô được trang bị thanh ổn định để giảm sự lắc ngang khi ôtô chuyển động quay vòng, cải thiện được tính ổn định và các tính năng khác.Các chức năng và yêu cầu
Hệ thống treo độc lập là một phần nằm trong kết cấu chung của hệ thống treo nó sẽ làm các nhiệm vụ
- Tiếp nhận và dập tắt các dao động của mặt đường với ô tô.
- Truyền lực dẫn động và truyền lực phanh.
- Đỡ thân xe và duy trì mối quan hệ hình học giữa thân xe và bánh xe trong mọi điều kiện chuyển động.
Và phải đảm bảo các yêu cầu sau :
- Đảm bảo tính êm dịu.
- Dập tắt nhannh các dao động.
- Đảm bảo tính ổn định khi xe chuyển động.



Hệ thống treo độc lập cầu trước của Ôtô MERCEDES- E- CLASS

1. Ống giảm chấn 2. Khớp nối trên 3. Mặt bích 4. Lò xo trụ 5. Tay đòn trên 6. Khớp cầu 7. Đòn nối 8. Tay đòn dưới 9. Khớp nối tay đòn dưới 10.Thanh liên kết( Cân bằng)

Các loại của hệ thống treo độc lập và cấu tạo của chúngHệ thống treo độc lập cũng được chia làm nhiều loại khác nhau tuỳ thuộc vào đặc điểm kết cấu, vị trí lắp ráp và nguyên lý hoạt động của chúng, mà có các loại:
- Kiểu thanh giằng McPherson.
- Kiểu hình thang với chạc kép.
- Kiểu chạc xiên.




Kiểu thanh giằng McPherson.



Đây là hệ thống treo độc lập sử dụng rộng rãi nhất ở hệ thống treo trước của các xe du lịch nhỏ và trung bình. Kiểu này cũng được dùng cho hệ thống treo sau của các xe có động cơ đặt trước và cầu trước chủ động (FF).



Đặc điểm của hệ thống treo loại này là:
+ Cấu tạo tương đối đơn giản.
+ Do có ít chi tiết nên nó nhẹ, vì vậy có thể giảm được khối lượng không được treo.
+ Do hệ thống treo chiếm ít không gian, nên có thể tăng không gian sử dụng của khoang động cơ.
+ Do khoảng cách giữa các điểm đỡ hệ thống treo là khá lớn, nên có sự thay đổi nhỏ của góc đặt bánh xe trước do lỗi lắp hay lỗi chế tạo chi tiết. Vì vậy, trừ độ chụm, bình thường không cần thiết điều chỉnh các góc đặt bánh xe.

a- Kiểu treo cao cấp.


Kiểu này được sử dụng ở một số xe thể thao. Nó được dựa trên hệ thống treo kiểu thanh giằng McPherson, nó có bậc tự do giống như kiểu hình thang có chạc kép. Đó là thanh nối trên của cam quay được làm rời với khớp cầu và còn thêm một đòn điều chỉnh Camber (góc nghiêng của bánh xe trong mặt phẳng ngang).
Do độ nghiêng của trục lái có thể thiết kế nhỏ hơn nên sự thay đổi độ chụm vì lắc ngang khi quay vòng có thể giảm, vì vậy tính ổn định quay vòng tốt hơn. Tính năng quay vòng cũng tốt hơn do sự thay đổi của góc Camber lốp – mặt đường có thể bị giảm xuống nhờ tác dụng của đòn điều chỉnh Camber.
b – Đặt lệch lò xo.
Ở hệ thống treo kiểu thanh giằng McPherson, giảm chấn hoạt động như một thanh liên kết của hệ thống treo, gánh chịu các tải trọng thẳng đứng. Tuy nhiên, bởi vì giảm chấn phải chịu tải từ các bánh xe nên nó cong một chút. Nó gây ra lực ngang (A và B) và tạo ra ma sát giữa Piston và bạc dẫn hướng, giữa Piston và thành trong xi lanh, sinh ra tiếng kêu không bình thường và ảnh hưởng xấu đến tính êm dịu chuyển động. Có thể hạn chế được đến mức tối thiểu hiện tượng này bằng cách đặt lệch lò xo với đường tâm giảm chấn để tạo ra phản lực a và b ngược chiều với A và B.




Kiểu hình thang với chạc kép.



Kiểu này được dùng phổ biến ở hệ thống treo trước của xe tải nhỏ, hệ thống treo trước và treo sau ở các xe du lịch.
Đặc điểm của hệ thống treo này là:
Ở kiểu này, các bánh xe nối liền với thân nhờ các đòn dưới và các đòn trên. Kết cấu hình học của hệ thống treo có thể được thiết kế như mong muốn theo chiều dài của đòn dưới và đòn trên và góc nối chung.
Ví dụ: Nếu đòn dưới và đòn trên song song và có chiều dài bằng nhau, thì khoảng cách giữa các bánh xe dao động còn góc Camber không đổi khi bánh xe nhún lên hoặc nhún xuống. Tuy nhiên, mặc dù bản thân góc Camber không đổi nhưng góc Camber lốp - đường của bánh xe ngoài sẽ dương lên do sự nghiêng khi quay vòng. Vì vậy nó không thể đạt được tính năng quay vòng hoàn hảo, thêm vào đó, sự thay đổi khoảng cách bánh xe sẽ gây ra sự mòn lốp nhanh.
Vì vậy, thông thường người ta thiết kế đòn trên ngắn hơn đòn dưới nên góc Camber sẽ thay đổi còn khoảng cách bánh xe không đổi khi xe nhún. Do góc Camber âm đi khi xe nhún, góc Camber của bánh ngoài cũng âm đi khi xe quay vòng cũng như khi nhún. Kết quả là sự dao động của góc Camber lốp - đường sẽ không bị dương lên, nên tính năng quay vòng sẽ được cải thiện. Hơn nữa, do khoảng cách bánh xe không dao động, sự mòn lốp do sự thay đổi khoảng cách bánh xe sẽ bị hạn chế.
Kiểu chạc xiên.



Kiểu này được dùng ở hệ thống treo sau một số ít xe. Loại này có đặc điểm, lượng thay đổi của góc Camber và độ chụm (do sự chuyển động lên xuống của các bánh xe) có thể được khống chế ở giai đoạn thiết kế bằng cách thay đổi chiều dài của mỗi chạc và định góc lắp chạc và góc lắc của trục để xác định đặc tính sử dụng của xe.


Tìm hiểu về hệ thống treo phụ thuộc[18/03/2010]
Chúng ta đã có loạt bài nói về hệ thống treo trên ô tô và phân loại hệ thống treo trong bài này chúng ta cùng tìm hiểu về cấu tạo phân loại chi tiết của hệ thống treo phụ thuộc cũng như những ưu nhược điểm của hệ thống
>> Hệ thống treo đa liên kết




Hệ thống treo phụ thuộc và đặc tính của nó
Với hệ thống treo phụ thuộc, cả hai bánh xe được đỡ bằng một hộp cầu xe hoặc dầm cầu xe, vì thế cả hai bánh xe sẽ cùng dao động với nhau khi gặp chướng ngại vật.



Loại hệ thống treo này có những đặc tính sau:
+ Cấu tạo đơn giản, ít chi tiết vì thế dễ bảo dưỡng.
+ Có độ cứng vững cao nên có thể chịu được tải nặng.
+ Vì có độ cứng vững cao nên khi xe đivào đường vòng, thân xe ít bị nghiêng.
+ Định vị của các bánh xe ít thay đổi do chuyển động lên xuống của chúng, nhờ thế mà các bánh xe ít bị mòn.
+ Vì có khối lượng không được treo lớn nên tính êm dịu của xe khi sử dụng hệ thống treo phụ thuộc kém.
+ Do chuyển động của bánh xe bên trái và bên phải có ảnh hưởng lẫn nhau nên dễ xuất hiện dao động và rung động.Phân loại và cấu tạo của hệ thống treo phụ thuộc.
Hệ thống treo phụ thuộc có nhiều kiểu khác nhau:
+ Kiểu đòn kéo có dầm xoắn.



+ Kiểu nhíp song song.



+ Kiểu đòn dẫn - đòn kéo có giằng ngang.



+ Kiểu bốn thanh liên kết,



...
Tuy có khác nhau đôi chút về kết cấu, song nguyên lý hoạt động vẫn giống nhau.

1- Kiểu đòn kéo có dầm xoắn.



Kiểu này được sử dụng chủ yếu cho hệ thống treo sau của các xe có động cơ đặt phía trước và dẫn động bánh trước. Kết cấu của nó bao gồm một đòn treo và một thanh ổn định được hàn với dầm chịu xoắn.
Nhờ có kết cấu đơn giản, gọn nhẹ nên có thể giảm được khối lượng không được treo, tăng tính êm dịu cho xe. Ngoài ra nó còn cho phép tăng khoảng không gian của khoang hành lý. Khi có hiện tượng xoay đứng do chạy vào đường vòng hoặc trên đường mấp mô, thanh ổn định sẽ bị xoắn cùng với dầm cầu, nhờ thế hiện tượng xoay đứng được giảm xuống, giúp xe chạy ổn định hơn.
2- Kiểu nhíp song song.



Với loại này, hai bó nhíp được đỡ hoặc treo dầm cầu tạo dao động cho xe khi đi vào đường gồ ghề. Đồng thời ở loại này có kết cấu thêm bộ giảm chấn nhằm nhanh chống dập tắt dao động do nhíp gây nên. ưu điểm của loại này là có thể tạo ra khoảng sáng gầm xe rất cao, nâng cao được tính cơ động của động cơ, đồng thời cũng có cấu tạo đơn giản, độ cứng vững cao. Hệ thống treo này thường được dùng cho các loại xe tải hoặc dùng để treo cầu sau trên một số xe du lịch.
Ở hệ thống treo loại này, khối lượng không được treo phụ thuộc vào khối lượng các lá nhíp. Tuỳ theo cách bố trí các lá nhíp, mà ta có các kết cấu khác nhau.



Các lá nhíp được định vị với nhau bằng bu lông xuyên tâm 1 và hạn chế dịch chuyển ngang bằng các tấm ốp nhíp 3, và cả bộ nhíp được cố định lên xe nhờ quang treo 2.
Đầu lá nhíp cái thường được uốn cong để cố định lá nhíp bằng chốt treo. Tuy nhiên, cũng có loại nhíp thay cho việc uốn các đầu nhíp, người ta dùng giá bắt nhíp và bu lông kéo.




Các đầu lá nhíp thường có kết cấu như hình vẽ.



Ở trên các dòng xe tải do có sự chênh lệch rất lớn tải trọng khi xe không tải và có tải, người ta kết cấu thêm một nhíp phụ. ở trạng thái không tải thì chỉ có nhíp chính làm việc, còn khi tải tăng thì cả nhíp phụ và nhíp chính sẽ làm việc tăng độ cứng vững cho hệ thống treo.



3- Kiểu đòn dẫn, đòn kéo có thanh giằng ngang.
Kiểu này thường được sử dụng cho hệ thống treo trước và treo sau của các xe bán tải, xe tải nhẹ,... Với đặc tính:
- Xe chạy êm.
- Độ cứng vững cao.



4- Kiểu bốn thanh liên kết.
Kiểu này thường được sử dụng cho hệ thống treo phía sau. Kiểu treo này giúp cho xe chạy êm nhất trong các kiểu hệ thống treo phụ thuộc.



Ưu nhược điểm



Đặc trưng kết cấu của hệ thống treo phụ thuộc là dầm cầu cứng liên kết giữa hai bánh xe. Khi ôtô chuyển động toàn bộ cụm truyền lực cầu ôtô đặt trong dầm cầu. Trên ôtô các cầu bị động thường dầm cầu được chế tạo bằng thép định hình dùng để liên kết dịch chuyển của hai bánh xe. Trong hệ thống treo phụ thuộc các bánh xe trái và phải nối với nhau bằng một dầm cầu cứng nên khi dịch chuyển bánh xe này trong mặt phẳng ngang thì bánh xe còn lại cũng dịch chuyển theo.
Nhược điểm của hệ thống treo phụ thuộc:
- Khối lượng phần không được treo ( phần liên kết bánh xe) là rất lớn, đặc biệt ở trên cầu chủ động. Khi ôtô di chuyển trên những con đường không bằng phẳng, tải trọng sinh ra sẽ gây nên va đập mạnh giữa phần không được treo với phần được treo, sẽ làm giảm độ êm dịu trong khi chuyển động. Mặt khác bánh xe va đập mạnh trên nền đường làm xấu đi sự tiếp xúc các bánh xe với mặt đường.
- Khoảng không gian phía dưới sàn ôtô phải lớn, để đủ bảo đảm cho dầm cầu thay đổi vị trí, cho nên chiều cao trọng tâm của ôtô sẽ lớn và sẽ làm giảm đi thể tích chứa hàng hóa sau ôtô.
- Sự nối cứng giữa hai bánh xe nhờ vào dầm cầu liền gây nên các trạng thái điển hình về động học, nếu bố trí hệ thống treo này cho cầu trước dẫn hướng, sẽ làm xấu đi tính ổn định trong khi chuyển động trên đường không bằng phẳng.
Ưu điểm của hệ thống treo phụ thuộc:
- Trong quá trình chuyển động vết bánh xe được cố định, do vậy độ mòn lốp xe ít.
- Khi chịu lực bên ( Ly tâm, đường ngang, gió bên ) hai bánh xe liên kết cứng làm hạn chế hiện tượng trượt bên của bánh xe.
- Công nghệ chế tạo đơn giản; Số lượng các chi tiết ít; Dễ tháo lắp, sửa chữa và bảo dưỡng; Giá thành thấp.
Với những ưu điểm trên, hệ thống treo phụ thuộc thường được dùng chủ yếu ở ôtô tải, Buýt, dùng cho cầu sau của ôtô con. Đối với những ôtô có tính việt dã cao, với tốc độ không lớn lắm thường dùng hệ thống treo phụ thuộc cho cả hai cầu trước và cầu sau.


Hệ thống treo đa liên kết[20/03/2010]
Mặc dù đi kèm giá bán khá cao, hệ thống treo đa liên kết vẫn là bộ phận không thể thiếu trong một chiếc xe hơi.
>> Tìm hiểu về hệ thống treo phụ thuộc




Đối với một khách hàng, có thể nói hệ thống treo là một trong những bộ phận phức tạp và rắc rối nhất trên xe. Hệ thống treo đóng một vai trò thiết yếu trong việc giữ xe ổn định và giúp người sử dụng cảm thấy thoải mái. Đó chính là lý do tại sao chúng ta cần có một vốn hiểu biết nhất định về chức năng của nó. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều loại treo nên trang viết này sẽ chỉ tập trung vào loại phổ biến nhất mang tên treo đa liên kết.





Hệ thống treo đa liên kết trên chiếc BMW 1 Series Coupé.


Các loại treo

Về cơ bản, hệ thống treo bao gồm thanh ổn định, lò xo và bộ giảm chấn được nối với thân xe thông qua bánh. Như đã nói ở trên, hệ thống treo đóng vai trò thiết yếu trong quá trình điều khiển và phanh đồng thời là bộ phận quan trọng có chức năng tạo cảm giác thoải mái cho cả người lái lẫn hành khách.

Hệ thống treo được chia ra thành hai loại chính: phụ thuộc và độc lập. Hai thuật ngữ này ám chỉ khả năng điều chỉnh các bánh xe đối nhau chuyển động độc lập. Loại thứ ba ít phổ biến hơn là treo bán phụ thuộc trong đó các bánh xe đối nhau không thể chuyển động độc lập mà gắn chặt với nhau.

Tóm lại, hệ thống treo phụ thuộc buộc các bánh xe đối nhau chuyển động theo cùng một góc cam (góc giữa trục đứng của bánh và trục đứng của xe). Trong khi đó, treo độc lập lại cho phép một bánh di chuyển tự do và không bị bánh đối diện cản trở. Mặc dù một vài hệ thống treo có thể kết hợp với những loại thanh khác như thanh dao động nhưng chúng vẫn được coi là treo độc lập.





Hệ thống treo đa liên kết trên phiên bản Mercedes-Benz E-Klasse 2010


Hệ thống treo đa liên kết

Về bản chất, treo đa liên kết thuộc loại độc lập. Cải tiến từ "đàn anh" đòn chữ A đôi, treo đa liên kết sử dụng ít nhất ba cần bên và một cần dọc. Những loại cần này không nhất thiết phải dài bằng nhau và có thể xoay theo góc khác từ hướng ban đầu.

Mỗi cần đều có một khớp nối cầu hoặc ống lót cao su ở cuối, nhờ đó chúng luôn ở trong trạng thái căng, nén và không bị bẻ cong.

Cần được nối ở phần đầu và cuối của trục. Khi quay để bẻ lái, trục sẽ thay đổi hình dạng của hệ thống treo bằng cách xoắn toàn bộ cần treo. Các trục xoay của hệ thống treo được thiết kế sao cho điều này có thể xảy ra.

Bố cục đa liên kết được sử dụng cho cả hệ thống treo trước và sau. Tuy nhiên, đối với treo trước, cần bên được thay thế bằng thanh giằng nối khung hoặc hộp cơ cấu lái với may-ơ.

Hiện nay, trong công nghiệp không có loại treo đa liên kết đơn lẻ nên tất cả những tên tuổi lớn trong làng sản xuất xe hơi đều có thiết kế riêng của mình. Hãng BMW sản xuất một số loại hình chữ Z hoặc treo 4 thanh thể thao trong khi hệ thống treo đa liên kết của Honda lại giống đòn chữ A đôi và thêm một cần điều khiển thứ 5. Audi 4 được trang bị hệ thống treo trước 4 thanh và có kiểu dáng tương tự loại đòn chữ A đôi.

Hyundai Genesis sở hữu hệ thống treo trước và sau 5 thanh thể thao. Hệ thống treo trước có hai thanh trên, hai thanh dưới và một thanh giằng trong khi hệ thống treo sau gồm hai thanh trên, một thanh dưới, một thanh kéo và một thanh điều khiển chân răng.





Sơ đồ hệ thống treo đa liên kết


Ưu và nhược điểm

Hệ thống treo đa liên kết được coi là hệ thống treo độc lập lý tưởng nhất cho một chiếc xe thành phẩm bởi nó kết hợp giữa khả năng điều khiển và tiết kiệm không gian, giữa cảm giác thoải mái và khả năng điều khiển. Hơn nữa, hệ thống treo đa liên kết còn giúp chiếc xe uốn cong nhiều hơn, do đó nó thực sự là một giải pháp phù hợp cho những chuyến offroad.

Với treo đa liên kết, các nhà thiết kế có thể thay đổi một thông số mà không ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống. Đây chính là điểm khác biệt rõ ràng nhất so với hệ thống treo đòn chữ A đôi.

Bên cạnh những ưu điểm, nhược điểm của hệ thống treo đa liên kết là giá thành cao, quá trình thiết kế và sản xuất phức tạp. Trên thực tế, hình dáng của hệ thống treo cần được kiểm tra bằng phần mềm phân tích thiết kế.





Hệ thống treo đa liên kết nhìn từ trên xuống.


Tuy nhiên, nhờ những thành tựu về công nghệ, giá thành của hệ thống treo đã giảm đi đáng kể. Một trong những công ty chuyên sản xuất hệ thống treo đa liên kết giá thành thấp là Magneti Marelli - nhà cung cấp và tài trợ cho đội F1 của Ferrari. Vài năm trước đây, công ty trở nên nổi tiếng với sản phẩm FLECS (Flexible Link Elevated Compliance Suspension). Hệ thống này được thiết kế dựa trên hoạt động của một cần điều khiển đặt ở vị trí thấp và bộ cánh dọc linh hoạt. Ống lót và các thanh cùng có chức năng đàn hồi động đồng nghĩa với số lượng cần điều khiển treo và giá thành sản xuất giảm đi. Thêm vào đó, bản thân ống nối là sản phẩm đại trà tương đối đơn giản.


Phân loại Hệ thống treo 19 09 2006 16:02:55 (permalink)


Thử phân loại một số hệ thống treo...các bác bổ sung và chỉnh sửa giúp :
Công dụng của hệ thống treo thì ai cũng biết là tạo điều kiện cho bánh xe dao động theo phương thẳng đứng với thân xe một cách êm dịu.Do đó cần có độ cứng thích hợp để xe chuyển động êm dịu và có khả năng có thể dập tắt nhanh dao động đặc biệt là những dao động có biên độ dao động lớn. Tính năng hệ thống treo của mỗi loại xe bao giờ cũng là kết quả dung hoà giữa hai lựa chọn: độ an toàn và độ êm dịu Cấu tạo chung của hệ thống treo thường gồm :

1)Bộ phận đàn hồi: tạo điều kiện cho bánh xe dao động
Có thể dùng :lò xo xoắn,bó nhíp,thanh xoắn,túi khí nén,cao su…

Lò xo trụ



Bó nhíp

2)Bộ phận giảm chấn: dập tắt dao động của bánh xe và thân xe để đảm bảo cho bánh xe bám đường tốt hơn,tăng tính êm dịu và ổn định

(bác Der có bài phân tích rất chi tiết tại đây)

Có thể phân bộ giảm chấn thành từng loại
-Loại 1 chiều,2 chiều
-Loại có van giảm tải,không van giảm tải
-Loại 1 lớp vỏ,2lớp vỏ


3)Bộ phận dẫn hướng.


-----------------------------------------------------------------


(*)Có thể phân loại hệ thống treo(HTT) theo nhiều cách khác nhau : HTT độc lập,HTT phụ thuốc hoặc HTT 1 đòn ngang,2 đòn ngang,...đòn dọc đòn tréo hoặc theo khả năng điều chỉnh độ cứng ,....

-HTT phụ thuộc : các bánh xe được nối trên 1 dầm cầu liền ,các chi tiết HTT sẽ nối dầm cầu với thân xe

So với HTT độc lập thì các chi tiết ít và đơn giản hơn,độ bền cao và phù hợp với các loại ôtô tải.Do khối lượng phần không được treo lớn nên kém êm dịu và ổn định,xe dễ bị rung động,…

Bộ phận đàn hồi có thể là lò xo,nhíp, …



-HTT độc lập : các bánh xe được gắn với thân xe một cách độc lập nên chúng có thể dịch chuyển độc lập với nhau
So với HTT phụ thuộc phần không được treo nhỏ nên khả năng bám đường của bánh xe cao,tính êm dịu chuyển động cao..Do không có dầm cầu liền nối than xe nên có thể bố trị trọng tâm xe thấp đi,nhưng ngược lại HTT độc lập có cấu trúc phức tạp hơn,…



(*)Một số kiểu bố trí HTT:



HTT phụ thuộc dùng nhíp lá



HTT phụ thuộc dùng lò xo trụ




HTT phụ thuộc lò xo trụ có thêm đòn chịu lực bên

4 đòn với các đòn chịu lực dọc và lực bên




HTT độc lập sử dụng 2 đòn ngang




Một vài dạng bố trí vị trí bộ phận đàn hồi và giảm chấn






HTT MacPherson thực chất là HTT 2 đòn ngang với đòn ngang chữ A phía trên bằng 0




Hệ thống treo khí nén: sử dụng hệ thống dạng này thay cho các lò xo xoắn là giảm bớt được một phần trọng lượng xe vốn không trực tiếp tác động lên giàn treo của xe (unsprung weight). Phần trọng lượng này bao gồm các bánh xe, lốp, trục bánh xe, hệ thống phanh và trên những xe lắp hệ thống treo độc lập.Với HTT này ta có thể thay đổi độ cao của xe,có 4 cấp độ khác nhau được lập trình trong bộ điều khiển, có thể được điều chỉnh thông qua một nút bấm nhỏ gắn trên bảng điều khiển trung tâm. Máy tính ghi nhận những thông số từ các bộ cảm biến độ cao lắp ở mỗi bánh xe, xử lý và điều chỉnh áp lực bên trong các túi khí sao cho xe cân bằng nhất.
Được sử dụng trên 1 số loại xe như Mercedes E200, E240, E320, ...




 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên