Dấu hiệu nhận biết hư hỏng giảm xóc khi xế cưng “dở chứng”

MyS2Love
Bình luận: 0Lượt xem: 1,127

MyS2Love

Tài xế O-H
Giảm xóc ô tô là một trong những bộ phận thuộc hệ thống treo trên xe ô tô. Với nhiệm vụ giúp xe triệt tiêu, giảm chấn khi xe di chuyển qua các cung đường xấu, ổ gà nhằm đem lại sự thoải mái cho người ngồi trên xe ô tô.

Giảm xóc hay còn có tên quen thuộc khác phuộc nhún: là bộ phận quan trọng, có nhiệm vụ giảm rung chấn cho xe khi gặp ổ gà hoặc các đoạn đường xấu, qua đó đem lại sự thoải mái, êm ái khi vận hành. Thông thường, bộ giảm xóc ô tô sẽ yếu dần khi xe hoạt động được quãng đường từ 48.000- 64.000 km. Sau đây Cafeauto sẽ liệt kê những dấu hiệu nhận biết khi giảm xóc hư hỏng.

huhonggiamsoc.jpg


Giảm xóc phát ra tiếng kêu: trong quá trình vận hành, xe phát ra tiếng kêu "cót két", đó là dấu hiệu đầu tiên báo hiệu hệ thống giảm xóc có vấn đề. Có thể ống giảm xóc đã bị méo, lò xo bị gỉ, cọ xát vào ống bọc và thân xi-lanh.

huhonggiamsoc1.jpg

Đầu xe bị nhún mạnh khi phanh gấp: cần kiểm tra bộ giảm xóc ngay khi có hiện tượng này. Bộ giảm xóc bị hao mòn có thể là một nguyên nhân cần lưu ý. Đầu xe bị nhún khi phanh gấp hoặc lắc lư khi chuyển hướng có thể làm giảm khả năng kiểm soát tay lái, gây nguy hiểm cho tài xế, đặc biệt là trên đường trơn.

Chảy dầu giảm xóc: Ở cuối thân giảm xóc có gỉ dầu bám ướt hoặc khi xe chạy qua các ổ gà phát ra tiếng kêu lộc cộc và có cảm giác nảy. Đó là dấu hiệu giảm xóc trên xe đã hở phớt, chảy dầu ty trên các đường ống dầu thủy lực.

huhonggiamsoc2.jpg

Rung động: Khi cảm nhận thấy các rung động truyền đến tay lái một cách rõ rệt, hãy thận trọng khi lái xe ở tốc độ cao. Một bộ giảm xóc ô tô hoạt động tốt sẽ giữ cho bánh xe tiếp xúc tối ưu với mặt đường và không tạo ra các rung động như vậy. Hãy kiểm tra bộ giảm xóc để đảm bảo sửa chữa, thay mới càng sớm càng tốt.

Xe trượt và lệch hướng: Xe bị trượt và lệch hướng trên đường ngay cả khi đi trên đường bằng phẳng. Rất có thể đây là một dấu hiệu cảnh báo bộ giảm xóc trên ô tô đang gặp trục trặc.

Tay lái lệch: Khi xe chở đủ tải, xe bị xệ một bên kèm theo tay lái không cân bằng. Đó là biểu hiện xe có thể bị gãy một bên lò xo hoặc lò xo hai bên có độ cứng không đều nhau hay một cán pít-tông bị cong.

giamsochuhong.jpg


Xe lắc lư mạnh khi đi trên đường xấu: Vai trò của bộ giảm xóc là hấp thụ rung xóc, giúp xe vận hành êm ái. Nếu cảm giác xe lắc lư mạnh hơn bình thường như đi trên những đoạn đường xóc, nhiều ổ gà, nguyên nhân đầu tiên các bác nên nghĩ đến là có vấn đề xảy ra với bộ giảm xóc.

Lốp mòn không đều: Khi kiểm tra lốp xe, nếu nhận thấy các lốp mòn không đều, đồng nghĩa với khả năng bám đường không tốt thì cũng cần lưu ý đến bộ giảm xóc.

Khi thấy xế cưng có những dấu hiệu trên thì nhanh chóng thay bộ đệm mới để tránh được những nguy hiểm khi di chuyển. Ngoài ra, khi bạn lắp đệm giảm xóc được làm bằng chất liệu cao su thông thường, xế cưng của bạn sẽ không được bảo vệ toàn diện mà tuổi thọ của đệm cũng không kéo dài. Do đó nó sẽ khiến bạn mất thêm chi phí sửa chữa cũng như thay mới.

Cách kiểm tra giảm xóc trên ô tô

Công việc đầu tiên là bạn quan sát khung gầm và chui vào gầm xe có xuất hiện các vết lõm hay rò rỉ dầu không. Nếu hệ thống khung gầm (cụ thể hơn là bộ giảm xóc) xuất hiện âm thanh lạ thì hãy kiểm tra lại các chi tiết như: bu-lông, đệm cao su, lò xo, rô-tuyn…

Sau đó bạn thử xe và di chuyển với tốc độ 16km/h rồi đột ngột đạp hết hành trình bàn đạp phanh xem đầu xe có bị nhún mạnh so với bình thường hay không? Nếu xe nhún mạnh về phía trước khi đó khả năng cao giảm xóc trên xe của bạn đang gặp phải vấn đề cần cố gắng đưa xe tới các gara kiểm tra sớm.

Theo: Cafeauto
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên