[Góc tặng điểm] Phân tích vị đặt lọc nhớt trên hệ thống thủy lực

huynguyenmbv
Bình luận: 13Lượt xem: 2,265

huynguyenmbv

Tài xế O-H
[Góc tặng 1000 điểm] Phân tích vị trí đặt lọc nhớt trên hệ thống thủy lực

Mới đi làm về, làm 1 bài tặng điểm cho các bac SV xem mức độ xử lý vấn đề thế nào nhé!
Như tiêu đề vậy, hãy phân tích, so sánh các phương án dưới đây. Thường( thực tế) hay chọn phương án nào.
Cái nào cùng TRƯỜNG mới so nha mấy bác.
Quên, đặt điêm là: 0-1000 :101:nha


Dễ mà!




PS: Tây nó có đáp án rồi, cứ theo đó tôi tặng điểm thôi, thấy SV chán quá
 

ĐAM MÊ

Tài xế O-H
Lạy cụ :77::77::77::77::77::77: cụ muốn sài lọc loại nào vậy ợ??? Để nhà cháu còn bốc phét tí cho vui ợ..:D:D:D
 

doanvancuong

Tài xế O-H
Theo e thì ở hình 1 bố trí lọc ở đường hồi về sẽ có td lọc được cặn bẩn sau khi dầu qua pittong nhưng ko lọc được dâu bẩn từ bình chưa lên.
hình 2 lọc được đặt trước bơm thì sẽ lọc sạch dầu từ bình chứa lên trước khi qua bơm và sẽ an toàn hơn cho bơm
hình 3 lọc được đặt sau bơm như vậy dầu qua bơm sẽ ko dc lọc sạch
hình 4 với cách bố trí lọc như vậy thì dầu sẽ ko được lọc sạch khi qua bơm
 

buiducquan

Tài xế O-H
Dạ bẩm cụ, con xin có đôi dòng phân tích theo lý thuyết như sau:
1. Kiểu 1: Lọc dầu đặt tại đường dầu hồi
- Ưu: "rác bẩn" được giữ tại lọc nên dầu tại thùng rất sạch
- Nhược: Áp suất dầu thấp nên khả năng dầu đi qua lọc kém (cản trở dòng dầu hồi). Do giữ "rác bẩn" tại lọc lên lọc dầu nhanh tắc.
2. Kiểu 2: Lọc dầu đặt tại đường dầu vào, phía trước bơm
- Ưu: một phần "rác bẩn" tại lọc dầu sẽ rơi và lắng xuống thùng nên lọc dầu dùng được thời gian dài hơn. "rác bẩn" được loại bỏ trước khi qua bơm nên bơm cũng bền hơn.
- Nhược: lọc dầu phải được đặt ngập trong thùng dầu tránh hiện tượng lọt khí vào bơm và piston.
3. Kiểu 3: Lọc dầu đặt tại đường dầu vào, sau bơm
- Ưu: lọc dầu đặt ở dòng áp cao nên khả năng lọc nhanh, tốt.
- Nhược: "rác bẩn" đi qua và gây hại cho bơm
4. Kiểu 4: Bộ bơm, lọc dầu riêng
- Ưu: dòng dầu cung cấp cho piston luôn ổn định
- Nhược: cần thêm 1 bơm, đường ống riêng nên giá thành cao, tổn hao công suất
=> Thực tế hay dùng kiểu 2
Mong cụ chỉ giáo thêm và đừng chán sinh viên chúng con nữa :)
 

tuancuongfcoto

Tài xế O-H
Tùy theo mục đích sử dụng người ta chọn các phương pháp khác nhau. theo ngu kiến của em là trường hợp 1 là được yêu tiên sử dụng hơn tại vì mạt sắt đc lọc sau khi làm việc. lên hiệu quả hơn các trường hợp khác.
 

huynguyenmbv

Tài xế O-H
Dạ bẩm cụ, con xin có đôi dòng phân tích theo lý thuyết như sau:
1. Kiểu 1: Lọc dầu đặt tại đường dầu hồi
- Ưu: "rác bẩn" được giữ tại lọc nên dầu tại thùng rất sạch
- Nhược: Áp suất dầu thấp nên khả năng dầu đi qua lọc kém (cản trở dòng dầu hồi). Do giữ "rác bẩn" tại lọc lên lọc dầu nhanh tắc.1523
2. Kiểu 2: Lọc dầu đặt tại đường dầu vào, phía trước bơm
- Ưu: một phần "rác bẩn" tại lọc dầu sẽ rơi và lắng xuống thùng nên lọc dầu dùng được thời gian dài hơn. "rác bẩn" được loại bỏ trước khi qua bơm nên bơm cũng bền hơn.
- Nhược: lọc dầu phải được đặt ngập trong thùng dầu tránh hiện tượng lọt khí vào bơm và piston.
3. Kiểu 3: Lọc dầu đặt tại đường dầu vào, sau bơm
- Ưu: lọc dầu đặt ở dòng áp cao nên khả năng lọc nhanh, tốt.
- Nhược: "rác bẩn" đi qua và gây hại cho bơm
4. Kiểu 4: Bộ bơm, lọc dầu riêng
- Ưu: dòng dầu cung cấp cho piston luôn ổn định
- Nhược: cần thêm 1 bơm, đường ống riêng nên giá thành cao, tổn hao công suất
=> Thực tế hay dùng kiểu 2
Mong cụ chỉ giáo thêm và đừng chán sinh viên chúng con nữa :)
Đợi mấy chú lâu quá mà, tạm chưa bình luận về đáp án. Để anh em chém tiếp.Comment sau đừng Cóp xơ py ngươi trước nha
 

huynguyenmbv

Tài xế O-H
Dạ bẩm cụ, con xin có đôi dòng phân tích theo lý thuyết như sau:
1. Kiểu 1: Lọc dầu đặt tại đường dầu hồi
- Ưu: "rác bẩn" được giữ tại lọc nên dầu tại thùng rất sạch
- Nhược: Áp suất dầu thấp nên khả năng dầu đi qua lọc kém (cản trở dòng dầu hồi). Do giữ "rác bẩn" tại lọc lên lọc dầu nhanh tắc.1523
2. Kiểu 2: Lọc dầu đặt tại đường dầu vào, phía trước bơm
- Ưu: một phần "rác bẩn" tại lọc dầu sẽ rơi và lắng xuống thùng nên lọc dầu dùng được thời gian dài hơn. "rác bẩn" được loại bỏ trước khi qua bơm nên bơm cũng bền hơn.
- Nhược: lọc dầu phải được đặt ngập trong thùng dầu tránh hiện tượng lọt khí vào bơm và piston.
3. Kiểu 3: Lọc dầu đặt tại đường dầu vào, sau bơm
- Ưu: lọc dầu đặt ở dòng áp cao nên khả năng lọc nhanh, tốt.
- Nhược: "rác bẩn" đi qua và gây hại cho bơm
4. Kiểu 4: Bộ bơm, lọc dầu riêng
- Ưu: dòng dầu cung cấp cho piston luôn ổn định
- Nhược: cần thêm 1 bơm, đường ống riêng nên giá thành cao, tổn hao công suất
=> Thực tế hay dùng kiểu 2
Mong cụ chỉ giáo thêm và đừng chán sinh viên chúng con nữa :)
Đợi mấy chú lâu quá mà, tạm chưa bình luận về đáp án. Để anh em chém tiếp.Comment sau đừng Cóp xơ py ngươi trước nha
 

conadohaui

Tài xế O-H
Phương án 1 : Lọc nhớt đặt trên đường dầu hồi.
Ưu điểm : Lọc được lượng cặn bẩn trong quá trình làm việc như mạt kim loại do cơ cấu chấp hành gây ra, không gây cản trở dầu trong quá trình làm việc dẫn tới không ảnh hưởng đến công suất bơm dầu, tạo được dầu sạch chuẩn bị cho quá trình tuần hoàn tiếp theo, không gây tắc nghẽn dầu vào công tác. Lượng dầu cung cấp cho bơm và thiết bị không phụ thuộc vào lọc.
Nhược : Chỉ lọc được bẩn khi dầu đi công tác về, không lọc được dầu khi mới đổ vào trong thùng, dầu mới có nhiều tạp chất cơ học khác trong quá trình sang thùng, không lọc được bẩn gây ra tại thùng chứa do quá trình sử dụng tạo nên cặn do thành phần dầu lão hóa gây nên, hay nguyên nhân do thùng. Hệ thống thủy lực hiện đại sử dụng dầu có chất lượng tốt các hạt nhỏ hơn 0,4mm , phần tử lọc thường được trang bị loc các hạt nhỏ hơn 0,01mm nên trong quá trình sửa chữa bảo dường thường không tránh khỏi bẩn , khi dầu đi vào bơm không qua lọc nên KHÔNG BẢO VỆ ĐƯỢC BƠM VÀ CƠ CẤU CHẤP HÀNH , lọc luôn trong tình trạng " phải lọc hết cặn bẩn mạt kim loại trong cơ cấu chấp hành sinh ra " nên nhanh phải thay lọc mới.
Phuơng án 2 : Lọc nhớt đặt trên đường vào trước bơm
Ưu điểm - Bảo vệ được bơm và cơ cấu chấp hành (các thiết bị), lọc được bẩn khi hoạt động, lượng bẩn phải lọc giảm xuống do 1 phần được tích lại đáy thùng nên tuổi thọ được kéo dài hơn so với các cách bố trí thứ 1. Có thể dùng ống đường vào bơm to hơn để giảm áp suất qua lọc làm tăng tuổi thọ cho lọc. Cặn bẩn trong quá trình làm việc bám vào lọc được rơi ra 1 phần khi tắt máy không hoạt động.
Nhược điểm : Tạo thất thoát hiệu suất bơm do phải hút qua lọc, lượng hiệu suất này có thể giảm tối thiểu bằng cách dùng ống to hơn kết hợp bộ lọc to hơn. Lượng dầu cung cấp cho bơm và cơ cấu chấp hành phụ thuộc vào lọc.
-HIỆN NAY ĐANG SỬ DỤNG PHƯƠNG ÁN NÀY !
Phương án 3 : Lọc đặt sau bơm trước cơ cấu chấp hành
Ưu điểm : Bảo vệ được cơ cấu chấp hành ( xi lanh, piston,..)
Nhược điểm : Không bảo vệ được bơm, tổn thất hiệu suất bơm lớn do đường ra phải có áp suất cao tới cơ cấu chấp hành nên không thay thế tiết diện ống được, gây tồn thọ cho bộ lọc do áp suất cao. Lượng dầu cung cấp cho cơ cấu chấp hành phụ thuộc vào lọc.
Phương án 4 : Thêm bơm
Ưu điểm : Không gây tổn thất hiệu suất cho bơm, lượng dầu cung cấp cho bơm và cơ cấu chấp hành ổn định.
Nhược điểm: Không bảo vệ được bơm và cơ cấu chấp hành ( thiết bị ) , phải thêm bơm nên tốn vật liệu cũng như công chế tạo bơm.
TÓM LẠI : QUAN TRỌNG NHẤT LÀ BẢO VỆ BƠM VÀ CƠ CẤU CHẤP HÀNH MÀ LỌC DẦU ĐƯỢC BỐ TRÍ 1 CÁCH HỢP LÝ VÀ TỐI ƯU NHẤT !
Thấy hay thì chủ toppic cho điểm em nhé !
 
D

dinhkt

Khách
1- Phương án lắp lọc Return flow filter (lắp lọc thủy lực trên đường dầu hồi về bể chứa)
+ Phương pháp này có ưu điểm là giảm được hệ số cản trên đường hút, được áp dụng trên các máy công trình đòi hỏi lưu lượng lớn và áp suất cao như cần cẩu, thiết bị nân hạ container....
+ Nhược điểm của phương pháp này là: dầu đổ vào bể chứa lần đầu phải sạch, không bị lẫn cặn bẩn, nếu có cặn sẽ đi trực tiếp vào các hệ thống thủy lực dễ gây hư hỏng. lọc lắp như hình là loại lọc có kích thước lỗ lọc được kim loại có kích thước khoảng 4 micophara.
2- Phương pháp lắp lọc Pump inlet filter ( lắp lọc trước của hút của bơm)
- Phương pháp này thường dụng cho các máy thủy lực làm việc với lưu lượng vừa, nhưng lọc lắp này thường là lọc có khe hở lớn khoảng 0.05-0.1 mm làm bằng kẽm chịu lực lớn.
- Ưu điểm của phương pháp này thì lọc được các cặn trong dầu ở dạng vừa theo kích thước lỗ lọc, nhưng những hạt có kích thước nhỏ hơn không lọc được. phương pháp này thường áp dụng cho máy không đòi hỏi về độ chình xác thủy lực cao.
3- phương pháp Pressure line filter ( lắp lọc trên đường cao áp)
- Phương pháp này áp dụng cho các cơ cấu chấp hành khác khe về điều kiện hoạt động, không cho các cặn lẫn tạp chất vào các hệ thống điều khiển và truyền động. lọc lắp cho cơ cấu này đòi hỏi chịu được áp lực cao. phương pháp này không bảo vệ được bơm thủy lực.
4- phương pháp By-pass flows fitering ( lắp lọc kiểu bỏ qua)
Phương pháp này thường ít dùng, dầu đi vào bơm ngoài cùng phía bên trái đề lọc sạch và đi vào lại bể chứa mà không đi làm việc. hệ thống thủy lực làm việc chính của bơm không đi vào lọc, điều này sẽ giảm được tổn thất áp suất và lưu lượng trên hệ thống thủy lực. tôi thấy trường hợp này áp dụng trên cần cuẩ GOTTWALD HMK 17E, 160 E.
Cuối cùng là mệt quá, phân tích không nổi nữa, chúc các bạn bổ sung.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên