Đèn báo áp suất bánh xe ô tô: 4 thông tin cần nắm rõ

trungtamVATC
Bình luận: 3Lượt xem: 382

trungtamVATC

Tài xế O-H
Khi đèn báo áp suất bánh xe ô tô hiện lên ở bảng taplo, bạn cần phải làm gì? Đây là một trong những lỗi thường xuyên xuất hiện trên xe ô tô đời mới, và là kỹ thuật viên ô tô, các bạn nên nắm rõ những thông tin cơ bản của chúng ngay dưới đây cùng trung tâm VATC.

Thông tin về hệ thống kiểm soát đèn báo áp suất bánh xe ô tô​

Hệ thống kiểm soát đèn báo áp suất bánh xe ô tô (TPMS) là một hệ thống điện có chức năng theo dõi áp suất không khí bên trong lốp ô tô và đưa ra cảnh báo bằng đèn khi áp suất lốp dưới 25% áp suất tiêu chuẩn. Hệ thống này được yêu cầu lắp đặt trên tất cả các xe ô tô mới bán ra tại Hoa Kỳ kể từ năm 2008.

Hệ thống kiểm soát đèn báo áp suất bánh xe ô tô có hai loại chính:

  • Hệ thống TPMS trực tiếp: Hệ thống này sử dụng cảm biến áp suất lốp được lắp đặt bên trong lốp xe để đo áp suất trực tiếp.
  • Hệ thống TPMS gián tiếp: Hệ thống này sử dụng cảm biến tốc độ bánh xe để tính toán áp suất lốp dựa trên tốc độ quay của bánh xe.
Đèn báo áp suất bánh xe chỉ cho người dùng biết được là bánh xe đang có áp suất thấp, chứ không chỉ rõ được sự cố đang xảy ra ở bánh xe nào. Vì vậy bạn cần kiểm tra kỹ càng bằng những công cụ đo kiểm chuyên dụng.


Đèn báo áp suất bánh xe ô tô vẫn xuất hiện hoặc xuất hiện trở lại trong 1 khoảng thời gian​

  • Khi chúng ta xử lý bằng cách bơm bánh xe và xóa đèn báo nhưng đèn báo TPMS vẫn xuất hiện hoặc xuất hiện trở lại trong 1 khoảng thời gian, thì có thể lỗi như sau:
  • Do cảm biến hoặc hệ thống tự chẩn đoán TPMS đang có vấn đề khiến TPMS hoạt động không đúng.
  • Đèn báo áp suất bánh xe cũng có thể sáng trở lại nếu không khí vẫn bị rò rỉ ở bánh được bơm. Bạn có thể kiểm tra sự rò rỉ không khí này bằng bọt xà phòng để xác định vị trí thủng.
Trong trường hợp lốp mới được thay thì có thể đèn báo nổi là do chưa cài đặt hệ thống TPMS sai cách. Ở mỗi cảm biến áp suất bánh xe sẽ có tín hiệu riêng, nếu bạn cài đặt sai thì hệ thống điều khiển sẽ thông báo lỗi (hiện tượng đủ áp suất nhưng vẫn báo lỗi).

Ở những trường hợp khác

Tiếp theo, cảm biến áp suất rất dễ hỏng. Trong khi tháo lắp, có thể bạn đã làm cho cảm biến áp suất bị hư hỏng. Hoặc các rung động và tác động từ mặt đường lên cảm biến, cũng có thể khiến vỏ của cảm biến TPMS rơi ra khỏi thân van

Pin của cảm biến cũng là vấn đề làm cho hệ thống nổi đèn báo lỗi nếu như pin yếu. Trên hầu hết các dòng xe hơi thì cảm biến phải thay thế khi hết pin. Thường tuổi thọ của pin lithium đạt được khoảng 5-7 năm. Cảm biến bị kích hoạt nhiều lần do tần suất đi lại cao, nên bạn cũng cần phải thay cảm biến khi thay lốp xe.

Trong trường hợp xe ô tô trang bị hệ thống TPMS gián tiếp và không có cảm biến, mà đèn báo lỗi vẫn sáng, thì lỗi có thể là do hư hỏng cảm biến tốc độ bánh xe, đồng thời có thể làm cho cả đèn ABS sáng. Nếu module điều khiển TPMS bị lỗi thì đèn báo lỗi vẫn sáng dù đã bơm hơi đủ và reset đèn xong.

 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên