Dầu động cơ ủi D31P-16

H
Bình luận: 6Lượt xem: 3,348

tranga

Tài xế O-H
Độ nhớt đóng vai trò quan trọng trong tính chất của một loại dầu động cơ. Nếu đánh giá theo độ nhớt của SAE, dầu có chữ "W" là loại đa cấp, dùng trong tất cả các mùa. Khi phân loại theo tính năng API, các ký tự sau chữ "S" hay "C" có thứ tự càng lớn trong bảng chữ cái càng tốt.

Thay dầu là một trong những thói quen cần có đối với hầu hết những người đi ôtô, xe máy. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều hiểu cặn kẽ về những tính năng, cũng như thông số ghi trên sản phẩm này. Điển hình như chữ “W” trong ký hiệu SEA 10W40 ghi trên các loại dầu nhớt thường được nghĩ là “Weight”, trong khi thực tế nó dùng để chỉ từ “Winter”.


Ký hiệu chỉ loại dầu nhờn "10W-30" của Castrol được bán ở Mỹ. Ảnh: Castrol.

Tác dụng và tính chất của dầu nhờn

Trong động cơ, dầu nhờn có nhiều tác dụng như giảm ma sát giữa hai bộ phận tiếp xúc trực tiếp với nhau, giải nhiệt làm mát, làm kín, chống ăn mòn. Tuy nhiên, tác dụng cơ bản nhất của nó vẫn là giảm ma sát nên độ nhớt là chỉ tiêu có ảnh hưởng quan trọng nhất đến chất lượng của một sản phẩm dầu nhờn thương mại.


Độ nhớt của dầu thay đổi theo nhiệt độ. Khi ở nhiệt độ cao, độ nhớt giảm và ngược lại. Dầu có độ nhớt thấp dễ di chuyển hơn so với dầu có độ nhớt cao. Ngoài ra, do trọng lượng của các phân tử cấu thành nên dầu nhờn có liên quan trực tiếp đến độ nhớt của nó nên người ta thường gọi thành dầu nặng hay dầu nhẹ. Dầu nhẹ dùng để chỉ loại có độ nhớt thấp, dầu nặng chỉ dầu có độ nhớt cao.


Trên thực tế, dầu nhẹ dễ bơm và luân chuyển qua động cơ nhanh hơn. Ngược lại, dầu nặng thường có độ nhớt cao, di chuyển chậm hơn nên có áp suất cao hơn nhưng lưu lượng dầu qua bơm lại thấp hơn.


Phân loại dầu nhờn theo độ nhớt

Ở phương pháp phân loại theo độ nhớt, các nhà sản xuất dầu nhớt thống nhất dùng cách phân loại của Hiệp hội kỹ sư ôtô Mỹ SAE (Society of Automotive Engineers). Các phân loại của SAE tùy thuộc vào sản phẩm dầu đó là đơn cấp hay đa cấp. Dầu đa cấp có độ nhớt thỏa mãn ở nhiều điều kiện nhiệt độ khác nhau còn dầu đơn cấp chỉ đáp ứng ở một nhiệt độ nào đó.


Hệ thống phân loại của SAE khá phức tạp, nó liên quan tới nhiều khái niệm khác nhau. Tuy nhiên, có thể chỉ ra những yếu tố chính. Đối với dầu đa cấp, sau chữ SAE là tiền tố như 5W, 10W hay 15W, 20W. Những số đứng trước chữ "W" dùng để chỉ khoảng nhiệt độ mà loại dầu động cơ đó có độ nhớt đủ để khởi động xe lúc lạnh. Để xác định nhiệt độ khởi động theo ký tự này, bạn chỉ cần lấy 30 trừ đi các số đó nhưng theo nhiệt độ âm. Ví dụ, dầu 10W sẽ khởi động tốt ở âm 20 độ C, dầu 15W khởi động tốt ở âm 150C .


Các loại dầu động cơ ở các nước hàn đới thường là loại 5W, 10W, 15W nhưng đa số các sản phẩm ở Việt Nam chỉ là loại 15W hay 20W. Mặc dù không có ý nghĩa quan trọng khi khởi động vì thời tiết ở Việt Nam thường không quá lạnh, nhưng để đạt được các yêu cầu khởi động lạnh, các nhà sản xuất phải thêm vào các chất phụ gia nên dầu có số càng nhỏ thì càng đắt. Loại 15W và 20W có mức giá trung bình nên được các hãng dầu nhờn nhập về hoặc sản xuất ở Việt Nam.


Đứng sau chữ "W" ở loại dầu đa cấp có thể là chữ 40, 50 hoặc 60. Đây là ký tự dùng để chỉ khoảng độ nhớt ở 100 độ C của các loại dầu nhờn. Thông thường, số càng to thì độ nhớt càng lớn và ngược lại. Ví dụ, với xe hoạt động không quá khắc nghiệt như động cơ ôtô chẳng hạn, chỉ số này ở khoảng 30, 40 hoặc 50 là đủ. Với những động cơ hoạt động ở vùng nhiệt độ cao, chỉ số này phải cao hơn, khoảng trên 60. Do sự thay đổi nhiệt độ nên tùy thuộc mùa mà người ta dùng loại 40 hoặc 50. Trong mùa đông, trời lạnh, nhiệt độ động cơ thấp nên chỉ cần dùng loại nhỏ như 30, 40. Ở mùa hè, nhiệt độ động cơ cao nên có thể dùng loại 50.


Do đặc tính của dầu đa cấp nên người ta thường gọi nó là "dầu bốn mùa". Khi có chữ "W", khách hàng có thể hiểu nó dùng được cho cả mùa đông và mùa hè.


Ngoài loại đa cấp, nhiều nhà sản xuất cho ra cả loại dầu đơn cấp và chỉ có ký hiệu như SAE 40, SEA 50. Loại dầu này thường được dùng cho các loại động cơ 2 kỳ, máy nông nghiệp, công nghiệp...


Phân loại dầu theo tính năng

Khi phân loại theo tiêu chuẩn này, các nhà sản xuất lại thống nhất phân theo tiêu chuẩn của Viện dầu mỏ Mỹ API (American Petroleum Institute).


API phân ra theo cấp S (Service) dùng để dành cho dầu đổ vào động cơ xăng và C (Commercial) cho các động cơ diesel. Hiện tại, với động cơ xăng, API phân ra nhiều loại với thứ tự tiến dần từ SA, SB, SC tới mới nhất là SM. Đối với động cơ diesel,API chia thànhCA, CD, CC tới CG, CH và CI. Càng về sau, chất lượng sản phẩm càng tốt do các nhà sản xuất phải thêm vào những chất phụ gia đặc biệt để thích nghi với những công nghệ động cơ mới.


Trên các sản phẩm dầu động cơ thương mại, các nhà sản xuất thường ghi đầy đủ 2 cách phân loại này. Tùy thuộc vào đặc điểm động cơ mà những hãng xe hơi khuyến cáo người tiêu dùng sử dụng loại dầu nào. Bạn có thể tự đánh giá hay lựa chọn cho mình, nhưng tốt hơn cả hãy hỏi ý kiến của các chuyên gia hay nhờ kỹ thuật viên của hãng tư vấn
 

tranga

Tài xế O-H
Dầu làm trơn và các đặc tính cơ bản


1. Dầu bôi trơn :– Dầu bôi trơn được chế tạo từ dầu mỏ có nhiệt độ sôi trên 3500, tỷ trọng từ 0,88 đến 0,95 (trung bình 0,93). – Dầu nhờn được hia làm 4 nhóm chính :+ Dầu nhờn dùng cho động cơ : động cơ máy bay, ôtô máy kéo…..+ Dầu nhờn truyền động : dầu hộp số, cầu xe…+ Dầu công nghiệp.+ Dầu đặc biệt : dầu tuabin, biến thế…– Dầu nhờn dược dùng theo mùa và theo từng loại động cơ.
2. Các đặc tính cơ bản :
a. Độ nhớt và sức bám dầu bôi trơn :– Độ nhớt : là phẩm chất quan trọng của dầu.+ Dầu có độ nhớt lớn thì đặc ,chảy khó.+ Dầu có độ nhớt loãng, chảy dễ.– Sức bám là khả năng dính bám của dầu vào các mặt chi tiết máy.+ Dầu có độ nhờn lớn, độ bám cao cản trở sự chuyển động của các chi tiết máy.+ Dầu có độ nhờn bé, độ bám thấp không bảo đảm việc bôi trơn tốt.Bởi vậy, việc lựa chọn loại dầu bôi trơn thích hợp cho từng bộ phận máy là quan trọng để tăng tuổi thọ của máy, đảm bảo động cơ làm việc bình thường.– Độ nhớt thay đổi theo nhiệt độ, nhiệt độ càng cao độ nhớt càng giảm.
b. Tính ổn định của dầu nhờn :– Dầu nhờn có tính ổn định tốt có nghĩa là chịu sự thay đổi của nhiệt độ, không khí và nước.
c. Tính ăn mòn :– Dầu nhờn không được lẫn tạp chất cơ học hoặc axít, bazơ hay nước lã. Các tạp chất này tăng sẽ làm kém phẩm chất của dầu nhờn và làm mòn nhanh các bề mặt tiếp xúc.

Xem thêm tại: http://www.oto-hui.com/threads/dau-lam-tron-va-cac-dac-tinh-co-ban.12286/

Về quảng cáo
 

tranga

Tài xế O-H
Dầu làm trơn và các đặc tính cơ bản


1. Dầu bôi trơn :– Dầu bôi trơn được chế tạo từ dầu mỏ có nhiệt độ sôi trên 3500, tỷ trọng từ 0,88 đến 0,95 (trung bình 0,93). – Dầu nhờn được hia làm 4 nhóm chính :+ Dầu nhờn dùng cho động cơ : động cơ máy bay, ôtô máy kéo…..+ Dầu nhờn truyền động : dầu hộp số, cầu xe…+ Dầu công nghiệp.+ Dầu đặc biệt : dầu tuabin, biến thế…– Dầu nhờn dược dùng theo mùa và theo từng loại động cơ.
2. Các đặc tính cơ bản :
a. Độ nhớt và sức bám dầu bôi trơn :– Độ nhớt : là phẩm chất quan trọng của dầu.+ Dầu có độ nhớt lớn thì đặc ,chảy khó.+ Dầu có độ nhớt loãng, chảy dễ.– Sức bám là khả năng dính bám của dầu vào các mặt chi tiết máy.+ Dầu có độ nhờn lớn, độ bám cao cản trở sự chuyển động của các chi tiết máy.+ Dầu có độ nhờn bé, độ bám thấp không bảo đảm việc bôi trơn tốt.Bởi vậy, việc lựa chọn loại dầu bôi trơn thích hợp cho từng bộ phận máy là quan trọng để tăng tuổi thọ của máy, đảm bảo động cơ làm việc bình thường.– Độ nhớt thay đổi theo nhiệt độ, nhiệt độ càng cao độ nhớt càng giảm.
b. Tính ổn định của dầu nhờn :– Dầu nhờn có tính ổn định tốt có nghĩa là chịu sự thay đổi của nhiệt độ, không khí và nước.
c. Tính ăn mòn :– Dầu nhờn không được lẫn tạp chất cơ học hoặc axít, bazơ hay nước lã. Các tạp chất này tăng sẽ làm kém phẩm chất của dầu nhờn và làm mòn nhanh các bề mặt tiếp xúc.

Xem thêm tại: http://www.oto-hui.com/threads/dau-lam-tron-va-cac-dac-tinh-co-ban.12286/

Về quảng cáo
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên